Khi bé yêu bước sang tháng thứ 6 cũng là lúc bé bắt đầu tập ăn dặm. Nếu mẹ chưa có kinh nghiệm trong việc cho bé ăn dặm thì sẽ gặp không ít áp lực. Vì thế, trong bài viết sau, Burine sẽ gợi ý cho mẹ thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân nhanh vừa tiện lợi, vừa đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Thực đơn ăn dặm cho bé mới bắt đầu cần được xây dựng một cách khoa học và hợp lý
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ cần bắt đầu ăn dặm khi được 6 tháng tuổi vì thời điểm này, sữa mẹ không còn cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng mà cơ thể cần trong một ngày. Đây là khoảng thời gian mà tốc độ phát triển của bé cao và nhu cầu dinh dưỡng cũng tăng theo.
Xem thêm: Thời gian ăn dặm cho bé 6 tháng
Thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm là khi bé được 6 tháng tuổi
Khi cho bé ăn dặm, mẹ cũng cần lưu ý là không cắt giảm hoàn toàn sữa mẹ trong giai đoạn này. Từ 6 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi, sữa mẹ chỉ cung cấp khoảng 60% nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, vì vậy, bé cần được ăn dặm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Từ 12 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi, sữa mẹ cung cấp khoảng 30% – 40% nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, vì thế, bé cũng cần bú mẹ để có đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân cần đa dạng và có đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng. Đặc biệt, công thức ăn dặm cho bé cần được bổ sung rau củ và trái cây nhiều màu sắc. Nếu bé không thích một loại thức ăn nào đó, mẹ không cần phải ép bé ăn mà hãy có khoảng thời gian nghỉ và giới thiệu lại cho bé.
Thực đơn ăn dặm cho bé phải đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng là bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất
Một số loại thực phẩm dùng trong thực đơn tập ăn dặm cho bé được chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng có thể kể đến như:
Không phải loại thực phẩm nào cũng tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng, mẹ không nên bổ sung các loại thực phẩm sau đây vào thực đơn:
– Mật ong: Trẻ dưới 1 tuổi không được sử dụng mật ong và sản phẩm chứa mật ong vì có nguy cơ ngộ độc.
– Muối và đường: Mẹ không cần phải nêm thêm muối và đường quá nhiều vào thức ăn của bé. Nếu nêm quá nhiều muối, thận của trẻ phải hoạt động một cách “quá tải”.
– Các loại hoa quả nhỏ có khả năng gây hóc, nghẹn. Mẹ nên sơ chế kỹ các loại hoa quả này để tránh nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.
Khi bé con nhà mình sẵn sàng cho việc ăn dặm, cũng chính là lúc bố mẹ bước vào một chặng đường mới không ít gian nan nhưng cũng vô cùng thú vị. Để đồng hành cùng bố mẹ, Burine sẽ cung cấp thực đơn tập ăn dặm cho bé tăng cân nhanh chóng, an toàn và giàu dinh dưỡng nhưng lại không tốn quá nhiều thời gian thực hiện.
Cháo cà rốt nghiền cho bé 6 tháng tuổi tăng cân nhanh chóng là một trong những sự lựa chọn hàng đầu. Cà rốt chứa nhiều chất xơ, vitamin A, C, giúp kháng viêm, sáng mắt, hỗ trợ cho sự hoạt động của hệ tiêu hóa. Cách chế biến món cháo này cũng khá đơn giản.
Cháo cà rốt nghiền là món ăn giúp tăng cân nhanh chóng là một trong những sự lựa chọn hàng đầu
Nguyên liệu:
Cách thực hiện:
Xem thêm: Các món cháo dinh dưỡng cho bé
Các món soup rau củ cho bé là lựa chọn được các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu thế giới khuyến nghị. Trong đó, súp sữa bí đỏ vô cùng giàu vitamin A, khoáng chất sắt và các axit hữu cơ có lợi cho sự phát triển thể chất và trí não của trẻ. Vì vậy, đây sẽ là gợi ý hàng đầu cho bố mẹ khi tìm kiếm thực đơn ăn dặm cho bé tăng cân nhanh.
