Thời gian ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi một cách khoa học

02/06/2022

Con yêu được 6 tháng tuổi là một giai đoạn đầy thử thách với ba mẹ khi không biết thời gian ăn dặm cho bé 6 tháng như nào là hợp lý, phải cho con ăn gì, như thế nào, bao nhiêu,… Hiểu được điều đó, Burine xin gửi đến ba mẹ những kinh nghiệm bổ ích khi cho con ăn dặm qua bài viết sau đây.

Các nguyên tắc tập cho bé ăn dặm mà mẹ cần tuân thủ

Trước khi tìm hiểu thực đơn và thời gian ăn dặm cho bé 6 tháng, ba mẹ cần tuân thủ những nguyên tắc sau.

Nguyên tắc ăn dặm cho con yêu 6 tháng tuổi

Nguyên tắc ăn dặm cho con yêu 6 tháng tuổi

Nguyên tắc 1: Tập cho con ăn từ những thức ăn ngọt rồi đến mặn

Trước 6 tháng tuổi, nguồn thức ăn chủ yếu của con là sữa mẹ hoặc sữa công thức nên phải lựa chọn những món ăn có hương vị tương tự để con tập làm quen. Ba mẹ nên cho con ăn cháo sữa, bột ăn dặm có vị ngọt  trước. Sau đó mới thay bằng cháo, bột mặn, rồi dần đa dạng thực đơn của con với nhiều loại thực phẩm hơn.

Nguyên tắc 2: Mới đầu nên cho con ăn ít, sau đó tăng dần khẩu phần ăn

Trước 6 tháng tuổi, dạ dày của trẻ rất nhỏ nên ba mẹ cần cho con ăn lượng thức ăn vừa phải rồi sau đó tăng dần lên. Trong tháng đầu tiên, chỉ nên cho bé ăn từ 2 đến 3 muỗng bột là đủ. Sau đó, khẩu phần ăn của trẻ có thể được tăng lên thành nửa chén, 2 phần 3 chén,… để trẻ có đủ năng lượng phát triển.

Nguyên tắc 3: Cho trẻ ăn thức ăn loãng trước rồi mới đặc dần

Thức ăn chính của trẻ dưới 6 tháng là sữa mẹ hoặc sữa công thức dạng lỏng. Do đó, hệ tiêu hóa lúc bé 6 tháng tuổi vẫn còn rất yếu, chưa thể xử lý thức ăn đặc, cứng. Hơn nữa, nếu vừa bắt đầu ăn dặm mà đút cho bé thức ăn có kết cấu đặc, thô thì con dễ nhè ra do không quen. Vì thế, cần chế biến các món loãng trước để bé quen dần như cháo sữa, thức ăn xay nhuyễn,…

Nguyên tắc 4: Thức ăn phải đầy đủ chất dinh dưỡng

Để bé lớn khôn và khỏe mạnh thì ba mẹ cần cho con ăn đủ các chất dinh dưỡng. Thức ăn của bé phải đảm bảo có đủ các chất như chất đạm, chất xơ, chất béo, tinh bột và vitamin. Ngoài ra, ở tuổi này, bé đã có phản ứng với màu sắc. Do đó, thức ăn cũng cần được chế biến hấp dẫn, đẹp mắt để tạo sự hứng thú của trẻ với món ăn

Nguyên tắc 5: Không ép con ăn

Biếng ăn là một vấn đề đau đầu mà rất nhiều ba mẹ gặp phải khi tập cho con ăn dặm. Rất nhiều người đã không kiên nhẫn khi con quấy khóc, dẫn đến hành động ép buộc, dọa nạt.

Điều này là vô cùng không tốt cho trẻ. Lâu dần, trẻ sẽ sợ hãi việc ăn, uống, ảnh hưởng đến tinh thần của con. Nếu con quá căng thẳng và phản ứng chống đối khi ăn, ba mẹ có thể tạm ngưng, dỗ dành con rồi sau đó mới tiếp tục.

Ép con ăn sẽ gây tâm lý không tốt cho trẻ

Ép con ăn sẽ gây tâm lý không tốt cho trẻ

Thời gian ăn dặm cho bé 6 tháng trong ngày khi nào là tốt?

Khi tập cho con ăn dặm, ba mẹ nên lưu ý những mốc thời gian như sau:

– 7h30 sáng: Là lúc bé vừa ngủ dậy, cơ thể vẫn còn say giấc và mệt mỏi, do đó, không nên cho con ăn ngay vì dễ khiến bé yêu khó chịu, không ngon miệng. Lúc này, nên cho con uống sữa trước để đỡ đói, sau đó 8:30 mới ăn sáng để cơ thể hấp thu thức ăn một cách tốt nhất.

