Lịch ăn cho bé 1 tuổi khoa học mẹ cần biết

06/06/2022

Chế độ dinh dưỡng trong lịch ăn cho bé 1 tuổi hàng ngày là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ. Theo các chuyên gia, mỗi ngày bé cần 3 bữa chính và xen kẽ cùng 3 – 4 cữ bú sữa mẹ. Bên cạnh thức ăn chính là bột và cháo, ba mẹ có thể tập cho bé ăn các thức ăn mềm như bún, phở, mì, nui để cung cấp năng lượng.

Nhu cầu dinh dưỡng của bé 1 tuổi

Vào giai đoạn 1 tuổi, bé nên được tập ăn cơm vào các bữa chính và uống sữa mẹ khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày trong các bữa phụ. Vì mỗi loại thực phẩm đều có một lượng dinh dưỡng khác nhau, nên việc chuẩn bị lịch ăn cho bé 1 tuổi hàng ngày là điều vô cùng khó khăn. Hiểu được điều đó, Burine xin cung cấp thông tin về nhu cầu dinh dưỡng của bé trong giai đoạn này, để ba mẹ có cơ sở xây dựng thực đơn cho trẻ 1 tuổi hợp lý.

Sau đây là những số liệu về nhu cầu dinh dưỡng trên được tham khảo từ nghiên cứu của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ – đây là cơ sở quan trọng để xây dựng lịch ăn cho bé 1 tuổi một cách khoa học:

  • Lượng Calories mà bé cần mỗi ngày tối thiểu là 1000. Giai đoạn 1 tuổi là lúc mà bé bắt đầu tập đi lại, cầm, nắm đồ vật,… Vì vậy, bé cần có nhiều năng lượng để có sức khám phá thế giới rộng lớn xung quanh.
  • Cần 700mg Canxi mỗi ngày trong lịch ăn cho bé 1 tuổi để phát triển khôn lớn. Canxi là nguồn khoáng chất quan trọng cho sự phát triển xương, răng của bé, nếu không có nguồn dinh dưỡng này thì bé sẽ bị còi xương, chậm phát triển.
  • Sắt là một nguyên tố vi lượng rất quan trọng cho quá trình hình thành hồng cầu, giúp con yêu ngăn ngừa nguy cơ bị thiếu máu. Trẻ từ 1 đến 3 tuổi cần được cung cấp đủ 7mg đến 11mg sắt mỗi ngày.
  • Trẻ cần ít nhất 600 IU vitamin D mỗi ngày để xương phát triển, giúp con tăng chiều cao và hoàn thiện hệ miễn dịch. Vitamin D là yếu tố quan trọng giúp cơ thể bé hấp thụ được Canxi và Phosphor – 2 khoáng chất giúp hình thành cấu trúc xương, sụn.

Bé cần ít nhất 600 IU vitamin D mỗi ngày bên cạnh dinh dưỡng có trong lịch ăn cho bé 1 tuổi

Bé cần ít nhất 600 IU vitamin D mỗi ngày bên cạnh dinh dưỡng có trong lịch ăn cho bé 1 tuổi

>> Chú thích: IU – International unit – đơn vị đo lường Quốc tế chỉ giá trị của 1 chất.

Ngoài ra, giai đoạn 1 tuổi là lúc mà cơ thể bé lớn rất nhanh: Mỗi tháng, con yêu có thể tăng đến 0,2kg. Điều này đồng nghĩa với việc tốc độ tiêu thụ và chuyển hóa thức ăn của bé sẽ diễn ra rất nhanh, con yêu sẽ nhanh đói. Vì vậy, bên cạnh 3 bữa chính thì ba mẹ phải cho con ăn xen kẽ các bữa phụ bằng sữa mẹ, cháo sữa Burine, pudding Burine hoặc sữa công thức trong lịch ăn cho bé 1 tuổi.

Cụ thể hơn, trong một ngày, lượng dinh dưỡng trong lịch ăn cho bé 1 tuổi cần các nhóm chất sau:

  • Tinh bột: Là nguồn cung cấp “nhiên liệu” chính cho sự hoạt động của tế bào. Nếu lịch ăn cho bé 1 tuổi không cung cấp đủ tinh bột, con yêu sẽ bị đói, không có sức để hoạt động cả về thể chất lẫn trí não.
  • Chất đạm: Đây là nguyên liệu chính để “điều hành” các hoạt động trong cơ thể, là nguồn dưỡng quan trọng trong việc cấu tạo các cơ, mô tế bào.
  • Chất béo: Hỗ trợ vận chuyển, tiêu hóa các chất dinh dưỡng khác, là nguồn năng lượng quan trọng cho những hoạt động thể chất của bé.
  • Chất sắt: Giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể và hỗ trợ việc sản sinh hồng cầu, để con yêu không bị tình trạng thiếu máu.
  • Nguồn dinh dưỡng và vitamin có trong chất xơ: Giúp ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng cho con yêu và phòng ngừa những bệnh như ung thư, tăng huyết áp, béo phì, xơ vữa động mạch,…

>> Chi tiết xem ở phần sau!

