Thực đơn cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi thơm ngon, hấp dẫn

09/06/2022

6 Tháng là độ tuổi mà bé có thể bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên, thực đơn cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi không cần phải quá cầu kỳ, điều quan trọng nhất là giúp bé dễ dàng thích thi nghi với thức ăn “lạ” ngoài sữa mẹ. Vậy, bé 6 tháng tuổi thì nên ăn những loại cháo nào? Để mẹ có thể hiểu rõ hơn về điều này, bài viết dưới đây của Burine sẽ đề cập đến nguyên tắc khi bắt đầu cho bé ăn dặm, cũng như gợi ý những món cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi dễ chế biến nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển của bé. Mẹ hãy tìm hiểu cùng Burine nhé!

Thực đơn cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi thơm ngon, dinh dưỡng

Thực đơn cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi thơm ngon, dinh dưỡng

Những nguyên tắc khi bắt đầu cho bé 6 tháng ăn dặm

Ăn dặm là bước khởi đầu vô cùng quan trọng, có vai trò nền tảng cho thói quen ăn uống của trẻ sau này. Để có thể bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển của bé bằng những bữa ăn thơm ngon, hấp dẫn, mẹ cần trang bị các kiến thức, kinh nghiệm về chăm sóc trẻ nhỏ, cũng như nắm rõ nguyên tắc khi bắt đầu cho bé 6 tháng ăn dặm.

Những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm

Theo lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng, 6 tháng tuổi là thời điểm lý tưởng để mẹ có thể cho bé bắt đầu ăn dặm, giúp bé tập nhai, nuốt, phát triển răng sữa, cũng như giúp cơ thể cứng cáp hơn. Tuy nhiên, sẽ có những bé đòi ăn dặm sớm, cũng có những bé bắt đầu ăn dặm trễ hơn. Vậy làm sao để mẹ có thể nhận biết được thời điểm mà bé đã sẵn sàng để bắt đầu làm quen với thức ăn mới?

Dưới đây là những dấu hiệu chứng tỏ bé đã sẵn sàng để bắt đầu ăn dặm mà mẹ có thể nhìn thấy được:

– Bé có thể tự ngồi dậy mà không cần đến sự trợ giúp từ người lớn. Đến khi bé đã có thể duy trì tư thế ngồi cân bằng, kiểm soát đầu tốt, nghĩa là bé đã đủ cứng cáp để bắt đầu ăn thức ăn đặc hơn.

– Cân nặng của bé tăng gấp đôi so với lúc mới sinh, lúc này bé cần bổ sung dinh dưỡng từ những thực phẩm ngoài sữa.

– Bé chịu ăn, không còn quấy khóc, đẩy thức ăn ra ngoài hay từ chối thức ăn khi mẹ đút ăn.

– Xuất hiện những phản xạ như dùng tay để cho thức ăn vào miệng, đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ mẹ đút, có thể ngậm và nhai thức ăn trong miệng.

– Bé tỏ ra vui vẻ, thích thú với những thức ăn mà người lớn đưa cho hay háo hức tham gia vào bữa cơm của gia đình.

Thành phần dinh dưỡng cần thiết khi cho bé 6 tháng ăn dặm

Để có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, cũng như xây dựng một thực đơn đa dạng giúp bé không bị ngán khi ăn dặm, mẹ nên lựa chọn nhiều loại thực phẩm khác nhau để nấu cháo ăn dặm, đặc biệt là những thức ăn giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể của bé.

Cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi cần có những thành phần dinh dưỡng nào?

Cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi cần có những thành phần dinh dưỡng nào?

Nhóm thực phẩm cần có trong thực đơn cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi gồm có:

– Ngũ cốc: Mẹ có thể cho bé bắt đầu ăn dặm bằng các món bột hoặc cháo xay nhuyễn, cháo loãng được chế biến từ bột gạo, gạo lứt, gạo tẻ và các loại đậu.

– Chất đạm: Trong giai đoạn đầu, mẹ nên cho bé tập làm quen với các thực phẩm chứa chất đảm bằng cách sử dụng nước dùng (thịt heo, thịt gà) để nấu cháo. Khi bé đã quen với mùi vị của thịt thì mẹ có thể xay nhuyễn thịt để nấu cháo cho bé.

