Bé 6 tháng ăn dặm được những gì? Thực đơn ăn dặm cho bé

10/06/2022

Khi bé bước vào độ tuổi ăn dặm, rất nhiều mẹ cảm thấy lúng túng, không biết bé 6 tháng ăn dặm được những gì, cách cho bé ăn dặm như thế nào là đúng, cần xây dựng thực đơn ra sao để bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Hãy cùng Burine tìm hiểu những thông tin này thông qua bài viết dưới đây nhé! 

Vì sao bé cần ăn dặm vào tháng thứ 6?

Cho trẻ ăn dặm quá sớm hay quá muộn sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển, cũng như gia tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng ở trẻ. Vậy, khi nào thì mẹ có thể cho bé ăn dặm? Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ nên bắt đầu tập cho bé ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi.

Mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi

Mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi

Lúc này, bé cần tăng trọng lượng gấp đôi so với khi mới sinh thì mới đảm bảo mốc phát triển bình thường. Tuy nhiên, nếu chỉ cho bé uống sữa thì không thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng. Mẹ cần cho bé ăn thêm các thực phẩm khác để cung cấp thêm nhiều loại vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, 6 tháng tuổi cũng là lúc mà hệ tiêu hóa của bé đã dần hoàn thiện, có thể hấp thu những thức ăn thô, đặc hơn sữa mẹ. Ngoài ra, việc ăn dặm còn giúp bé luyện được kỹ năng nhai, nuốt và giúp cơ thể cứng cáp hơn. Đó là lý do mà mẹ nên bắt đầu tập cho bé ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi.

Vậy làm sao để mẹ biết là bé đã sẵn sàng ăn dặm? Bé 6 tháng ăn dặm được những gì? Cần lưu ý gì khi cho bé ăn dặm hay không? Nội dung dưới đây của bài viết sẽ giúp mẹ giải đáp những thắc mắc này. 

Dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm

Mặc dù, 6 tháng là độ tuổi mà mẹ nên cho bé bắt đầu ăn dặm. Nhưng làm sao để mẹ nhận biết được rằng bé đã sẵn sàng cho giai đoạn mới này? Sau đây là những dấu hiệu cho thấy đây là thời điểm thích hợp để cho bé ăn dặm:

 – Bé có thể tự ngồi dậy, duy trì tư thế ngồi cân bằng, kiểm soát đầu tốt mà không cần sự giúp đỡ từ người lớn.

 – Bé không còn từ chối thức ăn mỗi khi mẹ đút nữa mà có thái độ hợp tác, chịu ăn.

 – Bé có phản xạ tự dùng tay để cho thức ăn vào miệng, ngậm và nhai thức ăn.

 – Bé tỏ ra thích thú mỗi khi được tham gia vào bữa cơm của gia đình.

 – Bé thích cắn, gặm các đồ vật đang cầm trong tay.

Bé thích dùng tay để bóc và cho thức ăn vào miệng là một trong những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm

Bé thích dùng tay để bốc và cho thức ăn vào miệng là một trong những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm

*** Giải đáp thắc mắc: Trà ăn dặm liệu có thật sự tốt?

Nguyên tắc cho bé 6 tháng ăn dặm

Đối với những bé 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé vẫn còn non yếu, chưa thể tiêu hóa những thức ăn đặc. Vì vậy, mẹ chỉ nên cho bé ăn các thức ăn đã được xay hay nghiền nhuyễn để bé dễ nuốt, dễ tiêu hóa. Trong những ngày đầu tiên, mẹ nên cho bé ăn bột gạo đã được nghiền mịn, pha loãng. Khi khả năng tiếp nhận thức ăn của bé tốt hơn, mẹ có thể tăng dần độ thô, đặc của cháo lên. Đến khi bé đã quen với việc ăn cháo trắng, mẹ có thể kết hợp với các loại rau, củ để tăng hương vị cho món ăn, bổ sung thêm nhiều dưỡng chất, cũng như giúp bé đỡ ngán. Dần dần, mẹ có thể thêm thịt nạc lợn, thịt nạc gà, thịt cá trắng,… vào thực đơn ăn dặm của bé. 