Chất xơ cung cấp dinh dưỡng giúp con khỏe mạnh, chóng lớn - Thực phẩm quan trọng trong lịch ăn cho bé 1 tuổi

Chất xơ cung cấp dinh dưỡng giúp con khỏe mạnh, chóng lớn – Thực phẩm quan trọng trong lịch ăn cho bé 1 tuổi

Một số lời khuyên về chế độ dinh dưỡng trong lịch ăn cho bé 1 tuổi

  • Mẹ nên duy trì việc cho con bú, vì nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ vẫn rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ trong độ tuổi này. Ngoài ra, mẹ có thể cho con ăn cháo sữa hoặc pudding sữa thay thế.
  • Con cần uống đủ nước mỗi ngày để đảm bảo quá trình trao đổi chất cũng như phát triển được diễn ra một cách thuận lợi.
  • Ngoài nguồn dưỡng chất có trong lịch ăn cho bé 1 tuổi thì thói quen rửa tay trước khi ăn của con cũng nên được tập từ sớm.
  • Đừng cố gây áp lực hoặc ép trẻ ăn, hãy khuyến khích trẻ, làm cho bữa ăn trở nên thú vị và nhiều sắc màu.
  • Không nên cắt giảm hẳn chất béo trong lịch ăn cho bé 1 tuổi. Lượng Cholesterol có trong chất béo cũng rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
  • Nên tập cho bé tự ăn, tuy nhiên, thức ăn không được quá nóng. Ở giai đoạn 1 tuổi, bé vẫn chưa biết tự thổi nguội thức ăn, nên việc cho bé tự ăn cháo nóng là rất nguy hiểm.
  • Hạn chế sử dụng gia vị trong các món ăn cho bé 1 tuổi. Tốt nhất, ba mẹ nên chế biến thức ăn với những nguyên liệu tự nhiên, đạt tiêu chuẩn phù hợp cho bé.
  • Không nên để con vừa ăn vừa chạy, đùa giỡn vì có thể gây ra tình trạng bị nghẹn, hóc cổ, rất nguy hiểm cho bé. Ngoài ra, ba mẹ không nên cho con vừa ăn vừa xem điện thoại, vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến thị lực và khả năng tiêu hóa của bé.

Không nên cho bé xem điện thoại trong lúc ăn

Không nên cho bé xem điện thoại trong lúc ăn

Nhóm dinh dưỡng cần có cho trẻ 1 tuổi

Những nhóm dinh dưỡng cần thiết có trong bữa ăn của bé bao gồm:

  • Nhóm dinh dưỡng mang lại năng lượng: tinh bột, chất đạm và chất béo.
  • Nhóm dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động và sự phát triển của trí não, thể chất: chất xơ, vitamin, khoáng chất,…

Cụ thể, lịch ăn cho bé 1 tuổi đầy đủ các nhóm dinh dưỡng bao gồm những thực phẩm gì? Mời ba mẹ theo dõi nội dung sau đây.

Nhóm dinh dưỡng mang lại năng lượng – yếu tố quan trọng trong lịch ăn cho bé 1 tuổi

Những chất giúp cung cấp năng lượng cho bé có trong các thực phẩm sau:

  • Tinh bột: các sản phẩm làm từ gạo (cơm, hủ tiếu, phở, nui, bánh canh,…), các sản phẩm từ cây lúa mì (bánh mì, mì ống, sandwich,…), bắp (ngô), các loại đậu, khoai lang,…
  • Chất đạm (protein): cá, tôm, cua, thịt (bò, gà, lợn,…), trứng, sữa, các loại đậu (đậu nành, đậu đỏ,…).
  • Chất béo: dầu óc chó, dầu mè, dầu đậu nành, dầu gạo,… Ngoài ra, một số thực phẩm khác cũng chứa chất béo như sữa, phô mai, cá hồi, cá thu,…

Ngoài cung cấp chất béo, những thực phẩm trên còn giúp bé bổ sung thêm khoáng chất và các vitamin A, B, E, D,… 

Bên cạnh đó, trà hoa quả Burine cũng là một thức uống hoàn hảo để cung cấp vitamin cho bé!