– Chất béo: Mẹ có thể bổ sung chất béo vào cháo ăn dặm của bé bằng cách cho thêm dầu ăn dành riêng cho trẻ 6 tháng tuổi. Ngoài ra, thịt, trứng, tôm,… cũng là những thực phẩm có chứa chất béo.

– Trái cây: Đối với những bé 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bé ăn các loại trái cây mềm như chuối, hồng xiêm, đu đủ chín,… hoặc uống nước ép táo, lê để bổ sung vitamin và khoáng chất.

Rau, củ, quả: Đây là các thực phẩm cung cấp rất nhiều chất xơ, cũng như nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho bé. Do đó, mẹ thường chế biến các món cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi từ các loại rau, củ, quả, đặc biệt là các loại thực phẩm giàu dưỡng chất như củ cải, cà rốt, bí đỏ, rau cải,…

– Sữa: Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất dành cho bé trong giai đoạn 6 tháng tuổi. Trong trường hợp không đủ sữa mẹ cho bé bú thì có thể pha thêm sữa công thức.

Lượng ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Khi bé có những dấu hiệu của việc đã sẵn sàng cho việc ăn dặm, mẹ đã có thể nấu những món cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, giai đoạn này chỉ là giai đoạn để bé có thể làm quen với các loại thức ăn “lạ” ngoài sữa mẹ, đồng thời bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết khác cho sự phát triển của bé. Vì vậy, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé, chiếm hơn ¾ tổng lượng thức ăn mỗi ngày, còn cháo ăn dặm chỉ là bữa phụ.

Mẹ cần cho bé ăn đủ lượng cháo cần thiết mỗi ngày.

– Số lượng bữa ăn cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi: 1 bữa/ngày.

– Độ thô của thức ăn: Thức ăn phải được xay hoặc nghiền nhuyễn. Cháo được chế biến từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều, từ ngọt đến mặn để bé có thể làm quen từ từ với việc ăn cháo.

Mẹ chỉ nên cho bé 6 tháng tuổi làm quen với những món cháo dễ tiêu hóa để phù hợp với hệ tiêu hóa còn non yếu của bé. Khi bé được 7 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé ăn đa dạng món hơn.

>> Tham khảo thêm “Cách nấu cháo ăn dặm cho bé 7 tháng thơm ngon và bổ dưỡng”.

Top 10 thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi bổ dưỡng

Để giúp mẹ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn cũng như xây dựng thực đơn cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi đa dạng, phong phú hơn, Burine gợi ý cho mẹ top 10 món cháo dinh dưỡng cho bé đơn giản, thơm ngon mà mẹ có thể nấu cho bé. Cùng tham khảo nhé!

Cách nấu cháo hạt kê cho bé ăn dặm 6 tháng với bí đỏ

Hạt kê là loại hạt rất quen thuộc, có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác để tạo ra những món ăn thơm ngon, giúp bé ăn ngon miệng hơn. Cháo hạt kê bí đỏ là một trong những món ăn mà mẹ có thể lựa chọn để làm món cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi.

Cháo hạt kê bí đỏ là món cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng

Cháo hạt kê bí đỏ là món cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng

Những nguyên liệu mà mẹ cần chuẩn bị để nấu cháo hạt kê bí đỏ gồm:

– 30gr hạt kê.

– 30gr bí đỏ.

– Hạt nêm, dầu ăn dành cho bé ăn dặm.

Cách bước thực hiện: 

– Bước 1: Đầu tiên, mẹ rửa sạch hạt kê rồi cho vào nồi, thêm khoảng 1,5 lít nước và nấu thành cháo.

– Bước 2: Mẹ sơ chế phần bí đỏ bằng cách gọt vỏ, bỏ ruột rồi rửa sạch. Sau đó thái bí thành những miếng nhỏ để bí nhanh chính mềm hơn.

– Bước 3: Cho bí đỏ vào nấu chung với cháo. Nấu thêm khoảng 30 phút cho cháo chín nhừ thì nêm thêm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.

– Bước 4: Cho cháo vào máy để xay nhuyễn. Sau đó cho ra bát, thêm một thìa dầu ăn và trộn đều. Mẹ nên cho bé dùng khi cháo còn ấm.