Súp sữa bí đỏ là món ăn tăng cân vô cùng giàu vitamin A, khoáng chất sắt và các axit hữu cơ
Nguyên liệu:
Cách thực hiện:
Công thức này có vị thơm, ngọt đặc trưng của bí đỏ và hương vị quen thuộc của sữa mẹ nên bé sẽ dễ dàng tiếp nhận. Đây có thể sẽ là sự khởi đầu lý tưởng cho bé trong giai đoạn đầu mới tập ăn dặm.
Xem thêm: Bánh bí đỏ cho bé ăn dặm giúp tăng cân nhanh chóng
Rau chân vịt hay còn được gọi với những cái tên khác là rau bina, cải bó xôi, loại rau này có hàm lượng chất sắt, kali khá cao, đóng góp một phần không nhỏ trong việc tái tạo tế bào hồng cầu cũng như phát triển trí não của trẻ. Canxi và magie có trong rau chân vịt còn giúp xương, răng phát triển cứng cáp, khỏe mạnh.
Rau chân vịt hay còn được gọi với những cái tên khác là rau bina, cải bó xôi, loại rau này có hàm lượng chất sắt, kali khá cao
Nguyên liệu:
Cách thực hiện:
Hạt sen có chứa hàm lượng protein, magie, kali, phốt pho vô cùng dồi dào. Hạt sen cũng có tác dụng hỗ trợ bồi bổ, nâng cao sức khỏe, phù hợp cho những trẻ mới ốm dậy, lười ăn, lười bú sữa mẹ hay thường xuyên bị khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, nếu bé cưng nhà bạn đang gặp phải một trong những trường hợp trên thì hãy bổ sung thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân với hạt sen để hỗ trợ con cải thiện nhé!
Hạt sen có chứa hàm lượng protein, magie, kali, phốt pho vô cùng dồi dào
Nguyên liệu:
Cách thực hiện:
Khoai tây có hàm lượng tinh bột, chất xơ cao, cung cấp năng lượng dồi dào, giúp trẻ duy trì các hoạt động vui chơi mỗi ngày. Bên cạnh đó là protein, vitamin và khoáng chất, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển thể chất, trí não. Ngoài ra, trong khoai tây còn chứa các hợp chất chống oxy hóa như axit chlorogenic, catechin, lutein, glycoalkaloid,… giúp tăng sức đề kháng và bảo vệ trẻ khỏi các tác động từ môi trường bên ngoài. Súp khoai tây sữa thơm ngon, dễ ăn sẽ là một trải nghiệm đầu đời với đồ ăn thú vị của bé, bố mẹ không nên bỏ qua thực đơn tập ăn dặm cho bé này nhé!
Khoai tây có hàm lượng tinh bột, chất xơ cao, cung cấp năng lượng dồi dào, giúp trẻ duy trì các hoạt động vui chơi mỗi ngày
Nguyên liệu:
Cách thực hiện:
Khoai lang là một trong những loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và chất xơ. Việc bổ sung khoai lang vào thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng sẽ giúp nhuận tràng, hạn chế táo bón, bên cạnh đó còn cung cấp nhiều dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Cách thực hiện cũng khá đơn giản.
Khoai lang nghiền là một trong những thực đơn tập ăn dặm giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và chất xơ
Nguyên liệu:
Cách thực hiện:
Đầu Hà Lan chứa nhiều tinh bột, chất xơ, protein cùng một số vitamin thiết yếu cho cơ thể như vitamin A, C, K, thiamin, folate, niacin,… Bên cạnh đó cũng chứa không ít canxi, magie, phốt pho, kali, natri,… đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cấu trúc xương và tái tạo tế bào. Đây cũng sẽ là thực đơn ăn dặm cho trẻ tăng cân hàng đầu mà bố mẹ có thể lựa chọn.
