blank

Hướng dẫn cho bé ăn dặm đúng cách, đảm bảo dinh dưỡng

10/06/2022

Bé 6 tháng tuổi nên ăn dặm với món gì, cách chế biến như thế nào, liều lượng bao nhiêu,… là những thắc mắc của nhiều mẹ khi bé bước vào độ tuổi ăn dặm. Bài viết dưới đây của Burine sẽ mách mẹ về hướng dẫn cho bé ăn dặm đúng cách, đảm bảo dinh dưỡng, giúp bé khỏe, mẹ yên tâm. Hãy cùng Burine khám phá ngay nhé!

Ăn dặm là gì?

Để có thể cho bé ăn dặm đúng cách, đầu tiên mẹ phải biết được ăn dặm là như thế nào? Có thể hiểu, ăn dặm là việc bổ sung thêm dưỡng chất cần thiết cho bé bằng các thức ăn khác ngoài sữa mẹ, giúp bé phát triển một cách toàn diện về cả thể chất và trí tuệ. Ở giai đoạn này, bé bắt đầu tập làm quen với việc ăn những thức ăn thô, chuyển dần từ bú sữa mẹ hay sữa công thức sang nhai và nuốt thức ăn.

Ăn dặm là giai đoạn cho bé tập làm quen với thức ăn thô và đặc hơn sữa mẹ

Ăn dặm là giai đoạn cho bé tập làm quen với thức ăn thô và đặc hơn sữa mẹ

Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý rằng ăn dặm chỉ giúp bổ sung thêm dưỡng chất cho bé chứ không thay thế hoàn toàn việc bú sữa. Mẹ vẫn cần cho bé bú sữa đầy đủ để cung cấp các kháng thể, giúp bé tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh.

Khi nào bắt đầu cho bé ăn dặm?

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 6 tháng là độ tuổi thích hợp mà mẹ nên cho bé bắt đầu tập ăn dặm. Khi lên 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé đã dần hoàn thiện, có thể tiêu hóa và hấp thụ các loại thức ăn đặc và phức tạp hơn sữa mẹ. Trong giai đoạn này, sữa mẹ cũng không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của bé. Vì vậy, mẹ cần cho bé ăn dặm đúng cách để bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.

Mẹ có thể cho bé ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi

Mẹ có thể cho bé ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi

Tác hại khi cho bé tập ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn

Cho bé ăn dặm đúng cách, đúng lúc là điều vô cùng quan trọng mà mẹ cần biết để bé có thể phát triển một cách toàn diện. Ăn dặm quá sớm hay quá muộn đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Tác hại khi cho bé ăn dặm quá sớm

Nhiều mẹ lo lắng rằng bé sẽ không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, bị suy dinh dưỡng, còi cọc nếu chỉ cho bé bú sữa. Do đó, mẹ thường vội vàng cho bé ăn dặm sớm khi bé mới 4 – 5 tháng tuổi. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp cho bé ăn dặm đúng cách mà còn có thể gây hại đến sức khỏe của bé.

 – Đối với những bé từ 4 – 5 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, hệ thống men amylase của bé sẽ không đủ để tiêu hóa thức ăn đặc, chỉ có thể hấp thụ những thức ăn có dạng lỏng như sữa. Nếu mẹ cho bé ăn dặm sẽ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa.

 – Ăn dặm sớm khiến bé bú ít sữa hơn, dẫn đến thiếu hụt một số chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ.

 – Khả năng nhai và nuốt thức ăn của bé còn kém, dễ bị nghẹn và hóc khi ăn.

 – Bên cạnh đó, việc cho bé ăn dặm quá sớm sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng, dễ bị tiêu chảy, đầy bụng,…

Không nên cho bé ăn dặm quá sớm

Không nên cho bé ăn dặm quá sớm

Tác hại khi cho bé ăn dặm quá muộn

Cũng có nhiều mẹ cố tình trì hoãn việc cho bé ăn dặm, thay vào đó cho bé bú sữa càng nhiều càng tốt vì nghĩ rằng sữa mẹ là nguồn thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, đủ cho bé có thể phát triển tốt. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng cho những bé dưới 6 tháng tuổi.

Trì hoãn việc ăn dặm có thể khiến bé bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển

Trì hoãn việc ăn dặm có thể khiến bé bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển

Khi bé lên 6 tháng tuổi, bé cần được cung cấp nhiều năng lượng cao hơn. Trong khi đó, sữa mẹ chỉ có thể đáp ứng khoảng 70% nhu cầu dinh dưỡng của bé. Do đó, mẹ cần cho bé ăn dặm để bổ sung nguồn dưỡng chất bị thiếu hụt.

