blank

Tư vấn chế độ dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi – Con khỏe, mẹ vui!

11/05/2022

Dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi là vấn đề mà hầu hết các ba mẹ có con nhỏ đều quan tâm. Năm thứ 2 là giai đoạn mà bé bắt đầu mọc răng, tập cai sữa mẹ, suy nghĩ và vận động nhiều hơn nên cần phải đảm bảo thực đơn ăn uống sao cho vừa phong phú, vừa bổ dưỡng.

2 tuổi – giai đoạn quan trọng cho sự phát triển của trẻ

Bắt đầu bước vào tuổi thứ 2, chiều cao của trẻ em sẽ phát triển ổn định dần, mỗi năm các bé cao thêm trung bình khoảng 10cm. Theo như kết quả nghiên cứu của Đại học Liên hợp quốc tại Tokyo (Nhật Bản), chế độ dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi chính là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em. Cụ thể, dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về kích thước, chức năng của xương, răng và các cơ quan khác.

Giai đoạn 2 tuổi là thời kỳ mà bé bắt đầu mọc răng và có thể ăn, uống nhiều loại thực phẩm. Nhu cầu dinh dưỡng của bé trong giai đoạn này cũng tăng cao để cung cấp năng lượng cho việc vui chơi, hoạt động. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của bé lúc này vẫn còn rất non yếu (nhất là với những trẻ không bú mẹ), nếu chế độ ăn không phù hợp sẽ khiến bé bị tiêu chảy, chán ăn,… Do đó, cần phải thật lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi trong các bữa ăn, cụ thể:

  • Bé cần được ăn 2 bữa cơm nát mỗi ngày.
  • Bữa ăn cần có đầy đủ các chất.
  • Các con lúc này đã ăn được khá nhiều thực phẩm nên thực đơn cũng cần phong phú hơn, giúp kích thích vị giác, khứu giác và thị giác của bé cưng.

Ngoài ra, việc bổ sung vitamin C còn vô cùng cần thiết cho trẻ. Vitamin C là một chất quan trọng tham gia vào quá trình làm lành vết thương, hỗ trợ tăng sức đề kháng, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, ung thư,… Do đó, nên bổ sung vitamin C cho trẻ qua trái cây, rau xanh hoặc các loại nước ép, trà cốm hoa quả,…

Sự phát triển của trẻ em 2 tuổi

Sự phát triển của trẻ em 2 tuổi

Những thực phẩm không an toàn cho trẻ 2 tuổi mà ba mẹ cần tránh

Ngoài việc đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi, ba mẹ cũng cần quan tâm đến các thức ăn mà trẻ không nên ăn. Một số loại thức ăn có thể gây hại cho sức khỏe của bé bao gồm:

  • Các loại thức ăn dễ khiến bé bị nghẹn: xúc xích, quả hạch, quả anh đào, kẹo cứng, kẹo dẻo, nho nguyên quả, bỏng ngô, phô mai kéo sợi, kẹo cao su, các loại củ chưa được luộc mềm,…
  • Các loại thức ăn chứa nhiều đường, dầu mỡ và chất béo: khoai tây chiên, kẹo, bánh quy, bánh snack, nước ngọt có gas,… Những thức ăn này thường có nhiều màu sắc và rất ngon miệng, hấp dẫn các bé, nếu không được kiểm soát thì bé sẽ dễ bị thừa cân.
  • Các loại thức ăn khó tiêu hóa, dễ gây ngộ độc cho bé: mật ong, bơ đậu phộng,… Trong mật ong có chứa bào tử của vi khuẩn Clostridium Botulinum, loại bào từ này sẽ gây ra độc tố khiến bé ngủ lịm, biếng ăn, yếu cơ, chóng mặt. 

Ngoài ra, do trẻ chỉ vừa bắt đầu phát triển, ba mẹ vẫn chưa biết được liệu bé có bị dị ứng với loại thực phẩm nào hay không nên cần quan sát thật kỹ những biểu hiện của bé khi ăn để kịp thời xử lý. Một số thực phẩm có thể gây dị ứng nên lưu ý đó là: các loại hạt, trứng, các loại sữa, lúa mì, cá, các động vật có vỏ. Khi bé có triệu chứng gì bất thường, hãy đưa bé đến bác sĩ nhi khoa gần nhất ngay nhé!