– 12h30 trưa: Đây là thời điểm cho bữa ăn dặm thứ 2 trong ngày của bé. Ba mẹ cần sau khi ăn khoảng 1 tiếng thì cho bé uống sữa.

– 16h30 chiều: Nên cho bé ăn dặm lần thứ 3 và uống sữa

Có thể cho bé bú thêm sữa vào buổi tối nhưng lưu ý không nên cho bé ăn sau 19h. Do sau khoảng thời gian này, hệ tiêu hóa của bé bắt đầu làm việc chậm hơn nên dễ gây tình trạng đầy hơi, khó tiêu nếu ăn no.

Trong thời gian ăn dặm cho bé 6 tháng, ngoài các bữa chính thì con cũng cần được bổ sung các bữa ăn phụ. Nếu không cho bé ăn phụ mà chỉ cho ăn bữa chính thì con sẽ bị đói, gây hại cho dạ dày.

Bữa phụ rất quan trọng đối với bé

Bữa phụ rất quan trọng đối với bé

Thời gian ăn dặm cho bé 6 tháng khoa học

Nhìn chung, ba mẹ có thể tham khảo thời gian ăn dặm cho bé 6 tháng sau đây.

Thời gian ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi tuần 1

– 7h30 – ăn phụ bữa sáng: Khi bé vừa ngủ dậy, cho bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức.

– 8h30- bữa ăn sáng: Pha bột hoặc cháo sữa cho bé ăn. Bột và cháo lúc này nên xay mịn, có vị ngọt.

– 12h30 – bữa ăn trưa: Cháo loãng hoặc cơm nghiền nát ăn cùng rau, củ nghiền.

– 16h30 – ăn phụ bữa chiều: Cho con bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.

– 17h30 – bữa ăn chiều: Cho bé ăn cháo loãng hoặc cơm nghiền như bữa trưa.

– Trước 19h – bữa ăn tối: Cho bé bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức.

Thời gian ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi tuần 2

Tương tự như tuần 1, thời gian ăn dặm cho bé 6 tháng vào tuần thứ 2 vẫn tập trung vào cháo, bột loãng có vị ngọt.

– 7h30 – ăn phụ bữa sáng: Cho bé bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức như thường ngày.

8h30- bữa ăn sáng: Bột hoặc cháo sữa. Nên cho bé ăn cháo sữa Burine với vị vani hoặc cháo sữa Burine vị bích quy để con yêu làm quen với hương vị mới lạ của thức ăn.

– 12h30 – bữa ăn trưa: Cháo loãng hoặc cơm nghiền nát, có thể đa dạng bữa cháo của bé bằng cách thêm đậu nghiền, rau xay nhuyễn,…

– 16h30 – ăn phụ bữa chiều: Cho bé uống sữa như thường ngày.

– 17h30 – bữa ăn chiều: Cho bé ăn cháo loãng hoặc cơm nghiền nát như bữa trưa.

– Trước 19h – bữa ăn tối: Cho bé uống sữa.

Thời gian ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi tuần 3

Sang tuần thứ 3, có thể tăng độ thô trong cháo của bé.

– 7h30 – ăn phụ bữa sáng: Cho con uống sữa như thường ngày. Lưu ý rằng dưới 12 tháng tuổi thì bé chỉ được uống sữa mẹ hoặc sữa công thức, không được uống sữa tươi đâu ba mẹ nhé!

– 8h30- bữa ăn sáng: Nên cho con ăn bột hoặc cháo xay. Cháo có thể không cần xay nhuyễn quá mà nên có kết cấu hơi đặc một chút. Muốn biết độ sánh, đặc của cháo thì chỉ cần múc 1 muỗng cháo, sau đó nghiêng muỗng đợi cháo nhỏ giọt xuống. Nếu khoảng 2 đến 3 giây cháo mới rơi 1 giọt thì là độ đặc lý tưởng cho tuần ăn dặm thứ 3.

– 12h30 – bữa ăn trưa: Có thể cho bé ăn cháo loãng, cháo sữa Burine hoặc rau, củ xay nhuyễn. 

– 16h30 – ăn phụ bữa chiều: Cho bé bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức như thường ngày.

– 17h30 – bữa ăn chiều: Cho bé ăn dặm với cháo hơi sánh, đặc. Có thể trộn cháo cùng một chút rau, củ hoặc ngũ cốc nghiền nát.

– Trước 19h – bữa ăn tối: Cho bé bú sữa hoặc uống sữa công thức.

Thời gian ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi tuần 4

– 7h30 – ăn phụ bữa sáng: Cho bé uống sữa như thường ngày.