2. Cháo ăn dặm Burine thơm ngon, bổ dưỡng, an toàn, tiện lợi

Một món cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi vô cùng thơm ngon, bổ dưỡng mà mẹ có thể cho bé sử dụng đó là cháo ăn dặm Burine. Đây là loại cháo ăn dặm có thành phần 90% là sữa nguyên chất, kết hợp với tinh bột nấu chín nên rất dễ tiêu hóa, phù hợp với hệ tiêu hóa còn non yếu của bé.

Cháo ăn dặm Burine - cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi cực kỳ thơm ngon, bổ dưỡng

Cháo ăn dặm Burine – cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi cực kỳ thơm ngon, bổ dưỡng

Với nguồn nguyên liệu tự nhiên, được sản xuất bởi nhà máy của Tập đoàn ODW – một trong những tập đoàn đứng đầu về ngành sản xuất sữa, các chế phẩm từ sữa, món ăn tráng miệng hàng đầu tại Đức và Liên minh châu Âu, cháo ăn dặm Burine đảm bảo an toàn cho bé sử dụng. Sản phẩm không chỉ mang đến nguồn dinh dưỡng dồi dào từ sữa mà còn kích thích vị giác bởi hương vị thơm ngon, sánh mịn, chắc chắn bé sẽ thích mê.

Cách sử dụng cháo sữa Burien rất đơn giản. Mẹ chỉ cần mở nắp hũ ra là có thể cho bé ăn liền mà không cần hâm nóng hay thực hiện bất kỳ bước chế biến nào khác.

>> Xem thêm thông tin về “Cháo sữa Burine có tốt không? Nên cho bé ăn vào lúc nào?”.

Cách nấu cháo khoai tây sữa

Cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi từ khoai tây là một trong những món cháo được nhiều mẹ lựa chọn bởi khả năng cung cấp nhiều loại dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể của bé. Khoai tây chứa nhiều carbohydrate, giúp tạo ra nguồn năng lượng cho bé. Bên cạnh đó còn có vitamin B6, B1, B3, B5, vitamin C, kali, photpho,… đều là những vitamin và khoáng chất tốt cho hệ tiêu hóa, hệ đường huyết, hệ thần kinh, thị lực,…

Cách nấu cháo khoai tây sữa cho bé 6 tháng tuổi

Cách nấu cháo khoai tây sữa cho bé 6 tháng tuổi

Có rất nhiều cách chế biến khoai tây thành cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi. Trong đó, cháo khoai tây sữa có cách chế biến rất đơn giản mà được nhiều bé thích. Mẹ có thể nấu món cháo này cho bé ăn dặm.

Nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị để nấu cháo khoai tây sữa gồm có:

– ¼ củ khoai tây.

– 60ml sữa tươi.

Hướng dẫn thực hiện:

– Bước 1: Đầu tiên, mẹ đem gọt vỏ, rửa sạch khoai tây, sau đó cắt thành miếng nhỏ rồi cho vào nồi để hấp chín. 

– Bước 2: Mẹ pha 60ml sữa công thức.

– Bước 3: Tiếp theo, mẹ cho sữa và khoai tây vào nồi, bắc nồi lên bếp và đun với lửa nhỏ cho khai chín mềm.

– Bước 4: Khi thấy súp đã chín thì mẹ tắt bếp, đổ hỗn hợp vào máy để xay nhuyễn. Cuối cùng là múc súp ra bát là có thể cho bé “măm măm”.

Cách nấu cháo yến mạch cho bé ăn dặm 6 tháng

Yến mạch là thực phẩm chứa nhiều chất xơ hòa tan, protein, sắt, canxi, magie, vitamin nhóm B, B6,… dồi dào cung cấp dinh dưỡng cho bé và giúp phát triển não bộ tối đa. Dưới đây là công thức nấu cháo yến mạch cho bé 6 tháng mới tập ăn dặm mà mẹ có thể tham khảo.

Yến mạch là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, phù hợp để nấu cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Yến mạch là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, phù hợp để nấu cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Nguyên liệu để nấu cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi:

– 30gr yến mạch nguyên hạt hoặc cán mỏng.

– 110ml nước lọc.

– 1 thìa canh sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Hướng dẫn thực hiện:

– Bước 1: Đầu tiên, mẹ cần cho yến mạch vào nước để ngâm trong vòng 5 – 10 phút.

