Bé không chịu ăn dặm phải làm sao? Cách khắc phục

10/06/2022

Bé không chịu ăn dặm phải làm sao? Khắc phục như thế nào là một trong những vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm nhất khi có con bước sang giai đoạn này. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé không chịu ăn dặm và ba mẹ cần phải biết rõ để có cách khắc phục phù hợp, bởi việc hình thành thói quen ăn dặm cho con là vô cùng quan trọng. 

Tại sao bé không chịu ăn dặm?

Nhiều phụ huynh đã bày tỏ rằng họ rất lo lắng khi con không chịu ăn dặm và làm đủ mọi biện pháp thưởng, phạt khác nhau nhưng vẫn không cải thiện. Nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ bị thiếu dinh dưỡng do sữa mẹ không còn cung cấp đủ nhu cầu hằng ngày khi trẻ bước sang giai đoạn ăn dặm.
Sau đây là một số nguyên nhân chính khiến trẻ bé không chịu ăn dặm chỉ uống sữa chắc chắn ba mẹ nào cũng quan tâm để có hướng khắc phục kịp thời. 

Cho trẻ ăn dặm khi còn quá sớm

Nhiều phụ huynh muốn tập cho con ăn dặm từ sớm để hình thành thói quen ngay từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, lúc này hệ tiêu hóa của trẻ chưa đủ hoàn thiện để tiếp nhận các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Điều này có thể vô tình khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, thường xuyên nôn trớ, dẫn đến biếng ăn, lười bú. 

Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm để tránh làm ảnh hưởng đến thói quen ăn uống cũng như hệ tiêu hóa

Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm để tránh làm ảnh hưởng đến thói quen ăn uống cũng như hệ tiêu hóa

Giai đoạn 5 đến 6 tháng tuổi chính là thời điểm thích hợp nhất để trẻ làm quen với các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Bởi lúc này cơ thể của trẻ đã lớn hơn, ngủ ít đi và hoạt động nhiều so với trước nên có nhu cầu bổ sung năng lượng, dinh dưỡng cũng tăng theo. Trong khi đó, sữa mẹ lại không đủ đáp ứng cho nhu cầu này của trẻ. 

Thực đơn ăn dặm không phù hợp với từng giai đoạn

Đây là nguyên nhân chính khiến trẻ không mấy quan tâm đến các bữa ăn dặm của mình, mặc dù mẹ đã bỏ nhiều công sức để chế biến. Mẹ cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để thiết kế thực đơn ăn dặm cho bé yêu phù hợp với từng tháng tuổi. Điều này vừa giúp con làm quen dần với thức ăn, vừa không gây áp lực hay tạo cảm giác sợ ăn cho trẻ. 

Bé cảm thấy không thích thú khi chỉ ăn hoài 1 món

Nhiều phụ huynh không có nhiều thời gian trong việc chuẩn bị thức ăn cho con nên đã làm 1 lần cho nhiều bữa trong ngày hoặc thậm chí là ngày hôm sau. Điều này vô tình khiến trẻ cảm thấy chán ăn. Hơn nữa, việc bảo quản thức ăn dặm trong tủ lạnh hoặc hâm đi hâm lại nhiều lần sẽ khiến dưỡng chất mất đi đáng kể. 

Bé không chịu ăn dặm có thể là do không cảm thấy thích thú vì chỉ ăn hoài một món

Bé không chịu ăn dặm có thể là do không cảm thấy thích thú vì chỉ ăn hoài một món

Nêm nếm gia vị đậm vào bột ăn dặm 

Ở giai đoạn sơ sinh và mới bắt đầu ăn dặm, thận của trẻ còn yếu và chưa phát triển hoàn thiện để có thể lọc được các loại gia vị mặn như muối, đường, bột nêm,… Vì vậy, khi chế biến các món ăn dặm cho trẻ dưới 9 tháng tuổi, phụ huynh không nên thêm bất kỳ loại gia vị nào mà chỉ sử dụng vị ngọt, mặn tự nhiên từ rau củ quả. 