Các nguyên tắc để bé ăn dặm đúng cách

Để xây dựng cho bé một chế độ ăn dặm khoa học, đảm bảo dinh dưỡng, giúp bé phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ, mẹ cần tuân thủ những nguyên tắc cho bé ăn dặm đúng cách sau.

Cho bé ăn dặm từ ít đến nhiều

Khi bé mới bắt đầu tập ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn từ từ, từng chút một để bé dễ dàng thích nghi với việc ăn những thức ăn đặc hơn sữa mẹ. Trong thời gian đầu, mẹ chỉ cần cho bé ăn 1 bữa ăn dặm/ngày với lượng khoảng 5 – 10ml. Khi bé đã quen với việc ăn dặm, hệ tiêu hóa của bé cũng đã hoàn thiện hơn, mẹ có thể tăng dần lượng thức ăn và cho bé ăn 2 bữa/ngày. Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung thêm các bữa phụ cho bé bằng trái cây, pudding Burine,…

Cho bé ăn dặm từ ít đến nhiều

Cho bé ăn dặm từ ít đến nhiều

>> Xem thêm bài viết về “Bữa phụ cho bé vừa tiện lợi, vừa giàu năng lượng”. 

Cho bé ăn dặm từ lỏng đến đặc

Để bé dễ dàng làm quen với việc ăn những thức ăn thô, mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm đúng cách bằng bột loãng, mềm, dễ nhai và dễ nuốt. Sau đó, tùy theo thể trạng của bé mà mẹ tăng dần độ đặc lên bằng việc cho bé ăn cháo xay nhuyễn, đồ ăn được cắt nhỏ, cơm nát,…

Cho bé ăn dặm từ ngọt đến mặn

Trong giai đoạn đầu, mẹ nên cho bé làm quen với các món ăn dặm có vị ngọt, thanh gần giống với vị của sữa để bé cảm nhận được hương vị quen thuộc. Sau đó, mẹ có thể cho bé ăn các món có vị mặn bằng việc cho thêm thịt, cá vào bột hoặc cháo. Mẹ cũng nên lưu ý là tuyệt đối không nêm muối, hạt nêm, bột ngọt,… vào thức ăn của bé dưới 1 tuổi vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến thận của bé. 

Tuyệt đối không nêm thêm gia vị vào đồ ăn của bé dưới 1 tuổi

Tuyệt đối không nêm thêm gia vị vào đồ ăn của bé dưới 1 tuổi

Cho bé làm quen với các thực phẩm mới trong 3 – 5 ngày

Để kiểm tra được bé có bị dị ứng với loại thực phẩm nào hay không, mẹ nên cho bé làm quen với thực phẩm mới với lượng ít trong 3 – 5 ngày. Nếu bé có dấu hiệu bị dị ứng, mẹ cần ngưng cho bé ăn ngay và nhờ sự tư vấn của bác sĩ. 

Tập cho bé ăn dặm đúng cách với đầy đủ dinh dưỡng

Trong những ngày đầu tập ăn dặm, mẹ có thể cho bé ăn bột gạo đã được xay nhuyễn. Khi bé đã quen hơn với việc ăn dặm, mẹ nên bổ sung thêm nhiều thực phẩm khác vào bột và cháo của bé để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé. Cụ thể, 4 nhóm dưỡng chất cần có trong thực đơn của bé, gồm:

 – Nhóm thực phẩm chứa bột đường (gạo, bột, khoai,…).

 – Nhóm thực phẩm chứa chất đạm (thịt nạc lợn, thịt nạc gà, lòng đỏ trứng gà,…).

 – Nhóm thực phẩm chứa chất béo (dầu oliu, dầu cá hồi,…).

 – Nhóm thực phẩm chứa chất xơ, vitamin và khoáng chất (rau, củ, quả).

Thực đơn ăn dặm của bé cần có đủ 4 nhóm dinh dưỡng

Thực đơn ăn dặm của bé cần có đủ 4 nhóm dinh dưỡng

Bé ăn dặm bao nhiêu là đủ (dinh dưỡng khuyến nghị cho bé)?

Theo nguyên tắc cho bé ăn dặm đúng cách, trong thời gian đầu, bé chỉ có thể ăn từ 5 – 10ml cháo ăn dặm. Nếu bé có tỏ vẻ háo hức khi ăn, mẹ có thể tăng dần lượng thực phẩm lên, cho đến khi bé có thể ăn được 50 – 100ml mỗi bữa. Tuy nhiên, việc tăng liều lượng và số bữa ăn phải đảm bảo khả năng tiếp nhận thức ăn cũng như thể trạng của bé, đảm bảo bé có thể phát triển cả thể chất và trí tuệ một cách tốt nhất.