– Bước 2: Mẹ cho phần yến mạch đã ngâm vào nồi rồi bắc lên bếp, đun với lửa vừa. Đợi cháo gần sôi thì mẹ giảm lửa nhỏ.

– Bước 3: Khi cháo sôi, mẹ dùng muôi khuấy đều khoảng 5 – 10 cho yến mạch chín thì tắt bếp.

– Bước 4: Cháo nguội, mẹ đổ sữa vào và trộn đều. Tiếp theo, mẹ cho hỗn hợp cháo vào máy để xay nhuyễn. Sau đó hâm nóng lại rồi múc ra bát và cho bé dùng khi còn ấm. Hoặc mẹ cũng có thể nghiền nhuyễn cháo bằng rây và cho bé dùng mà không cần hâm lại.

Khi bé đã quen với việc ăn cháo yến mạch, mẹ có thể nấu cháo kết hợp các loại trái cây, rau, củ để tăng hương vị, cũng như giúp bé đỡ ngán hơn.

Cách nấu cháo bí đỏ

Bí đỏ là nguyên liệu được sử dụng để nấu cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi vừa thơm ngon, lại còn giàu dưỡng chất. Đây là thực phẩm lành tính, chứa nhiều kẽm, sắt giúp làm giảm tình trạng thiếu máu và xơ vữa động mạch. Bí đỏ còn rất giàu gluxit, protit, stiren, axit salicylic, vitamin A, vitamin B,… đều là những chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ.

Mẹ có thể nấu cháo bí đỏ xay nhuyễn cho bé ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi

Mẹ có thể nấu cháo bí đỏ xay nhuyễn cho bé ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi

Cách nấu cháo bí đỏ cho bé 6 tháng tuổi cũng rất đơn giản.

Nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu cháo gồm có:

– 1 nắm gạo tẻ. 

– 30gr bí đỏ.

– Dầu ăn cho bé.

Cách nấu cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi:

– Bước 1: Đầu tiên, mẹ gọt vỏ, bỏ hạt và phần xơ bên trong bí đỏ rồi đem rửa sạch. Sau đó cắt thành miếng nhỏ, cho vào nồi và hấp chín. Khi bí đỏ chín thì mẹ cho vào rây, dùng thìa để tán mịn. Hoặc mẹ cũng có thể dùng máy để xay nhuyễn bí đỏ.

– Bước 2: Mẹ vo sạch gạo, cho vào nồi và nấu thành cháo.

– Bước 3: Khi cháo đã chín nhừ thì mẹ cho bí đỏ vào nấu cùng. Đun thêm khoảng 2 phút thì tắt bếp. Mẹ cho cháo vào rây và dùng thìa tán mịn hỗn hợp cháo. Cuối cùng là cho cháo ra bát, đợi nguội là có thể cho bé dùng.

Cách nấu cháo cải bó xôi

Cải bó xôi cũng là một trong những thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của bé. Trong cải bó xôi có hàm lượng canxi, magiê, photpho dồi dào, đây là những khoáng chất giúp xương chắc khỏe. Bên cạnh đó, cải bó xôi còn rất giàu protein, có vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ bắp của bé. Ngoài ra, thực phẩm này còn chứa vitamin K, vitamin A, sắt, kali,…

Cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi - cháo cải bó xôi

Cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi – cháo cải bó xôi

Để nấu cháo cải bó xôi, mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

– 30gr gạo.

– 30gr cải bó xôi.

– 1 thìa ăn dành cho bé.

Cách nấu cháo:

– Bước 1: Mẹ vo sạch gạo rồi cho vào nồi, thêm nước (tỷ lệ 1 gạo : 10 nước) rồi nấu thành cháo.

– Bước 2: Cải bó xôi thì mẹ rửa sạch và đem hấp chín. Sau đó nghiền nhuyễn qua rây hoặc xây bằng máy xay sinh tố.

– Bước 3: Khi cháo đã nhừ thì mẹ hạ nhỏ lửa, trộn cải bó xôi vào.

– Bước 4: Đun thêm một lúc cho cháo chín thì tắt bếp, cho thêm nửa thìa cà phê dầu ăn. Múc cháo ra bát là có thể cho bé thưởng thức.