Thức ăn cho bé 6 tháng phải được xay hay nghiền thật nhuyễn

Thức ăn cho bé 6 tháng phải được xay hay nghiền thật nhuyễn

Mỗi lần thay đổi thành phần của cháo, mẹ chỉ cho bé làm quen với từng loại thực phẩm riêng lẻ, ăn từng một ít để cảm nhận mùi vị, kiểm tra xem bé có bị dị ứng không, sau đó mới tăng dần lên. Mẹ cũng cần lưu ý là không nêm thêm bất cứ gia vị nào vào món ăn của bé 6 tháng. Thay vào đó, mẹ hãy tận dụng vị ngọt, mặn tự nhiên của nguyên liệu.

Bé 6 tháng ăn được những thực phẩm gì?

Hơn ¾ tổng lượng thức ăn mỗi ngày của bé 6 tháng tuổi là vẫn là sữa, còn lại là các món ăn dặm để bổ sung thêm chất dinh dưỡng. Mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng mẹ cũng cần lưu ý phải cung cấp đủ chất dinh dưỡng để bé có thể phát triển một cách toàn diện về cả thể chất và trí tuệ. Vậy cụ thể, bé 6 tháng ăn dặm được những gì? Có 4 nhóm dưỡng chất mà mẹ cần bổ sung vào cháo ăn dặm của bé, đó là nhóm đường bột, nhóm đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất.

Với các thực phẩm giàu dinh dưỡng, bé 6 tháng ăn dặm được những gì?

Với các thực phẩm giàu dinh dưỡng, bé 6 tháng ăn dặm được những gì?

Ngoài ra, mẹ cũng nên lựa chọn các thực phẩm có chứa chất xơ, góp phần hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh.

Nhóm thứ nhất – nhóm đường bột

Gạo, yến mạch, ngô, khoai,… là những thực phẩm thuộc nhóm đường bột rất cần thiết đối với bé trong giai đoạn ăn dặm. Những thực phẩm này cung cấp từ 50 – 60% nhu cầu năng lượng của bé. Khi bé mới bắt đầu tập ăn dặm, mẹ có thể cho bé ăn bột gạo, cháo nấu loãng.

Nhóm thứ hai – nhóm đạm

Với các thực phẩm thuộc nhóm đạm, bé 6 tháng ăn dặm được những gì? Nhóm thực phẩm giàu đạm mà mẹ có thể cho bé 6 tháng ăn dặm là thịt nạc lợn, thịt cá trắng, trứng gà, các loại hạt,… Nhóm thực phẩm này sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, cung cấp năng lượng, giúp bé phát triển về cả thể chất và trí não.

>> Xem thêm bài viết “Top 10 các loại hạt cho bé ăn dặm giàu dinh dưỡng”.

Nhóm thứ ba – nhóm chất béo

Với các bé trong độ tuổi này, mẹ chỉ cần cho thêm vào cháo hoặc bột ăn dặm của bé 1 thìa cafe dầu ăn dành cho bé, giúp tăng hương vị, đồng thời hỗ trợ bé tăng cân, phát triển não bộ và hệ thần kinh. Ngoài ra, trong thịt, tôm, trứng gà cũng có chứa chất béo.

Nhóm thứ tư – nhóm vitamin và khoáng chất

Rau, củ, quả là những thực phẩm rất giàu vitamin và khoáng chất. Mẹ có thể bổ sung vào cháo ăn dặm, bữa phụ hay bữa tráng miệng của bé các loại rau, củ, quả như rau cải, bông cải xanh, bí ngô, cà rốt, táo, đu đủ chín, lê, chuối,… để bổ sung thêm vitamin và chất khoáng cho bé. Ngoài ra, các thực phẩm này cũng rất giàu chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

Thực đơn bé 6 tháng ăn dặm được những gì?

“Bé 6 tháng ăn dặm được những gì?” là vấn đề được rất nhiều mẹ quan tâm khi xây dựng thực đơn cho bé. Bởi, thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi phải đa dạng, cung cấp đủ dưỡng chất và phù hợp với thể trạng của bé. Dưới đây là 3 phương pháp xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé được nhiều mẹ Việt áp dụng. Cùng Burine tìm hiểu ngay nhé!