Cho bé ăn khi chưa thấy đói hoặc mải chơi

Trẻ sơ sinh thường có giờ giấc sinh hoạt thất thường do chưa hình thành đồng hồ sinh học. Thay vì trước đây trẻ có thể bú mẹ bất cứ lúc nào thì giờ đây bé cần phải có thời gian làm quen với lịch ăn dặm mới.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn ăn dặm, bé vẫn chưa dứt sữa mẹ hoàn toàn nên khi đến bữa ăn có thể vẫn chưa cảm thấy đói. Lúc này, mẹ cần điều chỉnh thời gian cho bú cách bữa ăn dặm khoảng 1 đến 2 tiếng để trẻ cảm thấy đói và đòi ăn. 

Trẻ đang mải chơi hoặc còn no sẽ không chịu ăn dặm

Trẻ đang mải chơi hoặc còn no sẽ không chịu ăn dặm

Công thức pha bột ăn dặm chưa thực sự hấp dẫn

Việc tìm hiểu khẩu vị của trẻ qua từng món ăn cũng giúp mẹ xây dựng thực đơn phù hợp. Bên cạnh đó, mẹ cần tham khảo các công thức pha bột theo tiêu chuẩn để có được hương vị thơm ngon, độ sánh mịn nhất định để kích thích vị giác của trẻ. 

Lời khuyên tốt nhất dành cho mẹ khi có ý định cho con tập ăn dặm đó là nên dùng bột ăn dặm có vị ngọt trước, với độ lỏng, mềm rồi đặc dần và chuyển sang vị mặn. 

Trẻ gặp các vấn đề về tiêu hóa

Khi bước sang giai đoạn ăn dặm, việc phải làm quen với nguồn dinh dưỡng “lạ” ngoài sữa mẹ có thể sẽ khiến bé bị rối loạn tiêu hóa, thường bị nôn trớ, dẫn đến cảm giác chán ăn hay thậm chí là sợ ăn. 

Vì vậy, mẹ nên chế biến bột ăn dặm theo dạng lỏng với 1 đến 2 nguyên liệu chính rồi điều chỉnh đặc dần và bổ sung nhiều hương vị để thêm phần phong phú.

Trẻ gặp các vấn đề về tiêu hóa có thể không chịu ăn dặm

Trẻ gặp các vấn đề về tiêu hóa có thể không chịu ăn dặm

*** Xem thêm thông tin: https://burine.vn/thuc-don-an-dam-cho-be-6-thang-tang-can-nhanh/

Bé không chịu ăn dặm phải làm sao?

Bé không chịu ăn dặm phải làm sao là vấn đề khiến nhiều phụ huynh đau đầu và lo lắng khi bé yêu bước sang giai đoạn này. Việc hình thành thói quen ăn dặm trong thời gian đầu là vô cùng quan trọng, đây cũng là những nghiệm về hương vị món ăn đầu đời của trẻ. Vì vậy, ba mẹ cần tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái, không gây áp lực hay ép buộc con. 

Sau đây là một số cách giải quyết mà ba mẹ nên ghi nhớ để trả lời cho câu hỏi “Bé không chịu ăn dặm phải làm sao?”.

Cho trẻ ăn lỏng và mềm trong giai đoạn đầu

Như đã đề cập, ba mẹ nên cho con ăn thức ăn lỏng, mềm trong giai đoạn đầu khi mới làm quen với nguồn dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ. Sau một thời gian, hãy tăng dần độ đặc và làm phong phú món ăn với nhiều nguyên liệu khác nhau từ thịt, cá, rau củ. Tuy nhiên, tất cả vấn phải được xay, rây thật mịn để trẻ dễ dàng thích nghi, nếu cho con ăn thức ăn khô, cứng ngay thì sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đồng thời bé cũng sẽ không thích và từ chối ngay. 

Nên cho trẻ ăn bột lỏng, mềm trong giai đoạn đầu

Nên cho trẻ ăn bột lỏng, mềm trong giai đoạn đầu

Hãy để trẻ tự quyết định lượng thức ăn trong mỗi bữa

Trẻ em cũng như người lớn, vẫn có thể tự kiểm soát được mình đang no hay đói. Vì vậy, mẹ chỉ cần chuẩn bị thức ăn dặm đã được cân bằng về các nhóm chất, bé sẽ tự đòi ăn khi cảm thấy đói hoặc chưa no. 