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi

Theo các chuyên gia thuộc lĩnh vực Nhi khoa, 2 tuổi là thời điểm mà não bộ phát triển rất nhanh chóng. Bé 2 tuổi sẽ rất năng động, thích chạy nhảy, đùa giỡn, tìm tòi,… nên cần rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng. Do đó, bé cần ăn ít nhất 3 bữa chính mỗi ngày, kết hợp với 1 hoặc 2 bữa ăn nhẹ. 

Bé 2 tuổi đa phần đã mọc được 10 chiếc răng, do đó, các mẹ nên tập cho bé ăn cơm kèm với thực đơn đa dạng. Mỗi bữa cơm, mẹ nên lưu ý thực đơn cần có đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi như:

  • Chất đạm từ thịt, cá, trứng.
  • Tinh bột có trong cơm, bún, hủ tiếu, nui,…
  • Lipid từ dầu thực vật.
  • Chất xơ như rau xanh, củ, quả.
  • Các loại vitamin có trong các loại trái cây, nước ép và trà hoa quả.

Ngoài bữa ăn chính cần phải đúng giờ và đầy đủ chất, bữa ăn phụ cũng vô cùng quan trọng để cung cấp năng lượng cho trẻ. ba mẹ nên cho bé ăn những loại thức ăn giúp hỗ trợ tiêu hóa và giàu vitamin như trái cây, cháo sữa,… vào bữa phụ. Có thể tham khảo thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi như sau:

  • Bữa sáng từ 6h30 đến 7h30 nên cho bé ăn các loại thức ăn như cháo, phở, súp, sandwich,…
  • Bữa phụ từ 8h30 đến 9h30 nên cho bé uống sữa, ăn phô mai hoặc cháo sữa Burine,…
  • Bữa trưa từ 11h đến 12h nên cho bé ăn cơm kèm các món canh chua, cá hồi, canh khoai mỡ, thịt bò xào,…
  • Bữa phụ chiều từ 14h đến 15h nên ăn bánh, uống sữa hoặc ăn cháo sữa Burine, pudding Burine. Các loại bánh mà bé nên ăn bao gồm bánh sữa, bánh khoai, bánh bí đỏ, bánh flan,…
  • Bữa chiều từ 17h – 17h30 nên cho bé ăn cơm như bữa trưa. 
  • Một số bé có thể chất tốt, vận động nhiều thì nên được ăn thêm bữa phụ vào buổi tối trước khi ngủ từ 1 đến 2 tiếng. Bữa phụ có thể là rau, củ luộc hoặc ngũ cốc.

Ba mẹ cần nhớ rằng, bé trong giai đoạn tập ăn sẽ vô cùng chậm chạp, vụng về và bừa bộn. Lúc này, tuyệt đối không nên hối thúc hay giận dữ với con mà hãy kiên nhẫn, khuyến khích, tương tác và khen ngợi để con ăn ngoan hơn. Nên cho bé ăn đa dạng thức ăn, từ đó hiểu được con thích ăn món gì nhất để cân bằng thực đơn sau này của con.

Nếu bé thích tự ăn bằng tay, các mẹ cũng không nên quá nghiêm khắc trong việc dạy dỗ bé. Giai đoạn này quan trọng nhất chính là bé được ăn ngon miệng, do đó, bé vẫn có thể ăn bằng tay miễn là đảm bảo vệ sinh.

Bữa cơm đẹp mắt và đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi

Bữa cơm đẹp mắt và đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi

Các mẹ có thể tham khảo các món ăn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi, giúp tăng chiều cao tại: https://burine.vn/cho-tre-an-gi-de-tang-chieu-cao-toi-uu/ 

Làm gì khi trẻ không chịu ăn?

Tại sao con lại biếng ăn?

Mặc dù thức ăn vô cùng ngon miệng, đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi nhưng đa số các bé vẫn thường xuyên quấy khóc và né tránh thức ăn, nguyên nhân là do đâu?

Việc bé không chịu ăn có thể đến từ các nguyên nhân sau:

  • Bị bệnh: Lúc này, các con sẽ cảm thấy không thoải mái, không muốn ăn uống hay làm gì cả. 
  • Chế độ ăn không phù hợp: Trước bữa ăn chính, có thể bé đã ăn quá nhiều đồ ăn vặt hoặc uống nhiều nước, dẫn đến cảm giác còn no, không muốn ăn.
  • Thiếu vận động: Ngày nay, với chiếc điện thoại có kết nối Internet, nhiều trẻ em chỉ thích nằm xem video chứ không muốn chạy, nhảy, vui chơi. 
  • Tâm lý: Với những bé ham chơi, bé sẽ cảm thấy việc ăn, uống rất phiền. Lúc này, các con chỉ muốn được chơi đồ chơi hoặc vui đùa bên ngoài mà không chịu ngồi vào bàn ăn. Ngoài ra, nếu từng bị dọa nạt khi ăn hay bị ép ăn, bé sẽ sinh ra cảm giác sợ hãi mỗi khi đến bữa.

