Khi bé yêu chuẩn bị bước vào tháng thứ 5 thì việc mẹ tìm hiểu về nguyên tắc cũng như cách xây dựng thực đơn các món ăn dặm cho bé 5 tháng là điều vô cùng cần thiết. Điều này không chỉ giúp bé có thể phát triển một cách toàn diện mà còn đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa còn non yếu.
Thực đơn các món ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi chuẩn và chi tiết
Mỗi giai đoạn ăn dặm của bé sẽ có các nguyên tắc xây dựng thực đơn khác nhau. Đối với việc xây dựng thực đơn các món ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi, mẹ cần nắm rõ các nguyên tắc về thành phần, hàm lượng dinh dưỡng cần thiết, khẩu phần ăn cùng cách thức xây dựng thực đơn để có thể vừa giúp cho bé yêu ăn ngon, vừa đảm bảo tránh được các ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa cũng như sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ của bé sau này.
Trên thực tế, theo khuyến cáo từ bộ Y tế, giai đoạn tốt nhất để bé bắt đầu ăn dặm là từ 6 tháng trở lên. Song, ba mẹ có thể cho bé ăn dặm sớm hơn nếu nhận ra các dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng như:
– Bé hợp tác khi được mẹ cho ăn.
– Miệng thường xuyên trong trạng thái nhai dù không có gì bên trong hoặc bé sẵn sàng nhai bất cứ thứ gì được cho ăn.
– Bé bắt đầu có thể dùng tay để cầm những vật nhỏ đưa vào miệng.
– Cảm thấy thích thú khi được ngồi chung trong bữa ăn, thường quan sát miệng người xung quanh khi họ đang ăn và đưa tay với lấy đồ ăn.
– Thường xuyên đòi bú giữa đêm.
– Số lần bú mẹ trong ngày tăng lên do nhu cầu dinh dưỡng tăng.
Các nguyên tắc về hàm lượng và thành phần dinh dưỡng cần thiết mẹ cần nắm khi lên thực đơn các món ăn dặm cho bé 5 tháng bao gồm:
– Cung cấp đủ 5 nhóm chất cần thiết: chất đạm, chất béo, vitamin, đường bột, khoáng chất và chất xơ.
– Đa dạng hóa thực đơn theo phương pháp tô màu bữa ăn, thay đổi linh hoạt trong việc lựa chọn món ăn để bé có thể hấp thụ được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, nếm qua nhiều hương vị khác nhau, tránh tình trạng kén ăn về sau.
– Mỗi ngày chỉ nên ăn 1 bữa, sau khoảng 10 – 15 ngày, số bữa có thể tăng dần lên.
– Cho bé uống đủ lượng sữa cần thiết, tránh vì để bé có thể ăn dặm nhiều hơn mà cắt giảm lượng sữa.
– Độ thô của thức ăn: Việc cho bé ăn dặm cần đảm bảo tuân thủ nguyên tắc ăn từ mềm đến cứng, loãng đến đặc. Đối với bé 5 tháng tuổi, vì giai đoạn này bé vừa bắt đầu chuyển từ uống sữa sang ăn dặm nên hệ tiêu hóa của còn rất yếu. Do đó, thức ăn dặm nên ở dạng nhuyễn để bé có thể hấp thụ dễ dàng.
Các món ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi nên ở dạng nhuyễn để bé dễ hấp thụ
– Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi cần tuân theo thứ tự sau đây:
+ Nhóm 1: Ngũ cốc và tinh bột.
+ Nhóm 2: Rau, củ, quả (tránh chọn chuối cho bé mới tập ăn dặm).
+ Nhóm 3: cá trắng, thịt lợn, thịt gà.
– Ăn từ ít đến nhiều, từ ngọt đến mặn.
Đối với bé 5 tháng tuổi, ăn dặm chỉ là một bữa ăn phụ (1 bữa/ngày) và sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho đến khi bé được 12 tháng tuổi.
Đây là thời điểm bé tập làm quen với thức ăn thô cùng các mùi vị mới. Do đó, liều lượng ăn của một bữa trong thực đơn các món ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi tối ưu nhất sẽ là:
– Bột/cháo sữa ăn dặm: 80ml/bữa.
– Thịt bò/lợn: 25 gram/bữa.
– Rau/củ: 20 gram/bữa.
Đối với các món mới trong thực đơn, mẹ nên cho bé ăn với liều lượng 1 thìa (khoảng 5ml) và tăng dần tùy theo sự yêu thích và nhu cầu của bé nhưng tôi đa chỉ từ 7 – 10 thìa cho mỗi bữa. Mẹ cũng cần kiên nhẫn trong việc cho bé làm quen với các món ăn mới, vì những lần đầu bé sẽ luôn từ chối.
