Mẹ cần biết những thực phẩm kỵ nhau khi nấu cháo cho bé để chăm bé tốt hơn. Việc cho bé ăn các thực phẩm kỵ nhau sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển về thể chất và tinh thần. Để giúp mẹ phòng tránh việc cho bé ăn những thực phẩm kỵ nhau khiến bé bị ngộ độc và dị ứng, Burine đã liệt kê danh sách các món ăn kỵ nhau mà mẹ cần tránh khi lên thực đơn cho bé.
Có một số thực phẩm ăn riêng lẻ thì sẽ mang lại giá trị dinh dưỡng rất lớn. Nhưng nếu mẹ kết hợp các nguyên liệu mà không nghiên cứu về dưỡng chất và tính phù hợp thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Dạ dày của bé vẫn còn non yếu nên chỉ cần tiếp xúc với thực phẩm “lạ” thì hệ tiêu hóa sẽ lập tức phản ứng lại và biểu hiện nhiều triệu chứng nguy hiểm. Dưới đây là những thực phẩm kỵ nhau khi nấu cháo cho bé mẹ cần biết để lên thực đơn phù hợp.
Các thực phẩm kỵ nhau khi nấu cháo cho bé
Hàm lượng Cholesterol sẽ tăng lên nhiều lần nếu bé ăn kết hợp hai thực đơn này. Cholesterol trong cơ thể tăng cao sẽ khiến hệ tim mạch và sức khỏe của trẻ có nhiều tác động xấu.
Thịt bò là thực phẩm có tính ôn, có khả năng kích thích sự chuyển hóa năng lượng, rất tốt cho những người bị suy yếu, suy giảm chuyển hóa. Trong khi đó, thịt lợn có tính hàn, phù hợp với người có cơ địa nóng. Hai thực phẩm này kết hợp sẽ làm mấy đi hàm lượng dưỡng chất của 2 loại thịt này.
Cả hai nguyên liệu này đều rất thừa đạm, khi nấu cùng với nhau thì sẽ khiến hàm lượng đạm tăng cao, trẻ bị dư thừa đạm, dẫn đến đau bụng, tiêu chảy gây nguy hiểm đến hệ tiêu hóa của trẻ.
Thịt và đậu nành là những thực phẩm kỵ nhau khi nấu cháo cho bé
Cá chép có tính hàn, thịt gà có tính ôn, khi kết hợp để nấu cháo thì sẽ khiến người ăn dễ bị nóng trong, nhọt. Vì vậy, đây là những thực phẩm kỵ nhau khi nấu cháo cho bé mà mẹ cần tránh.
Đậu đen là thực phẩm giàu chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa; thịt bò thì giàu chất sắt, bổ máu. Tuy nhiên đây lại là 2 nguyên liệu kỵ nhau, không nên kết hợp vì lượng sắt trong thịt bò sẽ dần bị mất đi trong quá trình nấu cháo.
Sự kết hợp này sẽ khiến mất đi giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi từ hải sản.
>> Có thể mẹ quan tâm: Bé mấy tháng ăn được thịt bò? Chế biến thịt bò cho bé ăn dặm như thế nào?
Cả hai nguyên liệu này đều rất giàu chất đạm, khi được kết hợp với nhau thì sẽ khiến trẻ bị thừa chất, dẫn đến bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
Thịt bò + lươn – Thực phẩm cấm kết hợp khi nấu cháo cho bé
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, đây những thực phẩm kỵ nhau khi nấu cháo cho bé và thậm chí là cả người lớn cũng không nên kết hợp. Vì vitamin C của củ cải sẽ bị enzyme trong cà rốt phá hủy. Vì thế, bé không thể hấp thu được trọn vẹn thành phần dưỡng chất, đặc biệt là vitamin C, điều này làm ảnh hưởng đến sắc tố da của bé.