*** Đọc ngay: Trà dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn ăn dặm

Cách nấu cháo lòng đỏ trứng gà

Nấu cháo lòng đỏ trứng gà cho bé ăn dặm là một sự lựa chọn tốt dành cho mẹ. Loại cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi này mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của bé như cải thiện thị lực, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tạo nên màng tế bào vững chắc, góp phần giúp xương chắc khỏe,… 

Lòng đỏ trứng gà có hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ nấu và dễ ăn, rất thích hợp để làm cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Lòng đỏ trứng gà có hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ nấu và dễ ăn, rất thích hợp để làm cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu cháo lòng đỏ trứng gà:

– ½ lòng đỏ trứng gà.

– 30gr gạo.

– Dầu ăn dành cho bé ăn dặm.

Hướng dẫn chế biến cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi – cháo lòng đỏ trứng gà:

– Bước 1: Đầu tiên, mẹ xay gạo thành bột. Sau đó cho bột gạo vào nồi, thêm nước, khuấy đều rồi đun sôi.

– Bước 2: Mẹ đánh tan ½ lòng đỏ trứng gà rồi cho từ từ vào nồi cháo, vừa đổ vừa khuấy đều tay để hỗn hợp hòa quyện lại với nhau và không bị vón cục.

– Bước 3: Tiếp tục đun khoảng 5 phút để cháo chín rồi tắt bếp. Sau đó, mẹ cho thêm ½ thìa dầu ăn vào và trộn đều. 

Cách nấu cháo cà chua

Cà chua là loại thực phẩm đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Một vài lợi ích của cà chua có thể kể đến như chứa nhiều vitamin A tốt cho sự phát triển thị lực, giàu vitamin K giúp nuôi dưỡng xương chắc khỏe, hàm lượng vitamin C dồi dào giúp làm giảm ngộ độc chì, hỗ trợ hấp thụ sắt, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, tăng cường miễn dịch, vitamin B và kali giúp tăng cường sức khỏe tim mạch,… Do đó, trong giai đoạn ăn dặm, mẹ hãy nấu cháo cà chua cho bé nhé!

Cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi - cháo cà chua

Cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi – cháo cà chua

Nguyên liệu để nấu cháo cà chua gồm:

– 30gr gạo tẻ.

– ½ quả cà chua chín.

Hướng dẫn cách nấu cháo cà chua:

– Bước 1: Mẹ rửa sạch cà chua rồi trần qua nước sôi. Sau đó bóc vỏ, bỏ hạt và thái thành miếng nhỏ. Cho cà chua vào rây, dùng thìa để nghiền mịn hoặc bỏ vào máy để xay nhuyễn.

– Bước 2: Tiếp theo, mẹ vo sạch gạo rồi cho vào nồi, thêm nước và nấu thành cháo chín nhừ.

– Bước 3: Khi cháo đã chín thì mẹ cho cà chua vào, khuấy đều. Nấu thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp. Đợi cháo nguội thì mẹ cho vào máy để xay nhuyễn. Sau đó cho vào nồi và hâm nóng lại. Cuối cùng là múc cháo ra bát và cho bé dùng khi cháo còn ấm. 

Cách nấu cháo thịt lợn cà rốt

Thịt lợn là loại thịt được nhiều chuyên gia khuyên dùng để nấu cháo ăn dặm cho bé 6 tháng. Thịt lợn chứa nhiều chất dinh dưỡng như axit amin, glycogen, acid lactic,… dễ hấp thu hơn so với thịt gà và thịt bò, phù hợp với hệ tiêu hóa còn non yếu của bé. Cà rốt rất giàu vitamin A, vitamin D, sắt, kali, chất xơ và các chất khác, rất tốt cho sữa khỏe của bé.

Mẹ có thể nấu cháo thịt lợn cà rốt cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm

Mẹ có thể nấu cháo thịt lợn cà rốt cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– 30gr gạo tẻ.

– 30gr thịt lợn.

– ½ củ cà rốt.

– Dầu ăn dành cho bé ăn dặm.

Các bước nấu cháo thịt lợn cà rốt cho bé: 

– Bước 1: Mẹ vo sạch gạo rồi cho vào nồi, thêm nước và nấu thành cháo.

– Bước 2: Tiếp theo, mẹ rửa sạch thịt lợn và băm nhuyễn. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch rồi băm nhỏ.