BẢNG NHU CẦU DINH DƯỠNG KHUYẾN NGHỊ CHO TRẺ TỪ 6 THÁNG ĐẾN 6 TUỔI CỦA BỘ Y TẾ

Nhóm dinh dưỡng Từ 6 – 11 tuổi Từ 1 – 3 tuổi Từ 4 – 6 tuổi 
Các khoáng chất và vi chất Ca (mg/ngày) 400 500 600
Mg (mg/ngày) 54 65 76
Photpho (mg/ngày) 275 460 500
Selen (µg/ngày) 10 17 22
Iốt, sắt và kẽm Iốt (µg/ngày) 90 90  90
Sắt (mg/ngày) theo

giá trị sinh học khẩu

phần

5% 18,6 11,6  12,6 
10% 12,4 7,7 8,4 
15% 9,3  5,8  6,3 
Kẽm (mg/ngày) Hấp thu tốt 0,8- 2,58 2,4 3,1 
Hấp thu vừa 4,18  4,1 5,1 
Hấp thu

kém

8,38 8,4 10,3
Các vitamin/một ngày A (mcg) 400 400 450
D (mcg) 5 5 5
E (mcg) 4 5 6
K (mcg) 9 13 19
C (mcg) 30 30 30
B1 (mcg) 0,3 0,5 0,6
B2 (mcg) 0,4 0,5 0,6
B3 (mcg) 4 6 8
B6 (mcg) 0,3 0,5 0,6
B9 (mcg) 80 160 200
B12 (mcg) 0,4 0,9 1,2

Thực đơn cho bé ăn dặm đúng cách phù hợp với từng độ tuổi

Lượng sữa và lượng thức ăn dặm của bé sẽ có sự thay đổi theo độ tuổi. Khi bé càng lớn, mẹ cần giảm lượng sữa và tăng dần lượng thức ăn lên để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé. 

Cơ thể của bé sẽ dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng có trong từ thực phẩm nếu mẹ cho bé ăn dặm đúng cách, phù hợp với độ tuổi

Cơ thể của bé sẽ dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng có trong từ thực phẩm nếu mẹ cho bé ăn dặm đúng cách, phù hợp với độ tuổi

Thực đơn cho bé 6 tháng tuổi đến 12 tháng

Nhiều mẹ thắc mắc rằng “Thực đơn ăn dặm đúng cáchcho bé 6 tháng tuổi đến 8 tháng tuổi là như thế nào?”. Đối với bé ở độ tuổi này, mẹ nên cho bé tập làm quen với thức ăn mềm, được xay hoặc nghiền thật nhuyễn để bé dễ nuốt và dễ tiêu hóa. Trong những tuần đầu, mẹ cho bé ăn 1 bữa/ngày, sau đó có thể tăng lên 2 bữa/ngày và tăng độ đặc của cháo.

Với những bé từ 9 – 11 tháng, mẹ có thể tăng số bữa ăn dặm của bé lên 3 – 4 bữa một ngày. Ngoài rau, củ, quả, mẹ nên bổ sung thêm thịt, trứng, cá,… và các loại dầu ăn dành cho bé ăn dặm vào thức ăn của bé.

Thực đơn cho bé từ 12 – 23 tháng

Khi bé đã được 1 tuổi, bé đã quen với việc ăn dặm, kỹ năng ăn uống cũng tốt hơn rất nhiều, mẹ có thể xây dựng cho bé một thực đơn ăn dặm thật đa dạng với 4 bữa/ngày. 

Mẹ nên xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé thật đa dạng để có thể cung cấp nhiều loại dưỡng chất, cũng như giúp bé đỡ bị ngán

Mẹ nên xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé thật đa dạng để có thể cung cấp nhiều loại dưỡng chất, cũng như giúp bé đỡ bị ngán

Thực đơn cho bé từ 24 – 36 tháng 

Lúc này, bé đã có thể ăn các loại thức ăn tương tự như người lớn. Bé cũng không còn bú nhiều sữa, thay vào đó là các bữa ăn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, cung cấp năng lượng để bé vui chơi và phát triển cơ thể. Do đó, mẹ có thể cho bé ăn cơm, phở, bún,… Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho bé ăn thêm 1 – 2 bữa phụ mỗi ngày. Tuy nhiên, mẹ không nên cho bé ăn các loại thức ăn quá cứng hoặc quá dai, có thể khiến bé bị hóc và nghẹn.