Đậu Hà Lan là đồ ăn dặm chứa nhiều tinh bột, chất xơ, protein cùng một số vitamin thiết yếu cho cơ thể như vitamin A, C, K, thiamin, folate, niacin,…
Nguyên liệu:
Cách thực hiện:
Bơ trộn sữa mẹ là thực đơn tập ăn dặm cho trẻ vô cùng lý tưởng mà bố mẹ có thể lựa chọn. Hàm lượng vitamin K, C, B5, B6, E, folate, chất béo không bão hòa đơn, kali,… trong quả bơ chín khá dồi dào. Món ăn này có vị thơm quen thuộc của sữa và vị beo béo của bơ sẽ đem lại những trải nghiệm với món ăn cực hay ho và thú vị cho bé yêu trong giai đoạn tập ăn.
Hàm lượng vitamin K, C, B5, B6, E, folate, chất béo không bão hòa đơn, kali,… trong quả bơ chín khá dồi dào
Nguyên liệu:
Cách thực hiện:
Chuối trộn sữa mẹ có vị thơm, ngọt, chua nhẹ sẽ là khởi đầu tốt cho bé trong giai đoạn tập ăn dặm. Trong chuối có chứa làm lượng carbohydrate, chất xơ, vitamin và khoáng chất cao. Đặc biệt, chuối còn chứa dopamine – một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng trong não, hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp cân bằng tâm trạng, hạn chế trẻ quấy khóc, khó chịu không lý do.
Chuối trộn sữa mẹ – món ăn có vị thơm, ngọt, chua nhẹ sẽ là khởi đầu tốt cho bé trong giai đoạn tập ăn dặm
Nguyên liệu:
Cách thực hiện:
Ngoài ra, các mẹ có thể tham khảo thực đơn kiểu Nhật để đầy đủ dinh dưỡng và thêm phần phong phú cho bữa ăn dặm.
Tham khảo thêm: Các món ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi
Nếu mẹ quá bận rộn, không có thời gian chuẩn bị bữa ăn bổ dưỡng cho bé yêu thì những thực phẩm chế biến sẵn là lựa chọn hàng đầu. Nhiều bà mẹ vẫn còn e ngại về độ an toàn của thực phẩm chế biến sẵn nhưng trên thực tế, không có đánh giá hay khuyến cáo nào từ chuyên gia dinh dưỡng cho rằng thực phẩm chế biến sẵn không an toàn cho trẻ nhỏ.
Vì thế, mẹ hãy an tâm khi lựa chọn các loại thực phẩm chế biến sẵn cho bé nhé! Sau đây là một vài gợi ý món ăn dặm vừa tiện lợi vừa giàu dưỡng chất mà mẹ có thể thêm vào thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân.
Pudding Burine là thực phẩm dành cho bé từ 6 tháng tuổi, được sản xuất tại nhà máy ODW Frischprodukte GmBH, Đức. Đây là nhà máy nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất sữa, chế phẩm từ sữa và món tráng miệng hàng đầu tại châu Âu.
Pudding Burine là món ăn cân bằng đường, đạm, béo, tốt cho sự phát triển toàn diện của bé
Pudding Burine chứa tới 92% sữa nguyên chất, là thức ăn bổ dưỡng cho sức khỏe của trẻ, đặc biệt là trẻ biếng ăn, chậm tăng cân. Đây là món ăn phụ giàu dưỡng chất, trong đó thành phần cao nhất là chất béo và carbohydrate đem lại nguồn năng lượng cần thiết cho bé trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển.
Pudding Burine mềm mịn, hương vani thơm ngon là món ăn phụ yêu thích của nhiều trẻ nhỏ. Với thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi, pudding Burine cũng là lựa chọn hàng đầu của bà mẹ hiện đại đang tìm giải pháp ăn dặm cho con.
Cháo sữa cho bé Burine được sản xuất và nhập khẩu nguyên vỉ từ Đức. Sản phẩm được sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt, đạt tiêu chuẩn IFS (International Food Standard của châu Âu) cam kết an toàn cho sức khỏe của bé từ 6 tháng tuổi.