Cần phải làm gì khi bé yêu không chịu ăn?

Ba mẹ cần chú ý đến biểu hiện khác thường của con, kiểm tra xem con có dấu hiệu bị bệnh hay không để đưa đi khám sớm nhất. Ngoài ra, nếu con ăn vặt hay uống nước quá nhiều thì sẽ cảm thấy no, do đó, ba mẹ phải kiểm soát chế độ ăn, tránh để con bỏ bữa ăn chính. Với trẻ đang trong giai đoạn lớn, ba và mẹ nên dành thời gian vui đùa, hướng dẫn con chơi những trò chơi vận động thể chất (như trốn tìm, nhảy dây, đá banh,…), tuyệt đối không có quan điểm rằng đưa cho con điện thoại thì con sẽ ngồi im không nghịch phá.

Những nguyên nhân mà bé biếng ăn do bệnh, chế độ ăn hay thiếu vận động thì có thể khắc phục nhanh chóng. Vậy, đối với những bé biếng ăn bẩm sinh thì phải làm sao? Một số các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên:

  • Tạo không khí trên bàn ăn thật vui vẻ: Thay vì cho con ăn riêng, cả nhà nên ăn cơm cùng giờ với con. Việc ngồi vào bàn ăn, cùng nhau trò chuyện, ăn uống và khen thức ăn ngon sẽ giúp con hòa vào không khí bữa cơm gia đình. Từ đó, trẻ sẽ tự ý thức đến giờ ăn, sau đó bắt chước ăn, uống theo mọi người. Việc cùng quây quần và ăn, uống cũng tạo cho bé cảm giác ấm cúng, yêu thương và thái độ trân trọng thức ăn.
  • Hãy trang trí món ăn thật đẹp mắt bên cạnh việc đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi. Có rất nhiều người thường trộn cả cơm, rau và thịt cùng nhau cho bé ăn, một bữa cơm như vậy thật sự kém hấp dẫn đúng không nào? Thay vì thế, mẹ có thể cắt, tỉa rau, củ thành những hình dáng đáng yêu để bé thích thú khi ăn. Ba mẹ cũng nên kể một vài câu chuyện sáng tạo về đồ ăn để kích thích sự tưởng tượng của bé.
  • Hãy để bé tự ăn: Khi tự ăn, con sẽ có cơ hội được ngắm nhìn, cảm nhận hương thơm, mùi vị của thức ăn rõ ràng hơn. Mỗi khi bé tự ăn, gia đình nên động viên, khen ngợi, tạo cho bé cảm giác thích thú, từ đó bé sẽ ăn ngon hơn.
  • Tuyệt đối không gây áp lực ăn uống cho con: Ba mẹ không nên quát, mắng, hối thúc con trong lúc con ăn. Nếu bé ngậm thức ăn không chịu nuốt thì nên cổ vũ, nhắc nhở con nhẹ nhàng.
  • Nhiều trẻ sẽ cảm thấy ngán khi nhìn thấy một phần cơm thật to trước mặt. Ba mẹ nên chia nhỏ thức ăn thành từng phần, khi bé ăn hết thì lại để vào thêm. Làm như vậy bé sẽ có động lực để ăn hết bữa cơm nhanh chóng mà không bị căng thẳng.
  • Thời gian cho mỗi bữa ăn không nên kéo dài quá 30 phút: Nếu bé kiên quyết không ăn thì ba mẹ cũng không nên cố ép. Hãy để bé hiểu cảm giác đói và sau đó cho bé ăn thật ngon vào bữa ăn tiếp theo. Cần nhớ là phải cố gắng khuyến khích con ăn, không  nên vì con lười ăn mà bỏ đói con, làm như vậy sẽ khiến tình trạng sức khỏe của bé bị suy nhược.
  • Đây là giai đoạn mà bé đang tập cai sữa nên sẽ hơi khó khăn, mẹ cần kiên quyết không chiều bé, chỉ nên cho con bú sau bữa ăn và phải đảm bảo con ăn đúng giờ.

