Cách nấu đậu lăng đỏ cho bé ăn dặm đơn giản, đảm bảo dinh dưỡng

15/07/2022

Cháo là một món ăn dễ nấu và bổ dưỡng mà bất cứ bố mẹ nào cũng phải học nấu, nhất là đối với những ai có con đang trong giai đoạn ăn dặm. Trong bài viết này, Burine sẽ gửi đến bố mẹ cách nấu đậu lăng đỏ cho bé ăn dặm sao cho vừa thơm ngon, bổ dưỡng, đẹp mắt mà công thức lại vô cùng đơn giản.

Giá trị dinh dưỡng của đậu lăng đỏ đối với sự phát triển của bé

Đậu lăng là gì?

Đậu lăng (hay thiết đậu) là một loài thực vật họ đậu, có hoa, đã xuất hiện từ rất lâu trên Trái Đất và trở thành một trong những nguồn thức ăn của con người thời kỳ Đồ đá.

Cây đậu lăng thường mọc thành bụi rậm rạp, cao khoảng 40cm. Mỗi quả đậu thường chứa 2 hạt bên trong và các hạt đậu có hình thấu kính. Đậu lăng được chia thành nhiều loại dựa vào màu sắc như đậu lăng xanh, đỏ, vàng, nâu và đậu lăng Puy, đậu lăng Beluga. Trong bài viết sau đây, Burine sẽ thông tin đến bố mẹ về cách nấu đậu lăng đỏ cho bé ăn dặm.

hat-dau-lang-do

Hạt đậu lăng đỏ

*** Thông tin dinh dưỡng khác: Bé cần ăn và uống gì để tăng sức đề kháng?

Giá trị dinh dưỡng của đậu lăng

Dinh dưỡng của đậu lăng sẽ có sự chênh lệch tùy vào từng loại. Tuy nhiên, nhìn chung thì trong 198g đậu lăng nấu chín sẽ bao gồm những thành phần và công dụng như sau:

  • Carbs: Chiếm gần 39,9, giúp mang lại nguồn năng lượng cho những hoạt động của bé. Carbs trong đậu lăng chủ yếu có được nhờ thành phần dinh dưỡng giàu chất tinh bột, do đó, đậu lăng còn giúp bé no bụng nên có thể được sử dụng thay cho cơm, gạo.
  • Protein: Chiếm 17,9g trong 198g hạt đậu chín, là chất dinh dưỡng có tỷ lệ cao thứ 2. Do đó, có thể xem đậu lăng là một món ăn có thể thay thế thịt, cá,… để cung cấp đạm cho bé. Đây cũng là một nguồn cung cấp chất sắt giúp bổ máu.
  • Chất béo: Chiếm 0,8g trong chén đậu, tương đối ít. Ngoài ra, lượng chất béo này còn là chất béo tốt, giúp điều hòa nhịp tim và huyết áp.
  • Chất xơ: Chiếm 15,6g, đứng thứ 3 trong tỷ lệ những chất dinh dưỡng có trong hạt đậu. Nguồn chất xơ dồi dào trong đậu lăng sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh, tránh tình trạng táo bón ở trẻ. Ngoài ra, chất xơ còn giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa bệnh đái tháo đường.
  • Ngoài ra còn có các khoáng chất như sắt, magie, folate, kẽm, kali, đồng, mangan,… giúp tăng cường sức khỏe cho bé, bổ máu, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.

Bên cạnh những chất dinh dưỡng chính và quan trọng nêu trên thì trong đậu lăng còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho bé như thiamine, niacin, vitamin B6, acid pantothenic,… 

gia-tri-dinh-duong-trong-dau-lang

Những chất dinh dưỡng có trong đậu lăng – Cách nấu đậu lăng đỏ cho bé ăn dặm

Bé mấy tuổi được ăn đậu lăng?

Thông thường, khi bé được 2 tuổi là đã có thể ăn dặm với đậu lăng. Tuy nhiên, do lúc này hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn rất non yếu, cần món ăn mịn, lỏng nên cháo đậu lăng sẽ phù hợp cho bé nhất khi con được 8 tháng – 1 tuổi.