– 8h30- bữa ăn sáng: Cho bé ăn cháo, có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm khác để bé tập quen với các hương vị mới. Cháo có thể ninh mềm, không cần xay mịn nữa để bé tập ăn thô.

– 12h30 – bữa ăn trưa: Cho bé ăn dặm với bột hoặc cháo tương tự như bữa sáng.

– 16h30 – ăn phụ bữa chiều: Cho bé uống sữa như thường ngày.

17h30 – bữa ăn chiều: Cho con ăn rau, củ nghiền, cháo sữa Burine hoặc Pudding Burine.

– Trước 19h – bữa ăn tối: Cho bé uống sữa.

Nhìn chung, trong tháng đầu tiên, thời gian ăn dặm cho bé 6 tháng không có quá nhiều sự thay đổi. Ba mẹ có thể tăng dần khẩu phần ăn của con qua mỗi tuần nếu cảm thấy bé ăn ngon miệng.

Tăng dần độ thô của cháo để phù hợp thời gian ăn dặm cho bé 6 tháng

Tăng dần độ thô của cháo để phù hợp thời gian ăn dặm cho bé 6 tháng

Thời gian biểu cho bé 6 tháng mẹ đi làm

Với những gia đình có ba mẹ đều đi làm và bận rộn thì việc chăm sóc bé như trên là không thể. Do đó, cần lập ra thời gian biểu để ông, bà hay người trông trẻ dễ dàng theo dõi. Ba mẹ có thể tham khảo thời gian ăn dặm cho bé 6 tháng khoa học sau đây:

Thời gian Việc cần làm
6h – 7h30 Gọi bé dậy, lau người và thay bỉm cho bé thật sạch sẽ. Sau đó cho bé uống khoảng 200ml sữa.
7h30 – 8h30 Chơi cùng bé hoặc bế bé đi dạo, ngắm cảnh.
8h30 – 9h Cho bé ăn dặm buổi sáng.
9h – 9h30 Có thể để bé vào cũi, cho bé tự chơi cùng đồ chơi trong lúc dọn dẹp.
9h30 – 10h30 Cho bé ngủ trưa.

>> Lưu ý rằng dù bé có ngủ say đến đâu thì cũng không nên để con ngủ quá 1 tiếng rưỡi.

10h30 – 11h Đánh thức bé dậy và đọc truyện hoặc chơi đồ chơi với con.
11h – 12h30 Cho bé ăn dặm buổi trưa, sau đó uống thêm sữa.

>> Lưu ý không nên cho bé ăn quá no vào buổi trưa vì dễ gây mệt mỏi.

12h30 – 13h30 Trò chuyện cùng bé, âu yếm hoặc massage cho bé.
13h30 – 15h30 Cho bé nghỉ trưa.

>> Lưu ý không để bé ngủ quá 2 tiếng vào thời gian này.

15h30 – 16h30 Đánh thức và cho bé bú thêm 200ml sữa.
16h30 – 17h30 Cho bé ăn dặm buổi chiều sau khi uống sữa khoảng 1 tiếng.
17h30 – 18h30 Cho bé tự vui chơi hoặc xem TV.
18h30 – 20h30 Cho con bú sữa hoặc uống sữa công thức. Sau đó đọc sách hoặc chơi các trò chơi đơn giản với bé
20h30 – 21h Cho con ngủ, trước khi con ngủ không nên cho ăn thêm để tránh gây hại cho hệ tiêu hóa.

Trên đây chỉ là thời gian biểu tham khảo chung, tùy vào từng thể trạng, thói quen, sở thích của bé mà ba mẹ có thể điều chỉnh cho phù hợp. Tuy nhiên, dù lịch sinh hoạt có khác nhau nhưng ba mẹ vẫn phải đảm bảo thời gian ăn dặm cho bé 6 tháng có đủ 3 buổi tập ăn chính như trên.

Thời gian ăn dặm cho bé 6 tháng hợp lý giúp con ăn ngon miệng

Thời gian ăn dặm cho bé 6 tháng hợp lý giúp con ăn ngon miệng

Lưu ý: Các mẹ cần lên thực đơn ăn dặm phù hợp cho bé để các bé tập làm quen với nhiều loại thức ăn giúp cho vị giác của bé phát triển toàn diện hơn.

Những câu hỏi thường gặp về việc ăn dặm của bé

Bé 6 tháng ăn bao nhiêu cháo là đủ?

Vào tuần đầu tiên khi bé mới tập ăn dặm, chỉ nên cho bé ăn từ 5 đến 7 muỗng cà phê cháo hoặc bột. Tùy phản ứng của bé mà ba mẹ có thể tăng dần khẩu phần ăn.