Thực đơn cho bé 6 tháng ăn dặm kiểu truyền thống

Xây dựng thực đơn ăn dặm theo kiểu truyền thống là phương pháp đã có từ rất lâu. Với phương pháp này, mẹ chế biến các loại thực phẩm như rau, củ, thịt, cá và trộn chung với đồ ăn chính, có thể cháo trắng, rau, củ nghiền,… để tạo thành các món ăn có hương vị khác nhau. Đối với cháo cho bé 6 tháng, mẹ cần xay hoặc nghiền mịn tất cả các nguyên liệu để bé có thể tiêu hóa và dễ dàng thích nghi với việc ăn dặm.

Chế biến món ăn dặm cho bé theo kiểu truyền thống rất nhanh chóng và tiện lợi

Chế biến món ăn dặm cho bé theo kiểu truyền thống rất nhanh chóng và tiện lợi

Một số món ăn mà mẹ có thể bổ sung vào thực đơn của bé là: cháo trắng nấu với cà rốt, súp khoai tây sữa, bơ trộn sữa, cháo mịn bắp cải, đậu xanh, cháo bí đỏ, cải xoăn,…

Thực đơn cho bé 6 tháng ăn dặm kiểu Nhật

Cho bé ăn dặm theo kiểu Nhật là phương pháp được rất nhiều mẹ quan tâm và áp dụng. Với phương pháp này, bé không chỉ được ăn ngon, tiêu hóa tốt mà còn có thể tập được thói quen tự lập ngay từ nhỏ.

Cho bé ăn dặm theo kiểu Nhật

Cho bé ăn dặm theo kiểu Nhật

Xây dựng thực đơn kiểu Nhật khá giống với xây dựng thực đơn theo kiểu truyền thống về cách chế biến, dạng thức ăn (được xay, nghiền mịn). Tuy nhiên, phương pháp này có một vài điểm khác biệt như: giữ nguyên mùi vị nguyên bản của món ăn, yêu cầu cao về tính thẩm mỹ trong việc bày biện món ăn, các thực phẩm được chế biến riêng biệt để bé có thể nhận biết được mùi vị, mẹ cũng dễ biết được bé bị dị ứng với loại thực phẩm nào, bé tự ăn mà không cần mẹ đút.

Khi xây dựng thực đơn theo kiểu Nhật, bé 6 tháng ăn dặm được những gì?

Khi xây dựng thực đơn theo kiểu Nhật, bé 6 tháng ăn dặm được những gì?

Cách lên thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng theo kiểu Nhật:

 – Chế độ ăn phù hợp cho bé: Ăn 1 bữa/ngày, tỷ lệ gạo và nước để nấu cháo là 1 gạo : 10 nước.

 – Thực phẩm mà mẹ có thể chế biến cho bé ăn: 5 – 10g thực phẩm thuộc nhóm đạm như thịt cá trắng, đậu phụ, lòng đỏ trứng,…, 5 – 30g cháo, 5 – 20g rau, củ như bí đỏ, cà rốt, bắp cải, rau chân vịt,…, trái cây như chuối, bơ, cam,…

Thực đơn cho bé 6 tháng ăn dặm kiểu tự chỉ huy

Cho bé ăn dặm theo kiểu tự chỉ huy có nguồn gốc từ các nước phương Tây. Khi áp dụng phương pháp này, mẹ sẽ cho bé bắt đầu ăn dặm bằng thức ăn đặc, bỏ qua thức ăn nghiền, thức ăn lỏng và bé được chủ động trong việc ăn uống. Bé sẽ được tham gia vào bữa ăn chung của gia đình, có thể tự quyết định các món mà bé muốn ăn, dùng tay để cầm, nắm thức ăn mà không có sự can thiệp của mẹ.