Cách nấu đậu lăng đỏ cho bé ăn dặm

Công thức nấu cháo đậu lăng đỏ ức gà

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 50g thịt ức gà;
  • 70g đậu lăng đỏ;
  • 30g cà rốt;
  • 2 Nhánh cần tây;
  • Dầu oliu và gia vị.

Cách nấu đậu lăng cho bé ăn dặm với ức gà:

  • Sơ chế nguyên liệu: Ngâm đậu lăng đỏ trong 6 – 8 tiếng, thịt gà rửa sạch và cắt hạt lựu, cần tây cắt ngắn vừa ăn, cà rốt cắt hạt lựu.
  • Chế biến cháo đậu lăng: Xào cần tây với dầu oliu trong 5 phút, sau đó cho thêm cà rốt, thịt gà và đậu lăng vào hầm chung trong 25 phút đến khi chín mềm. Vớt bọt, sau đó có thể nêm nếm một chút gia vị rồi tắt bếp, múc ra chén cho con.

>> Lưu ý: Bố mẹ có thể xay nhuyễn hoặc để nguyên nếu con đang tập ăn thô.

>> Tìm hiểu thêm cháo sữa Burine – Bữa ăn dặm mềm, mịn, phù hợp cho bé từ 6 tháng.

chao-dau-lang-do-uc-ga

Cháo đậu lăng đỏ nấu ức gà thơm, ngon cho bé ăn ngoan, khỏe mạnh

Cách nấu cháo đậu lăng cho bé ăn dặm với thịt heo

Nguyên liệu bao gồm:

  • 50g thịt heo băm;
  • 20g rau cải thìa;
  • 70g đậu lăng đỏ;
  • Ngò rí;
  • Dầu ăn và gia vị.

Các bước để nấu cháo như sau:

  • Ngâm đậu lăng đỏ qua đêm, sau đó cho vào nồi nấu nhừ thành cháo.
  • Ướp thịt heo với một chút muối và hạt nêm.
  • Cắt cải thìa thật nhỏ, vừa ăn cho bé.
  • Khi cháo đã chín thì cho cải thìa và thịt heo vào nấu cùng.

>> Lưu ý: Bố mẹ nên cho một ít nước lọc vào chén thịt heo và khuấy đều trước khi cho vào nồi cháo để thịt không bị vón cục.

  • Đun hỗn hợp cháo trong 10 phút, sau đó tắt bếp, cho thêm 1 muỗng canh dầu ăn.
  • Múc cháo ra chén, rải thêm một chút ngò rí lên trên là đã hoàn thành món cháo cho bé.

chao-dau-lang-do-thit-heo-bam

Cháo đậu lăng thịt heo – Cách nấu đậu lăng đỏ cho bé ăn dặm với thịt heo bổ dưỡng

Công thức cháo đậu lăng đỏ cho bé nấu với khoai tây

Bố mẹ cần chuẩn bị các nguyên liệu như sau:

  • Nửa củ khoai tây;
  • 1/4 Quả cà chua;
  • 50g đậu lăng;
  • Hành tây, tỏi, phô mai, hạt chia;
  • Bơ và gia vị.

Vì đây là một món cháo nghiền nên bố mẹ cũng có thể chuẩn bị thêm bánh mì sandwich để bé ăn kèm.

Cách nấu đậu lăng đỏ cho bé ăn dặm với khoai tây:

  • Sơ chế nguyên liệu: Ngâm đậu lăng qua đêm; cà chua, khoai tây và hành tây thì rửa sạch và cắt nhỏ.
  • Làm nóng chảo với một ít bơ, sau đó cho tỏi, hành tây và cà chua vào xào cho đến khi chín, thơm.
  • Thêm 1 chén nước vào nồi, sau đó cho đậu lăng và khoai tây vào ninh nhừ, có thể thêm nửa muỗng cà phê muối cho món cháo đậm đà.
  • Sau khi cháo đã chín thì đổ hỗn hợp vào máy xay sinh tố rồi xay đến khi mịn.
  • Cho phần cháo trở lại nồi, nêm nếm gia vị và nấu đến khi sôi trở lại, sau đó cho thêm 1 viên phô mai vào và khuấy đều.
  • Múc cháo ra chén, bố mẹ có thể cho con ăn như một món ăn chính hoặc dùng với bánh mì, nui, pasta,…

chao-dau-lang-do-khoai-tay-nghien

Cháo đậu lăng nấu khoai tây nghiền mịn cho bé ăn dặm hoặc chấm bánh mì

>> Xem thêm: Top 4 cách nấu cháo đậu đen cho bé ăn dặm.