– Bước 3: Khi cháo nấu nhừ thì mẹ cho cà rốt vào. Sau đó tiếp tục cho thịt lợn vào, đảo đều tay để cháo không bị vón cục. Nấu thêm tầm 3-5 phút cho cháo chín thì tắt bếp.

– Bước 4: Múc cháo ra bát, cho thêm ½ thìa dầu ăn dành cho bé và trộn đều. Đợi cháo nguội là mẹ có thể cho bé thưởng thức.

Cách làm món bơ trộn sữa mẹ giúp bé tăng cân

Ngoài những món cháo ăn dặm cho bé 6 tháng được chế biến từ gạo kết hợp với thịt hay rau, củ, mẹ cũng có thể làm món bơ trộn sữa để cho bé ăn dặm. Bơ là một trong những loại trái cây có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong quả bơ chứa nhiều vitamin A, E, B6, folate, thiamin, sắt, magie, canxi, kali,… giúp bé tăng trưởng và phát triển tốt, chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp hỗ trợ cho hệ tiêu hóa và hoạt động trao đổi chất của cơ thể. Bên cạnh đó, bơ còn là trái cây giàu chất béo không bão hòa, tốt cho thị lực và não bộ. Ngoài ra, việc cho bé ăn bơ còn rất tốt cho gan, ngăn ngừa các bệnh viêm gan, vàng da, hạn chế tình trạng viêm nhiễm, giúp vết thương nhanh lành,…

Món bơ trộn sữa mẹ thơm ngon, giàu dinh dưỡng dành cho bé 6 tháng tuổi

Món bơ trộn sữa mẹ thơm ngon, giàu dinh dưỡng dành cho bé 6 tháng tuổi

Để chế biến món bơ trộn sữa, mẹ cần chuẩn bị:

– ¼ quả bơ chín.

– 50 – 60ml sữa mẹ.

Hướng dẫn cách làm:

– Bước 1: Mẹ dùng thìa để lấy phần thịt bơ ra bát, sau đó cho vào máy để xay nhuyễn hoặc dùng thìa để tán mịn.

– Bước 2: Cho sữa vào phần bơ đã xay nhuyễn, đánh đều là có thể cho bé dùng.

Những thực phẩm có thể chế biến trong thực đơn cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Trong giai đoạn 6 tháng tuổi, sữa mẹ vẫn là nguồn thức ăn chính dành cho bé. Việc cho bé ăn dặm trong thời điểm này nhằm mục đích cho bé làm quen với những thức ăn khác ngoài sữa mẹ, cũng như bổ sung thêm một số dưỡng chất cần thiết. Dưới đây là một số thực phẩm có thể sử dụng để chế biến thành cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi.

Các loại rau, củ, quả

Một số loại rau, củ, quả giàu vitamin và khoáng chất, phù hợp để nấu cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi có thể kể đến như:

– Cải bó xôi: Cải bó xôi chứa nhiều carbohydrate, chất xơ, protein, canxi, vitamin B1, C, E,… Đây đều là những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển về thể chất và trí nào của bé.

– Bắp cải: Bắp cải chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ (ví dụ như vitamin A, C, canxi, sắt, photpho,…) rất tốt cho hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa của bé. Mẹ có thể chế biến bắp cải thành các món cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi vô cùng thơm ngon, dinh dưỡng.

– Rau mồng tơi: Đây là loại rau có hàm lượng calo và chất béo thấp, nhưng lại rất giàu vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa các bệnh về đường ruột, thiếu máu, hỗ trợ phát triển xương. Tuy nhiên, vì rau tính mát và nhuận tràng, mẹ không nên cho bé sử dụng khi bé bị cảm lạnh, tiêu chảy.

– Đậu cove: Đậu cove (còn được gọi là đậu que) giúp bổ sung vitamin A, K và chất xơ cho bé, giúp tăng cường sức đề kháng, cũng như cải thiện hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch. Đây là loại thực phẩm mà mẹ nên sử dụng để nấu cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi.

– Bông cải xanh: Bông cải xanh chứa hàm lượng vitamin A, C, canxi, sắt, chất xơ dồi dào, vừa tốt cho thị lực, xương, vừa rất dễ hấp thụ, phù hợp với hệ tiêu hóa còn non yếu của bé.