Mẹ chỉ nên cho bé 5 tháng tuổi mới bắt đầu ăn dặm ăn 1 bữa/ngày
Để có thể vừa giúp bé yêu phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần, dễ dàng đạt được cân nặng mong muốn, vừa đảm bảo sự an toàn cho hệ tiêu hóa non yếu của trẻ, mẹ cần chuẩn bị một thực đơn các món ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi khoa học, phù hợp.
Dưới đây là bảng gợi ý thực đơn chi tiết theo tuần mà mẹ có thể tham khảo.
TUẦN |
THỰC ĐƠN CÁC MÓN ĂN DẶM CHO BÉ 5 THÁNG |
1 |
|
2 |
|
3 |
|
4 |
|
5 |
|
Bảng thực đơn các món ăn dặm cho bé 5 tháng theo tuần
Có thể thấy, thực đơn các món ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi không quá cầu kỳ, dễ thực hiện. Song, để đảm bảo các món ăn được thơm ngon, dễ ăn, giữ được nguyên vẹn các giá trị dinh dưỡng sau khi nấu, mẹ cần lưu ý một số điều sau đây.
Nước lạnh sẽ khiến các chất trong gạo bị hòa tan và dễ bay hơi, làm gạo bị trương lên. Do đó, thay vì sử dụng nước lạnh, mẹ nên nấu cháo với nước nóng ấm, vừa giữ được nguyên vẹn các giá trị dinh dưỡng có trong gạo, vừa rút ngắn thời gian nấu.
Lượng cháo mà bé ăn ở giai đoạn 5 tháng tuổi là rất ít, mẹ nên nấu lượng nhỏ, vừa đủ cho mỗi bữa. Trường hợp quá bận rộn, mẹ có thể nấu sẵn cháo trắng, sau đó chia thành từng bữa nhỏ với liều lượng phù hợp và bảo quản trong tủ lạnh.
Tránh việc hâm lại cháo nhiều lần trong 1 ngày. Bởi điều này không chỉ làm mất đi các chất dinh dưỡng có trong món ăn mà còn làm giảm đi hương vị thơm ngon, ảnh hưởng đến hứng thú ăn của bé.
Tham khảo thêm: thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Đây là một trong những cách hiệu quả giúp mẹ đảm bảo mức độ tươi ngon cũng như yếu tố an toàn thực phẩm, tránh các vấn đề như mua phải giống rau củ biến đổi gen hay dư thừa lượng thuốc bảo vệ thực vật,… Qua đó, bảo vệ tốt sức khỏe, sự phát triển của trẻ.
Lựa chọn rau củ theo mùa sẽ giúp mẹ đảm bảo độ tươi ngon cũng như yếu tố an toàn thực phẩm khi nấu các món ăn dặm cho bé 5 tháng
Theo nguyên tắc, mẹ nên rã đông theo trình tự chuyển từ ngăn đông đến ngăn lạnh và cuối cùng là để ở nhiệt độ phòng, chỉ bắt đầu đun nấu khi thực phẩm đã hết lạnh.
Tránh việc rã đông bằng cách chuyển trực tiếp thực phẩm từ ngăn lạnh ra nhiệt độ phòng hoặc sử dụng nước nóng. Bởi điều này sẽ khiến thực phẩm mất đi dưỡng chất, dễ bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là các thực phẩm như cá, thịt. Khi sử dụng chúng để chế biến các món ăn dặm cho bé có thể sẽ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, ngộ độc.
Tham khảo: Top 20 món cháo ăn dặm bé yêu thích nhất
Để đa dạng hóa bữa ăn dặm cho bé, giúp bé có thể làm quen được với nhiều loại và hương vị đồ ăn khác nhau hơn thì bên cạnh các món trong thực đơn nêu trên, khi bé bắt đầu ăn dặm hoặc bước sang tháng thứ 6, mẹ có thể cho bé dùng kết hợp với các sản phẩm ăn dặm dinh dưỡng khác như các chế phẩm từ sữa: sữa chua, phomai, cháo sữa, pudding, váng sữa,…
Với các ưu điểm nổi trội như: khả năng cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết tối ưu; được sản xuất trực tiếp tại nhà máy ODW; đạt các tiêu chuẩn EU; đa dạng hương vị để lựa chọn cùng cách thức sử dụng vô cùng đơn giản, tiện lợi,… cháo sữa Burine và pudding Burine hiện là một trong các sản phẩm được các mẹ tin tưởng, ưu tiên lựa chọn hàng đầu hiện nay.