Cháo sữa là sự kết hợp giữa sữa và tinh bột nấu chín nên dễ ăn và dễ tiêu hóa đối với trẻ nhỏ. Với hàm lượng 90% sữa nguyên chất, cháo sữa Burine cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cơ thể tương đương với sữa công thức. Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi, một hũ cháo sữa cung cấp khoảng 12% nhu cầu calo mỗi ngày. Đối với trẻ trên 1 tuổi, hai hũ cháo sữa sẽ đáp ứng được 7% nhu cầu calo mỗi ngày.
Cháo sữa Burine chứa 90% hàm lượng sữa nguyên chất, mềm mịn và dễ tiêu hóa nên rất thích hợp cho bé mới bắt đầu ăn dặm
Cháo sữa Burine có hai hương vị cho mẹ lựa chọn là vani và bích quy. Cháo sữa vani có vị ngọt nhẹ, hương vani thơm mát, dễ ăn, phù hợp để thêm vào thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân. Đối với bé đã thích nghi được với thức ăn mới và thích hương vị đậm đà, cháo sữa Burine hương bánh bích quy là lựa chọn tuyệt vời cho bé.
Cháo sữa Burine là món ăn tăng cân tiện lợi, không cần bảo quản lạnh cũng như hâm nóng trước khi sử dụng nên mẹ có thể mang theo khi đi ra ngoài, đi du lịch, cắm trại,… Thiết kế nhỏ gọn nhưng cháo sữa lại đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển về thể chất và trí não của trẻ.
Khi bắt đầu ăn dặm, hệ tiêu hóa của trẻ cần thời gian để thích nghi với thức ăn, bé cũng cần học cách nhai, đảo và nuốt thức ăn. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong thời gian đầu tập ăn dặm, mỗi bữa ăn chỉ cần từ 2 đến 3 thìa nhỏ và ăn 2 bữa/ngày. Thời gian tập ăn dặm cho bé không được kéo dài quá 1 tuần, tốt nhất là trong 3 ngày. Sau đó, lượng thức ăn và độ đặc sẽ tăng dần theo thời gian và độ tuổi của bé.
Thực đơn tập ăn dặm tăng cân nên được chia thành nhiều bữa nhỏ để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ
Bên cạnh các bữa chính, mẹ cũng cần tăng cường các bữa phụ trong ngày cho bé. Bởi vì, bữa chính thì không thể cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết trong ngày. Mỗi ngày nên có ít nhất 2 bữa phụ cho trẻ và chiếm khoảng 5% – 10% năng lượng trong ngày.
Gợi ý bữa phụ cho bé với cháo sữa Burine và pudding Burine.
Để có thể xây dựng được thực đơn tốt nhất cho bé 6 tháng ăn dặm, các mẹ cầm lưu ý một số vấn đề sau đây.
Hiện nay, phương pháp ăn dặm được nhiều bà mẹ áp dụng khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ mới bắt đầu có thể kể đến như:
– Phương pháp ăn dặm truyền thống: Ban đầu, bé được ăn bột xay nhuyễn cùng với các loại thực phẩm khác. Đến khi mọc răng, thực đơn ăn dặm được chuyển dần sang cháo và cơm kèm thức ăn nhuyễn. Đây là phương pháp được sử dụng nhiều tại Việt Nam.
– Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật: Bé được ăn dặm với cháo loãng pha tỷ lệ 1:10 ngay khi vừa tập ăn dặm. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng được xây dựng theo phương pháp này bao gồm cháo loãng và các thức ăn có độ thô tăng dần theo thời gian.
– Phương pháp ăn dặm tự bé chỉ huy (Baby Led Weaning – BLW): Bé sẽ được tự quyết định cách ăn và lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Các món ăn được chế biến bằng cách hầm mềm và không xay nhuyễn. Khi ăn, bé sẽ chọn thức ăn mình thích bằng cách bốc và cầm nắm bằng tay.