Phương pháp ăn dặm theo kiểu tự chỉ huy

Phương pháp ăn dặm theo kiểu tự chỉ huy

Phương pháp ăn dặm kiểu tự chỉ huy sẽ giúp bé phát triển các kỹ năng ăn uống, sử dụng ngón tay, bàn tay tốt hơn, có khả năng hình thành thói quen ăn uống đa dạng và lành mạnh hơn trong tương lai. Tuy nhiên, khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé, mẹ cần đảm bảo tính khoa học, đầy đủ dưỡng chất, nên lựa chọn những món ăn dễ hấp thu, phù hợp với thể trạng của bé. Khi chế biến, mẹ có thể cắt hay tạo hình thức ăn theo dạng sợi hay que để bé dễ cầm nắm.

Gợi ý thực đơn cho bé 6 tháng ăn dặm kiểu tự chỉ huy mà mẹ có thể áp dụng: 

 – Cơm khuôn, tôm hấp, bông cải xanh, chuối.

 – Bánh ngũ cốc, ngô bao tử, nho.

 – Mướp hấp, cà rốt hấp, đậu đũa hấp, xoài.

 – Cà rốt hấp, su su hấp, bí đỏ hấp, măng tây hấp.

 – Đậu đũa hấp, bí đỏ hấp, su su hấp, thanh long.

 – Đu đủ, cà chua hấp, bí xanh hấp, su su hấp, măng tây hấp.

 – Xoài, bí xanh hấp, đậu đũa hấp, cà rốt hấp, su su hấp.

Bé 6 tháng ăn dặm bao nhiêu là đủ trong một ngày?

Trong thời gian đầu tập ăn dặm của bé 6 tháng, mẹ có thể cho bé ăn dặm 1 bữa/ngày với liều lượng từ 30 – 60ml/bữa. Nếu bé tỏ ra háo hức và thích thú khi ăn, mẹ có thể tăng dần lượng thức ăn, cho đến khi bé ăn được khoảng 50 – 100ml/bữa. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần đảm bảo bé được bú đủ 6 – 8 cữ sữa mỗi ngày (khoảng 500ml – 700ml).

Những lưu ý quan trọng khi cho bé 6 tháng ăn dặm

Khi cho bé ăn dặm, mẹ cần lưu ý gì?

Khi cho bé ăn dặm, mẹ cần lưu ý gì?

 – Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của bé trong giai đoạn này. Mẹ cần tiếp tục cho bé bú sữa, kết hợp với việc ăn dặm để đảm bảo bé được bổ sung đầy đủ dưỡng chất.

 – Thức ăn cho bé 6 tháng phải luôn được nấu chín và xay, nghiền thật nhuyễn để bé dễ nuốt, tránh bị hóc khi ăn.

 – Trong 2 tuần đầu, mẹ nên cho bé ăn dặm 1 bữa/ngày để bé tập làm quen với việc ăn thức ăn ngoài sữa mẹ. Đến 2 tuần sau, mẹ có thể tăng lên 2 bữa/ngày (tùy vào thể trạng và khả năng tiếp nhận thức ăn của bé).

 – Mẹ tuyệt đối không nên kéo dài bữa ăn của bé quá 30 phút, cho bé xem tivi, điện thoại khi ăn.

 – Mẹ cần biết được bé 6 tháng ăn dặm được những gì để có thể lựa chọn đúng loại thực phẩm phù hợp với độ tuổi của bé.

 – Luôn lựa chọn những thực phẩm tươi ngon để chế biến thức ăn cho bé, không nên bảo quản đồ ăn quá lâu trong tủ lạnh.

 – Mẹ cần cho bé tập ăn dặm từ từ, từng chút một. Khi cho bé thử một món ăn mới, mẹ cần theo dõi xem bé có dấu hiệu bị dị ứng hay khó tiêu không. Nếu có phải ngưng cho bé ăn ngay.

 – Nếu bé tỏ thái độ phản đối việc ăn dặm, mẹ không nên ép bé mà nên tạm ngưng khoảng 3 – 4 ngày rồi hãy tập cho bé ăn lại, tránh gây cho bé cảm giác căng thẳng, sợ hãi và chán ăn.