Các kiểu ăn dặm phổ biến nhất hiện nay

Hiện nay, có 3 phương pháp ăn dặm phổ biến đó là ăn dặm theo kiểu truyền thống, ăn dặm tự chỉ huy và ăn dặm theo kiểu Nhật. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau. Vì vậy, mẹ cần tìm hiểu và lựa chọn phương pháp cho bé ăn dặm đúng cách, phù hợp với thể trạng của bé cũng như điều kiện gia đình.

Ăn dặm theo kiểu truyền thống

Ăn dặm theo kiểu truyền thống là phương pháp rất phổ biến tại Việt Nam. Mẹ sẽ cho bé ăn bột xay trộn chung với các thực phẩm khác. Khi bé đã quen với việc ăn dặm, mẹ có thể chuyển sa ng cháo, kết hợp với các thức ăn xay nhuyễn. Từ 6 tháng đến 24 tuổi, mẹ sẽ cho bé ăn các loại cháo ăn dặm. Từ 2 – 3 tuổi, bé có thể ăn được cơm. Khi lên 3 tuổi, bé có thể tự ăn thành thạo.

Phương pháp ăn dặm theo kiểu truyền thống giúp bé dễ tiêu hóa

Phương pháp ăn dặm theo kiểu truyền thống giúp bé dễ tiêu hóa

Với phương pháp ăn dặm theo kiểu truyền thống, bé sẽ dễ nuốt và tiêu hóa thức ăn, mẹ cũng tiết kiệm được nhiều thời gian trong khâu nấu nướng. Tuy nhiên, bé sẽ gặp khó khăn trong việc phân biệt mùi vị của từng loại thực phẩm, cũng như có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn thức ăn thô hơn và kỹ năng ăn, uống của bé.

Ăn dặm theo kiểu Nhật

Với phương pháp ăn dặm theo kiểu Nhật, mẹ sẽ cho bé ăn cháo loãng, kết hợp các loại thực phẩm khác mà không trộn lẫn vào nhau như phương pháp ăn dặm theo kiểu truyền thống. Điều này sẽ giúp giữ nguyên được hương vị nguyên bản của thức ăn. Với các bé từ 6 – 8 tháng, mẹ sẽ đút cho bé ăn. Khi bé được 9 – 11 tháng, mẹ có thể cho bé tự dùng tay để bốc thức ăn. Từ 13 tháng, mẹ hãy tập cho bé dùng thìa để xúc thức ăn. Khi bé lên 2 tuổi thì có thể tự ăn thành thạo.

Phương pháp ăn dặm theo kiểu Nhật giúp bé có khả năng phân biệt mùi vị của thức ăn tốt

Phương pháp ăn dặm theo kiểu Nhật giúp bé có khả năng phân biệt mùi vị của thức ăn tốt

Ưu điểm của phương pháp ăn dặm theo kiểu Nhật là bé sẽ có khả năng phân biệt mùi vị, kỹ năng ăn, uống tốt, có thể ăn được các thức ăn thô sớm. Tuy nhiên, mẹ sẽ mất nhiều thời gian để chế biến thức ăn cho bé hơn so với những phương pháp cho bé ăn dặm đúng cách khác.

Ăn dặm tự chỉ huy

Mẹ có thể cho bé ăn dặm theo phương pháp tự chỉ huy khi bé được 6 tháng, bé có thể ngồi vững, kiểm soát đầu và cổ tốt, có thể tự đưa thức ăn vào miệng. Đối với những bé 6 tháng, mẹ có thể cho bé dùng tay để cầm, nắm thức ăn. Khi bé lên 10 tháng, mẹ nên tập cho bé biết cách dùng thìa để múc thức ăn và cho vào miệng.

Ưu điểm của phương pháp tự chỉ huy là mẹ có thể tập cho bé tính tự lập, tự giác khi ăn, rèn luyện được các kỹ năng ăn, uống và cầm, nắm thức ăn tốt. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm đó là bé có thể gây bừa bãi, rơi vãi thức ăn, bé dễ bị nghẹn, hóc. Ngoài ra, vì bé được quyền lựa chọn loại thức ăn mình muốn nên bé có thể ăn ít hơn so với việc được mẹ đút ăn, có nguy cơ bị nhẹ cân. 

Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy sẽ giúp bé rèn được tính tự lập

Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy sẽ giúp bé rèn được tính tự lập

Do đó, để áp dụng phương pháp cho bé ăn dặm đúng cách, mẹ phải đảm bảo xây dựng cho bé một thực đơn khoa học, đầy đủ dưỡng chất. Mẹ cần lựa chọn những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa để nấu cho bé nên ăn. Khi chế biến, mẹ có thể cắt hay tạo hình thức ăn theo dạng sợi hay que để bé dễ cầm nắm.