Ba mẹ không nên thúc ép con ăn trong giai đoạn mới làm quen với thực đơn ăn dặm, bởi điều này có thể sẽ gây áp lực, khiến trẻ khó chịu và trở nên chán ghét đồ ăn. 

Tập cho bé kỹ năng bốc nhón

Bốc nhón là một kỹ năng trong việc tập ăn quan trọng mà ba mẹ không nên bỏ qua. Kỹ năng bốc nhón được phát triển nhiều ở các nước châu Âu và châu Mỹ, nhằm giúp bé phát triển thói quen ăn uống một cách chủ động và tự nhiên nhất. 

Kỹ năng này sẽ giúp bé tự học cách sử dụng lưỡi, tay để làm sao điều khiển thức ăn một cách tốt nhất. Điều này giúp kích thích trí tò mò của trẻ trong việc khám phá các hương vị đầu đời, đồng thời thúc đẩy phát triển toàn diện các kỹ năng và nhanh nhẹn hơn.

Nên tập cho trẻ kỹ năng bốc nhón để kích thích sự tò mò

Nên tập cho trẻ kỹ năng bốc nhón để kích thích sự tò mò

Khi tiến hành tập cho trẻ kỹ năng bốc nhón thì ba mẹ cần quan tâm đến một số lưu ý sau:

 – Về thức ăn: Nên lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp với con, không được quá cứng, quá to hay quá nhỏ vì có thể làm tổn thương lợi hoặc gây hóc. Không cho bé ăn các loại thức ăn chứa nhiều muối, đường hay đồ chế biến sẵn vì sẽ rất có hại cho thận.

 – Về cách ăn: Hãy cho bé ngồi thẳng người, quay mặt về phía bàn ăn rồi đặt 4 đến 5 món trên đĩa và để bé tự bốc ăn.

Bên cạnh đó, khi mới tập ăn bốc nhón, có thể bé sẽ tự tạo ra một “mớ hỗn độn”, mẹ hãy đeo khăn ăn và trải thảm dưới bàn ăn cho bé để dễ dàng vệ sinh hơn. Đừng lo lắng về việc trẻ sẽ làm bẩn người hay sàn nhà khi ăn bốc nhón vì những kỹ năng mà bé học được sẽ giúp mẹ tiết kiệm nhiều thời gian, công sức hơn trong quá trình ăn dặm sau này đấy!

Kỹ năng bốc nhón được hình thành sẽ giúp đơn giản hơn trong việc cho bé ăn dặm sau này

Kỹ năng bốc nhón được hình thành sẽ giúp đơn giản hơn trong việc cho bé ăn dặm sau này

Tạo không khí dễ chịu, vui vẻ khi ăn

Tạo tâm lý thoải mái, vui vẻ khi ăn luôn là “chìa khóa” quan trọng giúp bé có thể làm quen với thức ăn một cách tốt nhất. Vì vậy, hãy cho con ăn chung với ba mẹ và tạo không khí vui vẻ với các thói quen ăn uống chuẩn mực. Điều này sẽ hình thành dần trong trẻ những kỹ năng ăn uống khi đã lớn. 

Giới hạn lượng sữa dưới 500ml một ngày

Khi bước sang giai đoạn ăn dặm, bé sẽ không còn bú hoàn toàn sữa mẹ mà sẽ bổ sung thêm năng lượng từ các bữa ăn. Bên cạnh đó, nếu mẹ vẫn cho con bú sữa theo liều lượng trước đây thì trẻ sẽ cảm thấy no khi đến bữa ăn dặm và không còn hứng thú với các món ăn nữa. 

Hãy giảm lượng sữa mẹ vào khoảng dưới 500ml mỗi ngày, tuy nhiên chỉ nên gia giảm một cách từ từ, không nên quá đột ngột, sẽ khiến trẻ thiếu hụt năng lượng và dinh dưỡng. 