Nguyên nhân khiến bé không chịu ăn dặm

Bé biếng ăn, không chịu ăn dặm là một chứng rối loạn hành vi ăn uống. Biểu hiện của tình trạng này là bé quấy khóc, không chịu ăn một hay nhiều món ăn. Điều này gây ra nhiều lo lắng cho mẹ vì không thể bổ sung đủ dưỡng chất cho bé. Nếu kéo dài có thể khiến bé bị suy dinh dưỡng, còi cọc, suy giảm trí tuệ,… Vậy nguyên nhân khiến bé không chịu ăn dặm là gì?

Bé không chịu ăn dặm khiến nhiều mẹ lo lắng

Bé không chịu ăn dặm khiến nhiều mẹ lo lắng

Một số nguyên nhân khiến bé không chịu ăn dặm là:

 – Bé chưa sẵn sàng với việc ăn thức ăn ngoài sữa mẹ, chỉ quenvới việc bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.

 – Thức ăn dặm không phù hợp với độ tuổi và nhu cầu dinh dưỡng của bé 6 tháng tuổi. Khi bé mới bắt đầu ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé ăn bột pha loãng, kết hợp rau, củ xay nhuyễn để bé thích nghi với việc ăn dặm, không nên vội vàng cho bé ăn các thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá,…

 – Thực đơn ăn dặm không đa dạng khiến bé bị ngán.

 – Nêm nếm thức ăn bằng các gia vị nặng như muối, hạt nêm, nước mắm,… cũng là nguyên nhân khiến bé không chịu ăn dặm.

 – Cho bé ăn khi bé chưa cảm thấy đói hoặc bé đang mải chơi.

 – Ngoài ra còn một số lí do khác liên quan đến sức khỏe hoặc tâm lý mà bé có biểu hiện biếng ăn. Do đó, mẹ cần phát hiện sớm và xác định đúng nguyên nhân bé biếng ăn để có giải pháp khắc phục phù hợp.

Cách khắc phục khi bé không chịu ăn dặm

Khi bé không chịu ăn dặm, mẹ phải làm sao? Burine sẽ gợi ý một số cách mà mẹ có thể thử để bé cảm thấy thích thú hơn với việc ăn dặm. 

 – Cho bé ăn thức ăn từ lỏng đến đặc: Vì đây là giai đoạn đầu bé tập ăn dặm, bé vẫn chưa quen với việc ăn thức ăn ngoài sữa mẹ. Do đó, mẹ nên cho bé ăn từ thức ăn lỏng, xay nhuyễn để bé dễ dàng thích nghi hơn, sau đó mới tăng dần độ đặc.

 – Tạo ra không khí vui vẻ trong bữa ăn, không nên ép bé ăn vì có thể khiến bé cảm thấy sợ hãi và áp lực khi ăn dặm.

Tạo bầu không khí vui vẻ trong bữa ăn dặm của bé

Tạo bầu không khí vui vẻ trong bữa ăn dặm của bé

 – Mẹ nên cho bé ăn đúng giờ, đúng thời gian biểu đã đề ra, không nên để các bữa ăn gần nhau quá khiến bé chưa kịp tiêu hao năng lượng từ bữa ăn trước.

 – Xây dựng cho bé một thực đơn đa dạng với nhiều cách chế biến cháo dinh dưỡng cho bé. Ngoài ra, mẹ cũng có thể tạo cho bé có cảm giác hứng thú khi ăn bằng những món ăn có màu sắc bắt mắt, hình dạng ngộ nghĩnh.

 – Mẹ có thể đưa ra những lời khen khi bé ăn giỏi. Điều này có thể giúp bé cảm thấy muốn ăn chứ không phải bị ép buộc.

Cháo ăn dặm Burine – thơm ngon, hấp dẫn, giúp trẻ phát triển toàn diện

Cháo sữa Burine là sản phẩm được rất nhiều mẹ và bé vô cùng yêu thích bởi sự thơm ngon, nhiều dưỡng chất. Thành phần của cháo sữa có đến 90% là sữa nguyên chất, bổ sung thêm tinh bột được nấu chín nên dễ tiêu hóa, phù hợp với hệ tiêu hóa còn non yếu của bé. 