Như mẹ đã biết, bí đỏ và cải thìa đều là những loại rau củ giàu dưỡng chất, tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Tuy nhiên, nếu hai nguyên liệu này kết hợp với nhau sẽ làm giảm đi giá trị dinh dưỡng của cải thìa. Bởi vì trong bí đỏ có chứa enzyme có khả năng phân giải vitamin C.
Bí đỏ + cải thìa – Thực phẩm kỵ nhau khi cho bé ăn dặm
Trong gan động vật chứa nhiều đồng, sắt và các nguyên tố kim loại khác nên dễ khiến cho hàm lượng vitamin C trong rau củ sẽ bị oxi hóa, làm mất đi hết tác dụng của chúng.
*** Bỏ túi kiến thức: Bổ sung vitamin C cho trẻ như thế nào là khoa học?
Ngoài tác dụng bổ máu thì thịt bò còn chứa hàm lượng đạm cao. Còn hạt dẻ thì chứa nhiều vitamin C. Khi ăn cùng lúc hai nguyên liệu này thì lượng vitamin C trong hạt dẻ sẽ làm biến đổi lượng đạm, làm mất đi toàn bộ dưỡng chất vốn có của thịt bò.Đây là những thực phẩm kỵ nhau khi nấu cháo cho bé mà mẹ nên biết. Vì hiện nay, nhiều mẹ vẫn thường tự ý kết hợp các nguyên liệu giàu dinh dưỡng để nấu cho bé mà không quan tâm đến sự phụ hợp của chúng.
Nếu trẻ ăn hai thực phẩm này cùng lúc sẽ khiến bé dễ bị nôn. Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên cho bé ăn lê tráng miệng ngay sau khi ăn cháo thịt ngỗng vì nó sẽ có thể gây sốt.
Tôm có chứa rất nhiều canxi và cải bó xôi thì rất giàu axit phytic. Axit này khi kết hợp với canxi sẽ kết tủa tạo thành muối. Do đó, cơ thể trẻ cũng không thể hấp thụ hết các dưỡng chất canxi mà còn phải tốn nhiều năng lượng để đào thải hợp chất muối này ra khỏi cơ thể để giữ sức khỏe.
Tôm + cải bó xôi – Những thực phẩm kỵ nhau khi nấu cháo cho bé
Để tạo nên món ăn dinh dưỡng, thay vì kết hợp với tôm, mẹ nên kết hợp với các nguyên liệu như: đậu hũ non, thịt bò, thịt lợn.
Vậy, khi biết được những thực phẩm kỵ nhau khi nấu cháo cho bé, mẹ cần thay đổi thực đơn như thế nào? Dưới đây là những gợi ý nấu món cháo kết hợp với những nguyên liệu giàu dinh dưỡng, tạo thành món ăn thơm ngon cho trẻ.
Thịt heo có thể kết hợp với rất nhiều loại rau củ khác nhau để tạo thành món ăn thơm ngon, giàu dinh dưỡng cho bé. Như mẹ đã biết, thịt heo cung cấp chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng rất tốt cho sức khỏe của bé. Nếu mẹ biết cách kết hợp thịt lợn với các nguyên liệu khác thì sẽ tạo nên một bảng thực đơn vô cùng phong phú và giàu dinh dưỡng cho bé.
Cháo thịt heo với rau mồng tơi
Một số loại rau củ có thể kết hợp với thịt heo như: bí xanh, cà rốt, khoai tây, cải bắp, nấm rơm, rau ngót, rau dền, rau mồng tơi, bí đỏ, đậu que, đậu ngự, cà chua, cải thảo,…
Thịt bò chứa lượng sắt cao, bên cạnh đó còn cung cấp protein, chất béo, vitamin và chất khoáng. Chính vì nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe mà mẹ luôn luôn thêm nguyên liệu này khi lên thực đơn cho bé. Sự kết hợp giữa thịt bò và các loại rau dưới đây sẽ tạo nên món ăn bổ dưỡng giúp bé ăn ngon miệng hơn.