Nên giới hạn lượng sữa mẹ khi cho con ăn dặm

Nên giới hạn lượng sữa mẹ khi cho con ăn dặm

Chỉ cho phép một bữa phụ giữa các bữa chính

Tương tự như người lớn, bé chỉ nên ăn thêm một bữa phụ giữa hai bữa chính để bổ sung đầy đủ năng lượng mà không làm quá no, ảnh hưởng đến bữa ăn kế tiếp. 

Ở các bữa phụ, mẹ có thể cho trẻ ăn theo phương pháp bốc nhón các loại trái cây, bánh dành riêng cho trẻ, cháo sữa hoặc trà hoa quả với liều lượng thích hợp. Bên cạnh đó vẫn cho trẻ bú thêm sữa mẹ để không bị thiếu hụt năng lượng. 

Bổ sung đầy đủ vitamin cho bé

Vitamin và khoáng chất là các dưỡng chất vô cùng thiết yếu cho sự phát triển thể chất và trí não của trẻ. Ba mẹ cần bổ sung cho con trong các bữa ăn chính, phụ với sự đa dạng nguyên liệu chế biến từ rau củ, thịt, cá, trái cây,…

Ngoài ra, bữa phụ cho bé với cháo sữa Burine hoặc trà hoa quả tăng sức đề kháng cũng là một sự lựa chọn tốt đối với các bé từ 6 tháng trở lên.

Bổ sung đầy đủ vitamin cho bé từ các loại thực phẩm như rau củ, thịt cá

Bổ sung đầy đủ vitamin cho bé từ các loại thực phẩm như rau củ, thịt cá

Thường xuyên thay đổi khẩu vị các món ăn

Khi ở giai đoạn mới tập ăn dặm, bé chưa thể ăn các loại thức ăn chứa nhiều gia vị muối, đường, mẹ hãy đa dạng hương vị bằng cách lựa chọn kết hợp các nguyên liệu từ thịt, cá, rau củ lại với nhau. 

Có thể thay lượng tinh bột hằng ngày bằng khoai lang, khoai tây, ngũ cốc hoặc yến mạch để tăng thêm hương vị và cung cấp nhiều chất xơ hơn. 

Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể tăng thêm sự thích thú, hào hứng với bữa ăn bằng cách cho trẻ lựa chọn dụng cụ ăn uống mới, đa dạng màu sắc. 

Xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật gồm 4 giai đoạn

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật mang nhiều ưu điểm và đem lại lợi ích tích cực cho bé trong quá trình làm quen với thức ăn. Bé có thể làm quen thức ăn thô sớm hơn so với phương pháp tập ăn dặm truyền thống. Việc tách riêng từng loại thức ăn trong các bữa ăn giúp bé dễ dàng nhận biết và phân biệt được nhiều mùi vị hơn. Bên cạnh đó, ăn dặm kiểu Nhật cũng tập cho bé thói quen ngồi trên bàn ăn, tạo sự nghiêm túc, tập trung tốt hơn. 

Đặc biệt, thực đơn ăn dặm cũng giúp bé có thể tự lập trong việc ăn uống từ sớm. 

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật giúp việc rèn luyện thói quen ăn uống cho con trở nên dễ dàng

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật giúp việc rèn luyện thói quen ăn uống cho con trở nên dễ dàng

Sau đây là 4 giai đoạn chính trong việc xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật.

Giai đoạn Gokkun (5 đến 6 tháng tuổi)

Ở giai đoạn này, mẹ chỉ nên cho con ăn các món bột ăn dặm mềm, mịn và lỏng tương tự như sữa chua để dễ ăn và tiêu hóa. 