Đặc biệt, với các mẹ bận rộn, không có nhiều thời gian để chế biến món ăn dặm cho bé thì cháo sữa là sự lựa chọn tốt nhất lúc này. Mẹ chỉ cần mở nắp hũ và cho bé ăn liền mà không cần phải chế biến hay hâm nóng lại. Ngoài ra, mẹ cũng có thể kết hợp cháo sữa với các loại trái cây nghiền để tăng thêm hương vị cho món ăn. Bên cạnh đó, việc bảo quản cháo sữa Burine rất đơn giản, không cần bảo quản lạnh, nhiệt độ từ 8 – 25оC. Vậy nên sản phẩm khá tiện lợi cho mẹ và bé khi mang theo đi chơi, dã ngoại.

Cháo sữa Burine thơm ngon, giàu dinh dưỡng

Cháo sữa Burine thơm ngon, giàu dinh dưỡng

Cháo sữa Burine có vị ngọt nhẹ, mềm mịn, thích hợp để làm bữa ăn dặm hàng ngày cho bé, bữa ăn phụ để bổ sung thêm dưỡng chất hay bữa tráng miệng thơm ngon sau mỗi bữa ăn chính. Ngoài làm món ăn cho bé 6 tháng tuổi, mẹ cũng có thể sử dụng cháo sữa Burine cho bé ở độ tuổi mầm non hay tiểu học. Bé đang trong giai đoạn này sẽ rất năng động nên cần bổ sung thêm năng lượng và dinh dưỡng. Vì vậy, một hũ cháo sữa thơm ngon sẽ giúp bé có một ngày tràn đầy năng lượng để học tập, vui chơi.

Mẹ có thể sử dụng cháo sữa Burine để làm bữa ăn dặm, bữa ăn phụ hay bữa tráng miệng của bé

Mẹ có thể sử dụng cháo sữa Burine để làm bữa ăn dặm, bữa ăn phụ hay bữa tráng miệng của bé

Hiện tại, cháo sữa Burine đã có mặt tại nhiều hệ thống phân phối lớn như Kids Plaza, Con Cưng, Shoptretho, Tuticare, Bibomart, Aeon Mall, Winmart, BigC,… các trang thương mại trực tuyến như Shopee Mall, Lazada Mall, mẹ có thể tìm mua sản phẩm ở những địa điểm này nhé!

Trên đây là những thông tin về bé 6 tháng ăn dặm được những gì, gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé mà Burine muốn chia sẻ. Hy vọng sẽ giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức liên quan đến việc ăn dặm của bé, cũng như cảm thấy tự tin hơn khi cùng bé bắt đầu một hành trình mới. Nếu cần thêm thông tin tư vấn, mẹ đừng ngần ngại liên hệ với Burine nhé!

Bài Viết Liên Quan

23/05/2024

Bé biếng ăn là một trong những vấn đề dinh dưỡng mà ba mẹ thường gặp phải và lo lắng. Để khắc phục tình trạng này, các bậc phụ huynh cần nắm rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp. Burine sẽ chia sẻ thực đơn cho bé 10 tháng biếng ăn trong bài viết dưới đây. Tổng quan về nhu cầu dinh dưỡng của bé 10 tháng tuổi...

Xem thêm...

23/05/2024

Ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng là một trong những phương pháp chăm sóc bé được các bậc phụ huynh quan tâm và ưa chuộng. Hãy cùng Burine khám phá cách xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6-7 tháng tuổi trong bài viết dưới đây. Trong giai đoạn 6 tháng tuổi, việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé...

Xem thêm...

12/04/2024

Mùa hè nóng bức, bé bị nóng trong người gây nổi mẩn đỏ và cảm giác ngứa ngáy là nỗi lo lớn của ba mẹ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích và những biện pháp giúp mẹ cải thiện tình trạng này trong mùa nắng nóng. Nguyên nhân khiến trẻ bị nóng trong người – Ăn ít chất xơ hoặc uống quá...

Xem thêm...