– Khoai tây: Khoai tây là một sự lựa chọn tốt để nấu cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi. Đây là loại thực phẩm khá dễ ăn, dễ chế biến mà lại rất dồi dào dưỡng chất (carbohydrate, vitamin B6, B1, B3, B5, C, đồng, sắt, kali, photpho,…), phù hợp để mẹ chế biến thành cháo cho bé ăn dặm.

– Khoai lang: Khoai lang rất tốt cho hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa của bé vì chứa rất nhiều dưỡng chất như vitamin A, vitamin C, canxi, sắt, chất xơ,…

– Cà rốt: Cà rốt rất giàu vitamin A, Cm canxi, sắt, kali,… đều là những dưỡng chất thiết yếu đối với sự phát triển của trí não, chiều cao và sức đề kháng của bé.

– Bí đỏ: Bí đỏ là thực phẩm lành tính, chứa nhiều kẽm, sắt, gluxit, protit, stiren, axit salicylic, vitamin A, vitamin B,… đều là những chất thiết yếu mà mẹ cần bổ sung cho bé.

Những loại rau, củ, quả có thể chế biến trong thực đơn cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Những loại rau, củ, quả có thể chế biến trong thực đơn cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Các loại trái cây

– Chuối: Trong danh sách những loại rau, củ, quả dành cho bé 6 tháng tuổi không thể không kể đến chuối. Chuối rất giàu kali giúp hạn chế các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa của bé như táo bón, tiêu chảy,… Chuối cũng khá giàu năng lượng, nếu kết hợp với khoai lang, khoai tây sẽ tạo thành những món ăn giúp bé tăng cân hiệu quả.

– Đu đủ chín: Đu đủ chứa nhiều vitamin C, B1, B2, canxi, kali, sắt, magie, beta-carotene, enzyme và chất xơ, rất tốt cho hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa của bé.

– Bơ: Bơ là loại trái cây rất tốt dành cho bé trong giai đoạn ăn dặm. Bơ giúp cung cấp một lượng lớn chất béo không bão hòa, các loại vitamin, khoáng chất, chất xơ, giúp bé có thể phát triển một cách toàn diện về thể chất lẫn trí não.

– Lê: Lê là loại trái cây có vị ngọt thanh, mọng nước, có hàm lượng chất xơ, vitamin và một số khoáng chất cao, rất tốt cho sự phát triển của bé.

– Xoài chín: Xoài là trái cây chứa ít chất béo và calo nhưng rất giàu chất xơ, vitamin A, vitamin C, vitamin B, sắt, kali, protein.

Các loại thực phẩm giàu đạm

Đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết đối với sức khỏe của bé, giúp cung cấp năng lượng, làm lành và sản sinh các tế bào mới, tăng cường sức đề kháng, cũng như thúc đẩy sự phát triển của trẻ nhỏ. Một số thực phẩm giàu đạm mà mẹ nên lựa chọn để chế biến thành các món cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi là:

– Trứng: Trứng là thực phẩm rất giàu đạm, trung bình một quả trứng có thể chứa khoảng 6g protein. Vì vậy, mẹ có thể chế biến loại thực phẩm này thành các món cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên cho bé ăn khoảng ½ lòng đỏ trứng trong mỗi bữa và tối đa 3 lần/tuần.

– Thịt nạc: Các loại thịt, nhất là thịt trắng là thực phẩm có hàm lượng protein cao. Tuy nhiên, vì hệ tiêu hóa của bé còn khá yếu, mẹ cần chọn những loại thịt dễ tiêu để chế biến thành cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi.

– Cá: Cá chứa nhiều protein, Omega-3, rất tốt cho não bộ và sự phát triển thể chất của bé.

– Các loại đậu, hạt: Đây cũng là một trong những thực phẩm giàu đạm, ngoài ra còn rất giàu vitamin A, C, K,… giúp bé phát triển khỏe mạnh. Một số loại đậu, hạt mà mẹ có thể lựa chọn để chế biến trong thực đơn ăn dặm của bé là hạt điều, óc chó, hạnh nhân, đậu đen, đậu đỏ,…

– Sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa chứa một nguồn protein vô cùng dồi dào, trung bình cứ 28,5gr sữa sẽ chứa khoảng 1gr protein. Các chế phẩm từ sữa cũng rất giàu đạm và khoáng chất.