Sau khi con đã ăn quen, có thể cho bé ăn ổn định lượng thức ăn trong 3 buổi mỗi ngày. Tổng lượng cháo cần ăn trong ngày là khoảng 100 đến 200ml. Lúc này sữa vẫn là nguồn thức ăn quan trọng của bé nên ba mẹ vẫn phải đảm bảo bé uống đủ 500ml sữa mỗi ngày.

Nên cho bé 6 tháng ăn bữa phụ khi nào là tốt nhất?

Bữa ăn phụ của bé nên cách bữa chính từ 1 đến 2 tiếng để bé dễ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Bữa ăn phụ của trẻ có thể là trái cây, sữa, cháo sữa, phô mai,… Những loại thức ăn này dễ làm bé no, nếu ăn gần bữa chính sẽ khiến bé đầy bụng, ăn bữa chính không ngon miệng.

Khi nào thì cho bé ăn dặm 3 bữa?

Theo lời khuyên từ các chuyên gian, bé từ 6 tháng tuổi là có thể ăn dặm 3 bữa mỗi ngày. Với những trẻ đã đủ 10 tháng tuổi, việc ăn dặm đủ 3 buổi mỗi ngày là vô cùng cần thiết. Lúc này, cơ thể của bé đòi hỏi một lượng thức ăn nhiều hơn để vận động và phát triển.

Gợi ý cháo sữa ăn dặm Burine: Dinh dưỡng cho bé, tiện lợi cho mẹ

Nếu ba mẹ vẫn đang băn khoăn chọn lựa một món ăn dặm cho bé thì cháo sữa Burine là một gợi ý tuyệt vời. 

Mỗi hộp cháo sữa Burine có khối lượng là 50g, phù hợp với khẩu phần ăn cần thiết khi con tập ăn dặm. Thành phần của cháo sữa Burine bao gồm 90% sữa nguyên chất, bên cạnh đó là đường, tinh bột và hương liệu tự nhiên. Sản phẩm này có 2 vị chính là vị vani và bích quy, vô cùng thơm ngon và hợp khẩu vị với các con. Đây là một lựa chọn thông minh để bổ sung dinh dưỡng phù hợp bé từ 6 tháng tuổi. Cháo sữa Burine mềm mịn dễ ăn và rất dễ tiêu hóa, phù hợp với các bé mới ăn dặm, tập làm quen với các thực phẩm ngoài sữa.

Cháo sữa Burine với hũ nhỏ gọn 50g, mở nắp là có thể ăn ngay rất tiện lợi để bé đem theo đi học hoặc đi chơi.

>> Mua cháo sữa Burine và các sản phẩm khác cho bé TẠI ĐÂY!

Cháo sữa Burine vị bích quy phù hợp cho bé ăn dặm

Cháo sữa Burine vị bích quy phù hợp cho bé ăn dặm

Mong rằng bài viết trên đã giúp ba mẹ có thêm kinh nghiệm trong giai đoạn đầu tập cho con ăn dặm. Khẩu phần và thời gian ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi là vô cùng quan trọng, Vì vậy, ba mẹ hãy nhớ cho con ăn đúng giờ và đừng quên thêm món cháo sữa Burine vào thực đơn của con yêu hằng ngày nhé!

Xem thêm: Cháo ăn dặm cho bé

Bài Viết Liên Quan

21/10/2024

Việc bé bú ti mẹ song song với bú bình là một lựa chọn phổ biến mà nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng để linh hoạt hơn trong quá trình chăm sóc con. Đây là cách giúp bé vẫn nhận được dinh dưỡng từ sữa mẹ nhưng mẹ cũng có thêm thời gian cho công việc và những hoạt động cá nhân. Tuy nhiên, việc áp dụng thành công phương...

Xem thêm...

23/05/2024

Bé biếng ăn là một trong những vấn đề dinh dưỡng mà ba mẹ thường gặp phải và lo lắng. Để khắc phục tình trạng này, các bậc phụ huynh cần nắm rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp. Burine sẽ chia sẻ thực đơn cho bé 10 tháng biếng ăn trong bài viết dưới đây. Tổng quan về nhu cầu dinh dưỡng của bé 10 tháng tuổi...

Xem thêm...

23/05/2024

Ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng là một trong những phương pháp chăm sóc bé được các bậc phụ huynh quan tâm và ưa chuộng. Hãy cùng Burine khám phá cách xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6-7 tháng tuổi trong bài viết dưới đây. Trong giai đoạn 6 tháng tuổi, việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé...

Xem thêm...