Cháo ăn dặm Burine – đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, tiện lợi và thơm ngon

Cháo ăn dặm Burine là sản phẩm được rất nhiều mẹ sử dụng để làm cháo ăn dặm cho bé, thay thế cho việc nấu cháo. Cháo ăn dặm Burine có hương vị thơm ngon, có hơn 90% thành phần là sữa nguyên chất nên rất an toàn với sức khỏe và hệ tiêu hóa của bé. 

Cháo ăn dặm Burine có thành phần dinh dưỡng cân bằng, đảm bảo cho bé một bữa ăn đầy đủ dưỡng chất

Cháo ăn dặm Burine có thành phần dinh dưỡng cân bằng, đảm bảo cho bé một bữa ăn đầy đủ dưỡng chất

Mẹ có thể sử dụng cháo sữa Burine để làm bữa chính và bữa phụ cho bé từ 6 tháng tuổi, bé đi mầm non, bé lười uống sữa hay bé bị nhẹ cân, biếng ăn và chậm lớn. Cháo sữa sẽ bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cần thiết cho bé phát triển một cách toàn diện, giúp bé khỏe, mẹ yên tâm. Cách sử dụng cháo sữa Burine cũng rất đơn giản. Mẹ chỉ cần mở nắp hũ ra là có thể cho bé dùng ngay mà không cần phải hâm nóng.

Hiện tại, cháo ăn dặm Burine được bày bán tại rất nhiều hệ thống phân phối lớn trên toàn quốc như Kids Plaza, Con Cưng, Shoptretho, Tuticare, Bibomart, Aeon Mall, Vinmart, BigC,… mẹ có thể đến những địa điểm gần nhà để tìm mua sản phẩm. Hoặc mẹ cũng có thể đặt mua tại các trang thương mại điện tử như Shopee Mall, Lazada Mall hoặc Fanpage của Burine. Giá niêm yết mỗi vỉ cháo sữa là 95.000đ.

>> Tìm hiểu thêm thông tin về “Cháo sữa Burine có tốt không? Nên cho bé ăn vào lúc nào?”.

Tùy vào thể trạng của bé mà mẹ áp dụng phương pháp cho bé ăn dặm đúng cách, xây dựng thực đơn ăn dặm khoa học và phù hợp với độ tuổi của bé. Không nên nóng lòng khi thấy bé không chịu ăn dặm mà ép bé ăn, khiến bé có cảm giác bị căng thẳng, sợ hãi và chán ăn. Hy vọng với những chia sẻ về hướng dẫn cho bé ăn dặm đúng cách, đảm bảo dinh dưỡng của Burine sẽ giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức về chăm sóc trẻ nhỏ, giúp bé mau ăn, chóng lớn. Nếu cần thêm thông tin tư vấn hoặc đặt mua cháo sữa Burine, pudding Burine, hãy liên hệ với chúng tôi nhé!

Bài Viết Liên Quan

blank

27/03/2024

Mẹ có biết từ 6 tháng đến 3 tuổi là giai đoạn bé dễ ốm vặt, ho sốt hay gặp các bệnh về tiêu hóa không? Bởi đây là thời điểm hệ miễn dịch của bé chưa được hoàn thiện, vi khuẩn rất dễ xâm nhập khiến bé bị ốm. Cùng Burine tìm hiểu bé hay ốm vặt nên bổ sung gì qua bài viết dưới đây nhé! 1. Nguyên...

Xem thêm...
blank

26/03/2024

Mẹ đang tìm kiếm một phương pháp ăn dặm linh hoạt và hiệu quả cho bé của mình? Hãy cùng Burine tìm hiểu về phương pháp ăn dặm 3in1 giúp bé phát triển toàn diện mẹ nhé! Ăn dặm 3in1 là gì? Ăn dặm 3in1 thực sự là một sự kết hợp độc đáo giữa ba phương pháp ăn dặm phổ biến hiện nay là ăn dặm truyền thống, ăn...

Xem thêm...
blank

22/03/2024

Để đảm bảo sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh cho trẻ, việc cung cấp một chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng độ tuổi là rất quan trọng. Tháp dinh dưỡng là một cách thú vị và sáng tạo để khuyến khích trẻ nhỏ ăn uống đa dạng và cân đối. Dưới đây là một số lưu ý mà bố mẹ cần chú ý khi xây dựng...

Xem thêm...