Cháo thịt bò với cà rốt
Một số loại rau củ nên dùng khi nấu cháo thịt bò: cà chua, rau ngót, rau cải bẹ, khoai tây, cà rốt, rau mồng tơi, đậu hà lan, bí đỏ, cải bỏ xôi,…
*** Đừng bỏ qua thông tin hữu ích: https://burine.vn/nen-an-va-uong-gi-de-tang-suc-de-khang/
Tôm rất giàu canxi nên thường được mẹ dùng để nấu cháo cho bé giúp xương chắc khỏe, cơ thể khỏe mạnh. Một số loại rau củ thích hợp để nấu cháo tôm cho bé như: rau dền, đậu hà lan, bí đỏ, rau muống, rau đay, mồng tơi, bó xanh,…
Đây cũng là món cháo giàu dưỡng chất tốt cho sự phát triển về xương cho trẻ. Các loại rau củ mẹ có thể kết hợp khi nấu cháo cua như: mướp, mồng tơi, rau đay, rau muống,…
Thịt gà cũng chứa hàm lượng chất sắt cao rất tốt cho sự phát triển về thể chất của trẻ. Khi nấu cháo gà mẹ có thể kết hợp nấu với đậu xanh, nấm rơm + phô mai, hạt sen, cà rốt, khoai tây, súp lơ xanh, bí đỏ,…
Cháo gà nấu đậu xanh
>> Xem thêm: Top 50 món cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm tăng cân.
Một món ăn thơm ngon và đầy đủ dinh dưỡng cho bé và vô cùng tiện lợi cho mẹ mà Burine muốn giới thiệu ở bài viết này là món cháo sữa Burine và pudding Burine. Đây là hai món ăn dặm được rất nhiều bà mẹ hiện đại lựa chọn vì vừa tiết kiệm được thời gian chăm con vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé phát triển. Nhà Burine còn kích thích vị giác của trẻ với đa dạng hương vị như hương vani, bích quy, hương chuối,… Qua đó giúp kích thích vị giác của bé, đồng thời món ăn sánh mịn nên rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Cháo sữa và Pudding là món ăn dặm bổ dưỡng và tiện lợi cho mẹ và bé
Bài viết trên đây là những chia sẻ của Burine về chủ đề “những thực phẩm kỵ nhau khi nấu cháo cho bé”. Mong rằng qua bài viết này, mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức chăm con tốt hơn, giúp con phát triển khỏe mạnh, tránh những bệnh vặt. Nếu mẹ đang muốn tìm giải pháp tối ưu thời gian chăm con bằng các sản phẩm dinh dưỡng thì đừng bỏ qua các sản phẩm giàu dinh dưỡng nhà Burine nhé. Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline nếu có bất cứ thông tin nào cần được giải đáp.
21/10/2024
Việc bé bú ti mẹ song song với bú bình là một lựa chọn phổ biến mà nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng để linh hoạt hơn trong quá trình chăm sóc con. Đây là cách giúp bé vẫn nhận được dinh dưỡng từ sữa mẹ nhưng mẹ cũng có thêm thời gian cho công việc và những hoạt động cá nhân. Tuy nhiên, việc áp dụng thành công phương...
Xem thêm...23/05/2024
Bé biếng ăn là một trong những vấn đề dinh dưỡng mà ba mẹ thường gặp phải và lo lắng. Để khắc phục tình trạng này, các bậc phụ huynh cần nắm rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp. Burine sẽ chia sẻ thực đơn cho bé 10 tháng biếng ăn trong bài viết dưới đây. Tổng quan về nhu cầu dinh dưỡng của bé 10 tháng tuổi...
Xem thêm...23/05/2024
Ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng là một trong những phương pháp chăm sóc bé được các bậc phụ huynh quan tâm và ưa chuộng. Hãy cùng Burine khám phá cách xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6-7 tháng tuổi trong bài viết dưới đây. Trong giai đoạn 6 tháng tuổi, việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé...
Xem thêm...