Những điều cần lưu ý khi chế biến đậu lăng đỏ cho bé ăn dặm

Ngoài việc tìm hiểu cách nấu đậu lăng đỏ cho bé ăn dặm, bố mẹ cũng phải lưu ý đến những vấn đề sau đây:

>> Tìm hiểu thêm về thời gian tiêu hóa thức ăn ở trẻ.

  • Khi lần đầu cho con ăn đậu lăng, nên tập cho bé ăn với một lượng nhỏ trước để xem con có dấu hiệu bị dị ứng với loại thực phẩm này hay không.
  • Nên kết hợp đậu lăng với một số loại rau, củ khác để hạn chế tình trạng con bị khó tiêu.
  • Đậu lăng đỏ có vị thơm, hấp dẫn và dễ chín mềm hơn so với các loại đậu lăng khác.
  • Khi mua đậu lăng thì nên chọn những hạt to, không lép, màu đỏ đẹp và đã tách vỏ để thuận tiện hơn khi nấu.
  • Nếu bé chỉ vừa bắt đầu tập ăn dặm thì bố mẹ nên xay nhuyễn đậu lăng hoàn toàn. Nếu bé đang tập ăn thô thì bố mẹ có thể để nguyên hạt đậu lăng đã nấu mềm để con yêu tập nhai.
  • Đậu lăng sau khi đã được nấu chín thì chỉ nên bảo quản trong tủ lạnh tối đa 5 ngày để đảm bảo chất dinh dưỡng.

nên-nghien-min-chao-dau-lang-cho-be-moi-tap-an-dam

Bé còn nhỏ, chỉ vừa tập ăn dặm thì bố mẹ nên xay mịn đậu lăng cho con ăn

Tóm lại, cháo đậu lăng là một món ăn dinh dưỡng, giúp cung cấp đầy đủ những nhóm chất cần thiết cho con yêu. Vì vậy, Burine muốn gửi đến các bố mẹ 3 cách nấu đậu lăng đỏ cho bé ăn dặm vô cùng đơn giản và dinh dưỡng qua bài viết trên. Mong rằng bố mẹ sẽ thành công trong việc chinh phục khẩu vị của con yêu trong mỗi ăn bữa ăn. Ngoài ra, đừng quên cho bé uống trà cốm Burine sau mỗi bữa ăn để cung cấp lượng nước cần thiết và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa nhé!

Bài Viết Liên Quan

21/10/2024

Việc bé bú ti mẹ song song với bú bình là một lựa chọn phổ biến mà nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng để linh hoạt hơn trong quá trình chăm sóc con. Đây là cách giúp bé vẫn nhận được dinh dưỡng từ sữa mẹ nhưng mẹ cũng có thêm thời gian cho công việc và những hoạt động cá nhân. Tuy nhiên, việc áp dụng thành công phương...

Xem thêm...

23/05/2024

Bé biếng ăn là một trong những vấn đề dinh dưỡng mà ba mẹ thường gặp phải và lo lắng. Để khắc phục tình trạng này, các bậc phụ huynh cần nắm rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp. Burine sẽ chia sẻ thực đơn cho bé 10 tháng biếng ăn trong bài viết dưới đây. Tổng quan về nhu cầu dinh dưỡng của bé 10 tháng tuổi...

Xem thêm...

23/05/2024

Ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng là một trong những phương pháp chăm sóc bé được các bậc phụ huynh quan tâm và ưa chuộng. Hãy cùng Burine khám phá cách xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6-7 tháng tuổi trong bài viết dưới đây. Trong giai đoạn 6 tháng tuổi, việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé...

Xem thêm...