Tinh bột, chất đạm và chất béo - Nguồn dinh dưỡng năng lượng không thể thiếu trong lịch ăn cho bé 1 tuổi mỗi ngày

Tinh bột, chất đạm và chất béo – Nguồn dinh dưỡng năng lượng không thể thiếu trong lịch ăn cho bé 1 tuổi mỗi ngày

>> Xem thêm thông tin: Thực đơn ăn dặm cho bé đầy đủ dinh dưỡng mẹ cần biết

Nhóm dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động và sự phát triển của trí não, thể chất

Bên cạnh những thực phẩm chính giúp bé no bụng, các nhóm dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất,… cũng rất quan trọng đối với sức khỏe của con yêu – rất cần thiết trong lịch ăn cho bé 1 tuổi. Các dưỡng chất đó có trong các thực phẩm sau:

  • Chất sắt: Có nhiều trong các loại thịt đỏ (thịt gia súc).
  • Canxi: các loại hải sản có vỏ (tôm, cua, cá), trứng, đậu hũ, sữa, phô mai,…. 
  • Vitamin D: Ngoài nguồn cung cấp tự nhiên từ ánh sáng mặt trời thì vitamin D cũng có thể được tổng hợp từ sữa, phô mai, sữa chua, váng sữa,…
  • Kẽm: lươn, sò, hàu, thịt bò, cá và các loại hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng,…).
  • I-ốt: muối, hạt nêm, tảo biển.
  • Vitamin A: Chủ yếu có trong các loại rau xanh và củ có màu đỏ, vàng, cam như đu đủ, cà rốt, xoài, cà chua,…
  • Vitamin C: Có nhiều trong các loại rau xanh và trái cây có vị chua như cam, quýt, bưởi, thơm, kiwi,…

Các loại quả chứa nhiều vitamin C, tốt cho sự phát triển của bé

Các loại quả chứa nhiều vitamin C, tốt cho sự phát triển của bé

>> Xem thêm: Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé từ 7 tháng đến 1 tuổi.

Lịch ăn cho bé 1 tuổi khoa học mẹ cần biết

Sau khi có những kiến thức về dinh dưỡng cần thiết, ba mẹ có thể tham khảo lịch ăn cho bé 1 tuổi qua bảng sau:

BẢNG LỊCH ĂN CHO BÉ 1 TUỔI

Thời gian

Hoạt động của bé

Sáng 6h – 7h    – Massage nhẹ nhàng cho con yêu tỉnh táo.

   – Giúp con hấp thụ vitamin D tự nhiên từ ánh nắng sớm.

7h – 8h    – Ăn sáng với nui (hoặc cháo, mì, bánh canh, phở,…).

   – Sau khi con ăn xong khoảng 30 phút thì cho uống thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức (bữa phụ sáng).

Trưa 11h30 – 12h30    – Ăn trưa với cơm nát hoặc cháo (nên tập bé tự ăn).
14h – 15h    – Ăn bữa phụ trưa với cháo sữa Burine hoặc sữa chua, pudding, ngũ cốc,…
Chiều 18h – 19h    – Ăn tối với cơm nát hoặc cháo, nui, súp,…

   – Sau khi ăn tối khoảng 30 phút thì cho bé uống sữa hoặc ăn cháo sữa trước khi ngủ (bữa phụ tối).

>> Tham khảo thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng thơm ngon và dinh dưỡng

Trên đây là tất cả những thông tin cần thiết về nhu cầu dinh dưỡng và lịch ăn cho bé 1 tuổi để ba mẹ tham khảo. Đừng quên rằng việc xây dựng thời gian biểu và tập cho bé ăn uống thật khoa học là điều vô cùng quan trọng ba mẹ nhé! Ngoài ra, ba mẹ hãy ghé ngay Burine để mang về các món cháo sữa, pudding, trà hoa quả thơm ngon cho bữa phụ của bé!

Bài Viết Liên Quan

12/04/2024

Mùa hè nóng bức, bé bị nóng trong người gây nổi mẩn đỏ và cảm giác ngứa ngáy là nỗi lo lớn của ba mẹ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích và những biện pháp giúp mẹ cải thiện tình trạng này trong mùa nắng nóng. Nguyên nhân khiến trẻ bị nóng trong người – Ăn ít chất xơ hoặc uống quá...

Xem thêm...

11/04/2024

Tháp dinh dưỡng không chỉ đơn giản là một bảng danh mục thực phẩm mà bé nên ăn, mà còn là một hệ thống tổ chức cẩn thận, nhằm đảm bảo bé nhận được đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển và sức khỏe toàn diện. Hãy cùng Burine tìm hiểu về tháp dinh dưỡng cho bé ăn dặm ngay tại bài viết dưới đây nhé! 1....

Xem thêm...

27/03/2024

Mẹ có biết từ 6 tháng đến 3 tuổi là giai đoạn bé dễ ốm vặt, ho sốt hay gặp các bệnh về tiêu hóa không? Bởi đây là thời điểm hệ miễn dịch của bé chưa được hoàn thiện, vi khuẩn rất dễ xâm nhập khiến bé bị ốm. Cùng Burine tìm hiểu bé hay ốm vặt nên bổ sung gì qua bài viết dưới đây nhé! 1. Nguyên...

Xem thêm...