Các loại thực phẩm phù hợp cho bé ở giai đoạn ăn dặm đầu tiên này gồm tinh bột, đạm với cháo, bánh mì, chuối, khoai, đậu hũ, thịt, cá, lòng đỏ trứng, đậu Hà Lan, sữa chua, phô mai tươi. Ngoài ra còn cần bổ sung nhóm vitamin từ cà rốt, bắp cải, bí đỏ, cà chua, bông cải xanh, hành tây, củ cải, táo, dâu, quýt,… 

Giai đoạn MoguMogu (7 đến 8 tháng tuổi)

Bước sang tháng thứ 7, bé đã làm quen với thức ăn và có kỹ năng sử dụng lưỡi và vòm hàm trên để nghiền thức ăn. Vì vậy, mẹ không cần cho bé ăn bột lỏng, mịn nữa mà có thể bổ sung các mảnh nhỏ thức ăn. 

Tuy nhiên, hãy quan sát thật kỹ xem bé có tự nghiền thức ăn hay nuốt chửng. Nếu bé vẫn nuốt chửng thức ăn thì mẹ nên quay trở lại giai đoạn 1 thêm một thời gian nữa rồi mới tiếp tục sang giai đoạn 2. 

Thức ăn cho bé trong giai đoạn này tương tự như trước nhưng có thể bổ sung thêm yến mạch, bún, mì, cháo theo tỉ lệ 1 phần gạo : 7 phần nước, cá hồi, đậu hũ, trứng, ức gà, sữa chua, phô mai, xà lách, ớt chuông, rau dền, dưa leo, măng tây tươi, hành lá, hành tím, rong biển,… 

Trẻ đã có thể ăn thức ăn đặc hơn khi bước sang giai đoạn MoguMogu

Trẻ đã có thể ăn thức ăn đặc hơn khi bước sang giai đoạn MoguMogu

Giai đoạn KamiKami (9 đến 11 tháng tuổi)

Lúc này, cơ hàm của bé đã hoàn thiện cùng với một vài chiếc răng, vì vậy, trẻ đã có thế nhấn nhá thức ăn giỏi hơn. Vì vậy, mẹ có thể nấu thức ăn thật mềm để con dễ tiêu hóa.

Đặc biệt, ở giai đoạn này, bé đã biết dùng hành động để phản đối việc ăn uống nếu không thích như xua tay, mím chặt môi, nhè phần thức ăn không thích ra ngoài,… Mẹ không nên sốt ruột hay mất bình tĩnh mà quát tháo, trẻ chỉ đang cố gắng làm quen và tìm kiếm hương vị mà mình yêu thích. 

Ngoài ra, lúc này, trẻ cũng đã có thể tự cầm rau, thịt hoặc bốc cơm ăn, hãy để cho con tự do phát triển với những gì bé thích mà đừng lo về việc áo hay sàn nhà sẽ bẩn mẹ nhé!

Giai đoạn Paku Paku (12 đến 18 tháng tuổi)

Ở độ tuổi này, trẻ đã bắt đầu bước vào giai đoạn cai sữa mẹ mà ăn các bữa ăn như người lớn. Hãy cho bé ăn 3 bữa ăn dặm và 2 cữ sữa, đồng thời giảm dần lượng sữa khi bé có thể ăn hết các suất ăn trong ngày. 

Trong giai đoạn 4, các loại thực phẩm trong thực đơn ăn dặm cần được phong phú với cách chế biến đa dạng hơn để kích thích trí tò mò và duy trì cảm thích thú, tò mò khi ăn của trẻ. 

Trong giai đoạn ăn dặm thứ 4 trẻ đã có thể ăn 3 bữa trong ngày với đa dạng thức ăn hơn

Trong giai đoạn ăn dặm thứ 4 trẻ đã có thể ăn 3 bữa trong ngày với đa dạng thức ăn hơn

Có thể thấy, 4 giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật được phân chia rất khoa học, giúp bé làm quen dần với thức ăn và tạo sự hứng thú, tò mò. Nhiều phụ huynh áp dụng phương pháp này và đã thành công, biến trải nghiệm ăn dặm của con trở nên thú vị và không cần tạo áp lực, thúc ép. 

Ngoài ra, khi chế biến các món ăn trong giai đoạn ăn dặm, mẹ chỉ nên tận dụng hương vị nguyên bản của nguyên liệu hoặc nêm nếm thật nhạt để tránh làm ảnh hưởng đến chức năng thận. 