Để có được thực đơn ăn dặm cho trẻ tăng cân hiệu quả, mẹ cần chế biến các món ăn dặm cho trẻ thật khoa học và hợp lý. Sau đây là một vài nguyên tắc “vàng” trong xây dựng thực đơn ăn dặm:
– Ăn từ ngọt đến mặn: Khi mới bắt đầu tập ăn dặm, mẹ nên chọn các loại thức ăn có vị ngọt thanh, gần giống với sữa mẹ để bé có thể làm quen dần với thức ăn. Mẹ không nên nêm muối vào thức ăn của bé vì ăn quá mặn sẽ ảnh hưởng xấu đến thận của bé.
– Ăn từ ít đến nhiều: Dạ dày của bé vẫn chưa phát triển đủ để tiêu hóa lượng lớn thức ăn. Vì vậy, khi mới bắt đầu tập ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn lượng ít thức ăn và tăng dần theo độ tuổi.
– Ăn từ loãng đến đặc: Vì nguồn dinh dưỡng chủ yếu trước khi ăn dặm là sữa mẹ nên các món ăn dặm đầu tiên nên được chế biến loãng và tăng dần độ đậm đặc.
– Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng: Thực đơn ăn dặm cho bé dưới 6 tháng nên được xây dựng với đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng. Vì trong độ tuổi ăn dặm, tốc độ tăng trưởng và phát triển của bé rất cao nên cần được đáp ứng đủ nguồn dưỡng chất cần thiết.
– Khẩu phần ăn đa dạng: Mẹ nên chuẩn bị đa dạng thực phẩm, không lặp lại món ăn thường xuyên. Điều này giúp bé cảm thấy ngon miệng và không dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ.
Xem thêm: Cách tính khẩu phần ăn cho trẻ mầm non
Phản ứng của bé trong và sau khi ăn là rất quan trọng, nên mẹ cần quan sát kỹ lưỡng. Nếu bé cảm thấy vui vẻ và hứng thú với bữa ăn thì mẹ nên cho bé tiếp tục ăn. Ngược lại, nếu bé cáu gắt và phản kháng khi ăn thì mẹ nên tạm dừng việc cho bé ăn dặm và tìm hiểu nguyên nhân. Đặc biệt, mẹ không nên ép bé ăn khi có tình trạng phản kháng xảy ra. Mẹ càng ép bé ăn thì tình trạng bé biếng ăn sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.
Để có một giai đoạn ăn dặm hiệu quả, không áp lực, mẹ nên tránh những điều sau đây.
Tập ăn dặm cho bé trước 6 tháng tuổi có thể gặp các bệnh về đường tiêu hóa. Vì lúc này, hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển đủ để tiêu hóa thức ăn có cấu tạo phức tạp hơn sữa mẹ. Nếu mẹ tập cho bé ăn dặm quá sớm, hệ tiêu hóa của bé sẽ bị ảnh hưởng xấu cũng như dẫn đến tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng,…
Không nên cho bé ăn dặm quá sớm hoặc quá trễ
Bên cạnh đó, cho bé ăn dặm quá trễ, sau 9 tháng tuổi cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng ăn uống của trẻ. Khi ăn dặm quá trễ, nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của bé không đảm bảo, dẫn đến thiếu hụt các nguồn dưỡng chất và năng lượng cần thiết cho sự phát triển về thể chất và trí tuệ. Một số trẻ được tập ăn dặm quá trễ sẽ gặp tình trạng kén ăn và khó nhai, nuốt thức ăn.