Nếu trẻ có biểu hiện chống cự, không chịu ăn trong thời gian dài thì ba mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ nhi khoa để được tư vấn. Tránh để tình trạng biếng ăn kéo dài sẽ ảnh hưởng đến thể chất, sức khỏe của bé.

>> Tham khảo thêm: 4 quy tắc vàng giúp trẻ hết biếng ăn, chậm lớn.

Cháo sữa, pudding, trà cốm hoa quả – Lựa chọn kích thích vị giác, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi thật tối ưu!

Cháo sữa là loại cháo có thành phần 90% từ sữa kết hợp với tinh bột được nấu chín, vừa giúp bé dễ ăn lại vừa rất dễ tiêu hóa, không lo đầy bụng, cân bằng tốt nhu cầu dinh dưỡng giữa đạm và chất béo. Trà cốm hoa quả là một loại thức uống giàu vitamin C cho bé, thích hợp cho mọi lứa tuổi trừ những bé dưới 4 tháng, 6 tháng hoặc 8 tháng tuổi (theo từng loại trà). Trà cốm hoa quả là một dòng sản phẩm hòa tan dạng hạt cốm nên vô cùng dễ dàng pha chế, không chỉ trẻ em mà người lớn cũng có thể dùng để tăng sức đề kháng. Tóm lại, đây là những dòng sản phẩm vừa mới lạ, tiện lợi, ngon miệng mà lại cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi.

Một trong những dòng cháo sữa và trà cốm hoa quả khoái khẩu của các bé hiện nay chính là những dòng sản phẩm đến từ thương hiệu Burine

Cháo sữa Burine được nhập khẩu hoàn toàn từ Đức, đạt các tiêu chuẩn EU với 90% từ sữa nguyên chất vô cùng an toàn cho bé. Cháo sữa của Burine có 2 vị chính là vani và bích quy vô cùng ngon miệng. Mỗi vỉ cháo sữa Burine có 6 hũ với trọng lượng mỗi hũ 50g, chỉ cần mở nắp là có thể ăn  ngay nên vô cùng tiện lợi khi đem ra ngoài.

Trà cốm hoa quả Burine có chứa vitamin C giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, cam kết không chứa bất cứ chất hóa học gây hại nào cho bé, vừa đảm bảo sức khỏe lại vừa ngon miệng, dễ uống. Trà cốm hoa quả Burine có rất nhiều hương vị thơm ngon như: hoa tầm xuân việt quất, lê bạc hà, mâm xôi, táo tây, dâu tây, cam Nam Mỹ.

Trà cốm hoa quả Burine với nhiều hương vị

Trà cốm hoa quả Burine với nhiều hương vị

Tóm lại, việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi là vô cùng cần thiết cho quá trình phát triển của con. Ba mẹ nên đặc biệt chú ý đến thực đơn của bé để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, và đừng quên chọn cháo sữa, trà cốm hoa quả Burine vào danh sách khoái khẩu của con mình nhé!

Bài Viết Liên Quan

blank

25/12/2023

Trẻ biếng ăn chậm tăng cân là một trong những vấn đề quan trọng mà ba mẹ luôn lo lắng. Hãy cùng Burine tìm hiểu những nguyên nhân và giải pháp giúp mẹ vượt qua vấn đề này, để con phát triển một cách toàn diện và khỏe mạnh. Nguyên nhân dẫn đến bé biếng ăn chậm tăng cân?   Tình trạng biếng ăn và tăng cân chậm ở trẻ có thể...

Xem thêm...
blank

19/12/2023

Hệ tiêu hóa của trẻ là một phần quan trọng cho sự phát triển và sức khỏe của trẻ. Bài viết này sẽ chia sẻ những thông tin về hệ tiêu hóa của trẻ và bí quyết giúp mẹ cải thiện hệ tiêu hóa cho bé. Hãy cùng Burine khám phá! Đặc điểm hệ tiêu hóa của trẻ Hệ tiêu hóa là một phần không thể thiếu trong quá trình...

Xem thêm...
blank

14/12/2023

Sức khỏe của đường hô hấp là yếu tố then chốt quyết định đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Trong môi trường ngày càng ô nhiễm, tác hại của bụi mịn đối với hệ hô hấp của bé là một thách thức ngày càng lớn. Để bảo vệ sức khỏe của bé, chúng ta cần áp dụng những giải pháp an toàn và hiệu quả. Hãy khám...

Xem thêm...