*** Đừng bỏ qua thông tin: Trà ăn dặm cho trẻ giúp phát triển nhanh chóng

Các loại thức ăn không phù hợp cho bé ăn dặm

Bên cạnh việc băn khoăn không biết “Bé không chịu ăn dặm phải làm sao?” thì danh sách các loại thực phẩm không phù hợp cho bé trong giai đoạn này cũng vô cùng quan trọng. 

Sau đây là một số thực phẩm có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe của trẻ nếu ăn trong giai đoạn từ 4 đến 12 tháng tuổi:

 – Mật ong: Trong mật ong có thể chứa các bào tử vi khuẩn Clostridium botulinum, gây ngộ độc cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. 

 – Sữa bò và sữa đậu nành: Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện để có thể phân giải hoàn toàn protein trong sữa bò và sữa đậu nành. Khoáng chất có trong hai loại sữa này cũng không phù hợp cho hệ tiêu hóa của trẻ. 

 – Rau sống.

 – Quả và hạt cứng.

 – Thực phẩm cứng hoặc giòn có thể làm tổn thương nướu của trẻ. 

 – Thức ăn dính như kẹo cao su, thạch có thể mắc vào cổ họng gây nghẹt thở.

Không nên cho trẻ ăn thức ăn quá cứng, khô hay có độ dính

Không nên cho trẻ ăn thức ăn quá cứng, khô hay có độ dính

Bé ăn dặm không chịu uống sữa phải làm sao?

Ngược lại với băn khoăn không biết bé không chịu ăn dặm phải làm sao của nhiều ba mẹ thì việc bé ăn dặm mà không chịu uống sữa cũng khiến phụ huynh phải đau đầu. 

Trẻ không chịu uống sữa khi ăn dặm có thể do một số nguyên nhân sau:

 – Trẻ bị thu hút bởi thức ăn dặm hơn là sữa.

 – Ăn quá nhiều thức ăn dặm so với mức cần thiết.

 – Cho trẻ ăn dặm quá sớm.

Việc không bú sữa mẹ trong thời gian dài, đặc biệt là ở giai đoạn mới ăn dặm sẽ khiến trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch và có thể bị dư thừa năng lượng nếu ăn dặm vượt quá nhu cầu. 

Vậy, bé ăn dặm không chịu uống sữa thì phải làm sao?

Ba mẹ cần kiểm tra sức khỏe của trẻ định kỳ để chắc chắn con vẫn phát triển tốt theo đúng độ tuổi.

Bé ăn dặm không chịu uống sữa do khá nhiều nguyên nhân, ba mẹ cần khắc phục để cân bằng chế độ dinh dưỡng

Bé ăn dặm không chịu uống sữa do khá nhiều nguyên nhân, ba mẹ cần khắc phục để cân bằng chế độ dinh dưỡng

Xem lại chế độ ăn dặm của trẻ xem đã phù hợp hay chưa, theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, khoảng cách giữa các bữa ăn trong ngày tốt nhất là từ 3 đến 4 tiếng và lượng thức ăn cần phù hợp với cân nặng cũng như độ tuổi của bé. 

Điều quan trọng nữa đó là kiểm tra lại nguồn sữa mẹ có bị biến đổi hương vị do mẹ ăn nhiều thực phẩm cay, chua hay không. Hãy điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng của mẹ để chất lượng sữa được tốt nhất. Ngoài ra, nếu cho con uống sữa công thức thay cho sữa mẹ thì nên kiểm tra điều kiện bảo quản, hạn sử dụng thường xuyên để tránh cho trẻ uống sữa bị hư hỏng, biến chất. 

Cháo sữa Burine – thơm ngon, kích thích vị giác của bé

Cháo sữa Burine mang hương vị thơm ngon, dễ sử dụng sẽ là giúp mẹ giải quyết phần nào băn khoăn không biết bé không chịu ăn dặm phải làm sao. Đây là dòng sản phẩm cân bằng dinh dưỡng được rất nhiều ba mẹ tin tưởng cho con sử dụng, đặc biệt là các bé từ 6 tháng tuổi trở lên. 