Các mẹ thường nghĩ rằng nêm nếm gia vị vào thức ăn giúp trẻ cảm thấy ngon miệng hơn. Tuy nhiên, lượng muối và đường trong rau củ, thịt, cá đã đủ cho cơ thể của bé. Nếu sử dụng đường quá nhiều trong thức ăn của trẻ thì sẽ gây ra tình trạng sâu răng và béo phì. Mặt khác, thận của trẻ lúc này chưa phát triển hoàn thiện, nếu nêm muối vào thức ăn quá nhiều thì sẽ dẫn đến sự quá tải hoạt động của thận. Do đó, mẹ cần xem xét và hạn chế việc nêm nếm quá nhiều đường hoặc muối vào thức ăn cho trẻ ăn dặm. Trẻ trước 1 tuổi không nên nêm nếm gia vị vào bữa ăn của bé.
Nhiều mẹ sợ rằng chất béo sẽ làm trẻ bị béo phì nên thường rất thận trọng trong việc đưa chất béo vào thực đơn ăn dặm. Tuy nhiên, chất béo đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển tế bào não và hệ thần kinh. Khi trẻ dần thích nghi với việc ăn dặm, mẹ nên bổ sung chất béo như dầu gấc, dầu olive, dầu đậu nành,… vào thực đơn ăn dặm. Lượng chất béo lúc mới tập ăn dặm chiếm khoảng 5ml – 10ml/bữa ăn và tăng dần theo thời gian.
Nhiều mẹ cho rằng cho bé ăn nhiều đạm mới đảm bảo được nguồn năng lượng cần thiết cho bé trong ngày. Tuy vậy, ăn nhiều đạm không chỉ dẫn đến rối loạn tiêu hóa mà còn gây ra chứng biếng ăn và táo bón ở trẻ. Gan và thận cũng sẽ bị ảnh hưởng nhiều do trong quá trình tiêu hóa, chất đạm sẽ tạo ra nhiều chất trung gian khiến gan và thận phải hoạt động nhiều hơn bình thường.
Mẹ nên cân bằng đạm động vật và đạm thực vật trong thực đơn tập ăn dặm cho bé một cách hài hòa để giúp bé phát triển khỏe mạnh.
Nhiều bà mẹ có tâm lý lo lắng khi trẻ không chịu ăn hoặc ăn quá ít nên tìm mọi cách để bé có thể ăn. Những cách thường thấy là: dẫn trẻ đi rong, cho trẻ xem tivi, điện thoại,…
Tuy nhiên, mẹ nên cho trẻ ngồi ăn ngay ngắn và tập trung vào việc ăn uống. Cho trẻ đi rong hay xem tivi sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tập ăn của trẻ cũng như là tạo cho trẻ thói quen xấu khi ăn.
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân phải được xây dựng một cách khoa học và hợp lý thì trẻ mới có thể phát triển toàn diện về mặt thể chất và trí tuệ. Hy vọng qua bài viết này, thực đơn ăn dặm không còn là nỗi lo của mẹ nữa! Nếu mẹ muốn tìm một giải pháp ăn dặm vừa tiện vừa đủ chất dinh dưỡng thì đừng bỏ qua pudding và cháo sữa Burine nhé!
23/05/2024
Bé biếng ăn là một trong những vấn đề dinh dưỡng mà ba mẹ thường gặp phải và lo lắng. Để khắc phục tình trạng này, các bậc phụ huynh cần nắm rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp. Burine sẽ chia sẻ thực đơn cho bé 10 tháng biếng ăn trong bài viết dưới đây. Tổng quan về nhu cầu dinh dưỡng của bé 10 tháng tuổi...
Xem thêm...23/05/2024
Ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng là một trong những phương pháp chăm sóc bé được các bậc phụ huynh quan tâm và ưa chuộng. Hãy cùng Burine khám phá cách xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6-7 tháng tuổi trong bài viết dưới đây. Trong giai đoạn 6 tháng tuổi, việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé...
Xem thêm...12/04/2024
Mùa hè nóng bức, bé bị nóng trong người gây nổi mẩn đỏ và cảm giác ngứa ngáy là nỗi lo lớn của ba mẹ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích và những biện pháp giúp mẹ cải thiện tình trạng này trong mùa nắng nóng. Nguyên nhân khiến trẻ bị nóng trong người – Ăn ít chất xơ hoặc uống quá...
Xem thêm...