Cháo sữa Burine là sản phẩm ăn dặm được chế biến với sự kết hợp hài hòa giữa hơn 90% sữa nguyên chất và tinh bột đã nấu chín, giàu canxi, dưỡng chất nên rất dễ tiêu hóa, đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa non yếu của trẻ. Đồng thời, việc cân bằng dinh dưỡng đường đạm, chất béo cũng đạt hiệu quả cao hơn.
Không chỉ vậy, đây còn là sản phẩm được sản xuất trực tiếp tại Đức và nhập khẩu nguyên vỉ về Việt Nam, đạt tiêu chuẩn chứng nhận thực phẩm an toàn và chất lượng cao IFS, các tiêu chuẩn EU. Mẹ hoàn toàn có thể an tâm khi cho bé yêu sử dụng cháo sữa Burine làm bữa chính hoặc bữa phụ mỗi ngày.
Cháo sữa Burine – bữa ăn dinh dưỡng, tiện lợi
Cháo sữa Burine có 2 hương vị để bé lựa chọn thay đổi luân phiên là vị bích quy và vị vani. Cả 2 loại đều có màu trắng ngà, mịn và đặc sánh. Cháo sữa vani có vị thanh mát, hương thơm dịu nhẹ (là hương vị được nhiều bé yêu thích hiện nay) còn cháo sữa bích quy lại có hương vị đậm đà hơn.
Tương tự như cháo sữa Burine, pudding Burine vị vani cũng là sản phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu tự nhiên với 92% là sữa nguyên chất, đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng đặc biệt như chất đường, chất béo, chất đạm, các khoáng chất và vitamin, đạt tiêu chuẩn EU. Mẹ có thể dùng sản phẩm làm bữa ăn phụ hoặc món tráng miệng để bổ sung dưỡng chất cho trẻ trong giai đoạn ăn dặm, đặc biệt là trẻ lười uống sữa, chậm lớn.
Pudding Burine vị vani – Bữa ăn phụ thơm ngon, dinh dưỡng cho bé, tiện lợi cho mẹ
Với hương vị thơm ngon, mềm mịn, pudding Burine vị vani rất dễ hấp thu, tiêu hóa, mang lại hiệu quả kích thích vị giác tốt, giúp trẻ cảm thấy hào hứng hơn đối với đồ ăn. Đây đang là sản phẩm rất được các bé yêu thích hiện nay, hương vị đậm đà, ngon hơn khi để trong ngăn mát tủ lạnh.
Ngoài các giá trị dinh dưỡng nêu trên, với thiết kế dạng hũ 50g, mẹ có thể tính lượng ăn cho bé một cách nhanh chóng, dễ dàng, tiện lợi mang theo vì kích thước nhỏ gọn.
Đặc biệt, với đặc điểm có thể sử dụng ngay sau khi mở nắp, không cần chế biến hay hâm nóng, sản phẩm vô cùng tiện lợi cho mẹ khi chăm sóc bé. Nhất là các mẹ bận rộn, không có nhiều thời gian chuẩn bị món ăn nhưng vẫn mong muốn đảm bảo tốt dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện của bé.
Trên đây là những chia sẻ của Burine về nguyên tắc cũng như cách xây dựng thực đơn các món ăn dặm cho bé 5 tháng. Hy vọng có thể giúp ích cho mẹ trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng sự phát triển toàn diện cho con. Trường hợp cần mua hoặc được tư vấn cụ thể hơn về sản phẩm cháo sữa Burine, pudding Burine hoặc về thực đơn ăn dặm cho bé, mẹ đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với Burine qua hotline để được hỗ trợ một cách tốt nhất nhé!
21/10/2024
Việc bé bú ti mẹ song song với bú bình là một lựa chọn phổ biến mà nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng để linh hoạt hơn trong quá trình chăm sóc con. Đây là cách giúp bé vẫn nhận được dinh dưỡng từ sữa mẹ nhưng mẹ cũng có thêm thời gian cho công việc và những hoạt động cá nhân. Tuy nhiên, việc áp dụng thành công phương...
Xem thêm...23/05/2024
Bé biếng ăn là một trong những vấn đề dinh dưỡng mà ba mẹ thường gặp phải và lo lắng. Để khắc phục tình trạng này, các bậc phụ huynh cần nắm rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp. Burine sẽ chia sẻ thực đơn cho bé 10 tháng biếng ăn trong bài viết dưới đây. Tổng quan về nhu cầu dinh dưỡng của bé 10 tháng tuổi...
Xem thêm...23/05/2024
Ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng là một trong những phương pháp chăm sóc bé được các bậc phụ huynh quan tâm và ưa chuộng. Hãy cùng Burine khám phá cách xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6-7 tháng tuổi trong bài viết dưới đây. Trong giai đoạn 6 tháng tuổi, việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé...
Xem thêm...