Cháo sữa Burine có được sản xuất tại nhà máy ODW, Cộng hòa Liên bang Đức – tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực chế biến các sản phẩm tráng miệng dinh dưỡng tại Đức và các nước châu Âu. 

Cháo sữa Burine thơm ngon giúp mẹ trả lời câu hỏi “Bé không chịu ăn dặm phải làm sao?”

Cháo sữa Burine thơm ngon giúp mẹ trả lời câu hỏi “Bé không chịu ăn dặm phải làm sao?”

Cháo sữa Burine có công thức được cân đối về tỉ lệ dinh dưỡng với đầy đủ các thành phần chất béo, tinh bột, sữa nguyên chất (đến 90%) được chế biến, đóng gói, nhập khẩu nguyên vỉ về Việt Nam và phân phối độc quyền bởi Công ty TNHH Thương mại Vạn An. 

Cháo ăn liền cho bé Burine có 2 hương vị chính là vani, bích quy thơm ngon giúp kích thích vị giác của trẻ và hoàn toàn phù hợp với cho trẻ trong giai đoạn ăn dặm từ 6 tháng tuổi trở lên. 

Mẹ có thể cho bé yêu ăn cháo sữa Burine trong các bữa phụ, đem theo khi đi học mẫu giáo hay các buổi dã ngoại, du lịch của cả gia đình vô cùng tiện lợi.

Cháo ăn dặm Burine hiện có mặt tại hệ thống cửa hàng mẹ và bé, siêu thị trên khắp cả nước như Concung.com, Kids Plaza,… và các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada. 

Cháo sữa Burine được nhập khẩu từ Cộng hòa Liên bang Đức và phân phối độc quyền bởi Công ty TNHH Thương mại Vạn An

Cháo sữa Burine được nhập khẩu từ Cộng hòa Liên bang Đức và phân phối độc quyền bởi Công ty TNHH Thương mại Vạn An

Với những câu trả lời trong bài viết, chắc hẳn ba mẹ cũng đã có câu trả lời cho câu hỏi bé không chịu ăn dặm phải làm sao rồi đúng không? Trẻ không chịu ăn dặm do nhiều nguyên nhân, ba mẹ cần hiểu rõ để có hướng khắc phục phù hợp, kịp thời. Bên cạnh đó, quá trình cho trẻ ăn dặm cũng cần được tạo không khí vui vẻ, thoải mái, không thúc ép, gây áp lực. Hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết có thể trở thành hành trang hữu ích cho ba mẹ trong quá trình nuôi con đầy thú vị. Ngoài ra, hãy liên hệ cho Burine để được tư vấn và đặt hàng các sản phẩm dinh dưỡng cho bé vô cùng thơm ngon.

Bài Viết Liên Quan

12/04/2024

Mùa hè nóng bức, bé bị nóng trong người gây nổi mẩn đỏ và cảm giác ngứa ngáy là nỗi lo lớn của ba mẹ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích và những biện pháp giúp mẹ cải thiện tình trạng này trong mùa nắng nóng. Nguyên nhân khiến trẻ bị nóng trong người – Ăn ít chất xơ hoặc uống quá...

Xem thêm...

11/04/2024

Tháp dinh dưỡng không chỉ đơn giản là một bảng danh mục thực phẩm mà bé nên ăn, mà còn là một hệ thống tổ chức cẩn thận, nhằm đảm bảo bé nhận được đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển và sức khỏe toàn diện. Hãy cùng Burine tìm hiểu về tháp dinh dưỡng cho bé ăn dặm ngay tại bài viết dưới đây nhé! 1....

Xem thêm...

27/03/2024

Mẹ có biết từ 6 tháng đến 3 tuổi là giai đoạn bé dễ ốm vặt, ho sốt hay gặp các bệnh về tiêu hóa không? Bởi đây là thời điểm hệ miễn dịch của bé chưa được hoàn thiện, vi khuẩn rất dễ xâm nhập khiến bé bị ốm. Cùng Burine tìm hiểu bé hay ốm vặt nên bổ sung gì qua bài viết dưới đây nhé! 1. Nguyên...

Xem thêm...