Những lưu ý khi nấu cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Mặc dù việc chế biến các món cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi khá đơn giản, tuy nhiên nhiều mẹ vẫn còn chưa hiểu rõ và có thể mắc một số sai lầm, gây ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng có trong cháo cũng như sức khỏe của bé. Dưới đây là những lưu ý mà mẹ cần biết khi nấu cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi.

Không dùng nước lạnh

Khi nấu cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi, mẹ nên sử dụng nước nóng để giữ được chất dinh dưỡng có trong gạo, đồng thời rút ngắn thời gian nấu cháo. Nếu mẹ sử dụng nước lạnh để nấu cháo sẽ mất nhiều thời gian hơn, hạt gạo bị ngấm nước và trương lên, các chất dinh dưỡng cũng bị giãn nỡ và hòa tan. Điều này khiến cho lượng dinh dưỡng bị giảm sút.

Không đun, hâm cháo nhiều lần

Mẹ nên tính toán lượng cháo ăn dặm vừa đủ trong mỗi bữa của bé, tránh nấu quá nhiều gây ra dư thừa, phải bảo quản trong tủ lạnh và hâm đi, hâm lại nhiều lần. Việc hâm cháo nhiều lần sẽ khiến các chất vitamin bị mất đi, cũng như giảm bớt vị thơm ngon của cháo.

Lựa chọn các loại rau, củ theo mùa

Mẹ nên lựa chọn những loại rau, củ theo mùa để đảm bảo độ tươi ngon, tránh mua phải những thực phẩm chứa thuốc bảo quản. Nếu có điều kiện, mẹ nên tự trồng một số loại rau, củ dễ trồng và phù hợp cho bé ăn dặm để đảm bảo an toàn, không chứa thuốc trừ sâu hay thuốc bảo vệ thực vật.

Không rã đông nguyên liệu bằng nước nóng hay nhiệt độ phòng

Đối với những thực phẩm được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh, khi lấy ra để chế biến thành cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi, mẹ tuổi đối không được rã đông bằng nước sôi hay nhiệt độ phòng. Điều này sẽ vô tình tạo điều kiện cho khuẩn xâm nhập, phát triển, dễ gây ngộ độc cho bé, cũng như làm hao hụt chất dinh dưỡng. Mẹ nên rã đông bằng cách đưa thực phẩm xuống ngăn mát tủ lạnh để rã đông từ từ, giúp đảm bảo độ tươi ngon của thực phẩm.

Trên đây là toàn bộ thông tin về những nguyên tắc khi bắt đầu cho bé 6 tháng ăn dặm, cũng như gợi ý cách chế biến các món cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi vô cùng đơn giản nhưng đảm bảo thơm ngon, dinh dưỡng. Hy vọng có thể giúp mẹ làm phong phú thực đơn ăn dặm của bé. Nếu cần thêm bất kỳ thông tin từ vấn nào, mẹ đừng ngần ngại liên hệ với Burine nhé! Burine rất sẵn sàng lắng nghe những chia sẻ của mẹ.

Bài Viết Liên Quan

12/04/2024

Mùa hè nóng bức, bé bị nóng trong người gây nổi mẩn đỏ và cảm giác ngứa ngáy là nỗi lo lớn của ba mẹ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích và những biện pháp giúp mẹ cải thiện tình trạng này trong mùa nắng nóng. Nguyên nhân khiến trẻ bị nóng trong người – Ăn ít chất xơ hoặc uống quá...

Xem thêm...

11/04/2024

Tháp dinh dưỡng không chỉ đơn giản là một bảng danh mục thực phẩm mà bé nên ăn, mà còn là một hệ thống tổ chức cẩn thận, nhằm đảm bảo bé nhận được đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển và sức khỏe toàn diện. Hãy cùng Burine tìm hiểu về tháp dinh dưỡng cho bé ăn dặm ngay tại bài viết dưới đây nhé! 1....

Xem thêm...

27/03/2024

Mẹ có biết từ 6 tháng đến 3 tuổi là giai đoạn bé dễ ốm vặt, ho sốt hay gặp các bệnh về tiêu hóa không? Bởi đây là thời điểm hệ miễn dịch của bé chưa được hoàn thiện, vi khuẩn rất dễ xâm nhập khiến bé bị ốm. Cùng Burine tìm hiểu bé hay ốm vặt nên bổ sung gì qua bài viết dưới đây nhé! 1. Nguyên...

Xem thêm...