Vào giai đoạn 10 tháng tuổi, bé đã có thể ăn được nhiều loại thực phẩm và cũng cần nhiều chất dinh dưỡng hơn. Do đó, thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng là một vấn đề mà rất nhiều ba mẹ quan tâm: Cần cho con ăn thực phẩm như thế nào? Ăn bao nhiêu là phù hợp? Cách chế biến món ăn trong thực đơn tập ăn dặm cho bé 10 tháng ra sao?
Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi cũng khác hơn so với trước đó. Khi cho con ăn trong giai đoạn này thì ba mẹ cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
Bữa ăn trong 1 ngày phải có đầy đủ các chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, chất xơ, tinh bột, vitamin và khoáng chất.
Giai đoạn này, bé đã có thể ăn các loại thực phẩm như thịt, rau, củ,… Tuy nhiên, do chưa thể nhai một cách thuần thục nên ba mẹ phải nghiền nhỏ, làm mềm thức ăn trước để con ăn dễ dàng hơn.
Nên cho bé ngồi vào bàn ăn cùng với gia đình để tạo thói quen ăn uống tốt. Có thể tập cho con tự dùng muỗng, nĩa hoặc tay để lấy thức ăn cho vào miệng.
– Nên cho bé uống từ 700ml đến 950ml sữa mỗi ngày bên cạnh các bữa ăn dặm. Số lượng bữa ăn trong ngày của bé là 3 hoặc 4 lần, tương ứng với các buổi ăn sáng, trưa, chiều và tối.
– Trong những ngày đầu, thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng chỉ cần một lượng ít thức ăn, rồi dần dần tăng khẩu phần ăn lên nhiều hơn.
– Nên cho bé ăn từ loãng đến đặc để dạ dày có thời gian thích nghi với lượng thức ăn mới và cho con ăn dặm bằng ngũ cốc để hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng.
– Nên đút con ăn dặm bằng muỗng nhựa mềm để tránh làm tổn thương những chiếc răng sữa của bé.
– Ngoài sữa mẹ, bé còn có thể uống sữa công thức phù hợp với tháng tuổi.
– Nên lập thời gian biểu ăn, uống hằng ngày cho con và dựa theo đó để tạo thói quen ăn đúng giờ ở trẻ.
– Những món ăn trong thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng phải luôn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi nấu và cho con ăn.
– Không nên nóng vội, ép trẻ ăn theo ý của người lớn.
– Lưu ý hạn chế cho con ăn những loại thực phẩm có thể gây dị ứng.
– Khẩu vị của người lớn không giống với trẻ nhỏ. Do đó, không được sử dụng quá nhiều gia vị vào thức ăn của bé.
– Không cho con ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể làm hại đến răng, nướu.
Tốt nhất, ba mẹ nên tham khảo chế độ dinh dưỡng và gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng từ các chuyên gia, bác sĩ nhi khoa. Khi thấy con có tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng do thiếu chất thì cần bổ sung trái cây, trà cốm hoa quả Burine hoặc các thực phẩm chức năng theo hướng dẫn của bác sĩ để con yêu ăn ngon hơn.
Trẻ từ 10 tuổi nên được tập kỹ năng tự ăn
*** Đừng bỏ qua thông tin hữu ích: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân nhanh chóng
Trong 1 ngày, bé cần được ăn từ 3 đến 4 bữa ăn dặm, xen kẽ cùng với các lần uống sữa. Lượng sữa cần thiết cho bé là từ 700ml đến 950ml mỗi ngày. Có thể cho bé bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức phù hợp với thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng. Bên cạnh đó, con yêu cũng cần được ăn thêm sữa chua, trái cây hoặc bánh trong các bữa phụ.
Ở độ tuổi này, bé đã có thể ăn đa dạng các loại thức ăn miễn là đảm bảo dinh dưỡng. Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi nên có các thực phẩm sau:
– Nhóm rau, củ, chất xơ: đậu Hà Lan, cà rốt, các loại rau, cải bó xôi, súp lơ, bông cải trắng,…
– Nhóm chất đạm: trứng, thịt gà, thịt bò, cá,…
– Nhóm tinh bột: các loại đậu, ngô, khoai lang, bánh mì, gạo, nui, mì ống,…
– Nhóm chất béo: các loại dầu thực vật như dầu mè, dầu óc chó, dầu olive,…; bơ; phô mai;…
Ngoài ra, có thể bổ sung vitamin, chất khoáng cho bé thông qua các loại trái cây, trà cốm hoa quả Burine, sữa chua,…
Bên cạnh những thực phẩm tốt cho bé, ba mẹ cũng cần lưu ý các loại thực phẩm cần tránh thêm vào thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng sau đây:
– Thức ăn dễ khiến con bị nghẹn: trái cây được cắt miếng to; rau, củ chưa được luộc mềm; phần thịt dai nguyên miếng; các loại hạt chưa được xay, nghiền;…
– Các loại đồ ăn vặt chứa nhiều đường: bánh snack, kẹo, nước ngọt,…
– Thực phẩm có thể gây dị ứng cho bé: mật ong, lạc (đậu phộng), đậu nành, chocolate, một số loại cá, hải sản có vỏ, lòng trắng trứng, bột mì, sữa bò,…
Tuy nhiên, một số bé phát triển nhanh, hệ tiêu hóa cứng cáp thì vẫn ăn được các loại thực phẩm trên. Có thể cho bé ăn với một lượng ít rồi quan sát biểu hiện, nếu trẻ không bị dị ứng thì hoàn toàn có thể cho con ăn các loại thực phẩm này.
Một số thực phẩm gây dị ứng không nên có trong thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng
Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi cần đảm bảo có đủ 3 đến 4 bữa ăn chính. Một số món cháo ăn dặm cho bữa chính cực kỳ dinh dưỡng mà ba mẹ có thể tham khảo là: cháo trứng khoai lang, cháo thịt heo rau ngót, cháo yến mạch cá hồi và bí đỏ,…
Trứng gà và khoai lang là những thực phẩm bổ dưỡng, giúp cung cấp đầy đủ chất đạm, tinh bột và chất xơ cho bé. Không những tiếp thêm năng lượng cho con yêu vui chơi cả ngày mà cháo trứng khoai lang còn giúp con hạn chế táo bón.
Các nguyên liệu cần có:
– 1 củ khoai lang.
– Lòng đỏ của 1 quả trứng gà.
– 1 muỗng sữa công thức.
– Gạo nấu cháo.
– Phô mai.
Công thức nấu cháo trứng khoai lang bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng:
– Bước 1: Vo gạo thật sạch rồi đem đi nấu cháo.
– Bước 2: Gọt vỏ và rửa sạch khoai lang, sau đó cắt nhỏ, đem đi hấp chín.
– Bước 3: Nghiền nhuyễn khoai lang đã chín, sau đó trộn cùng sữa.
– Bước 4: Cho hỗn hợp khoai lang vào nồi cháo, đảo đều. Sau đó nhẹ nhàng cho lòng đỏ trứng gà vào chung.
– Bước 5: Đun thêm 1 đến 2 phút, sau đó tắt lửa rồi múc ra chén.
Với công thức đơn giản trên là ba mẹ đã có ngay một món ăn lý tưởng trong thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng.
Cháo trứng khoai lang dinh dưỡng cho bé
Thịt heo giúp cung cấp cho bé lượng chất đạm, chất béo và các vitamin B cần thiết. Rau ngót thì chứa nhiều chất xơ, rất có lợi cho hệ tiêu hóa và sức đề kháng.
Chuẩn bị nguyên liệu:
– 50g thịt nạc heo.
– 1 nắm gạo tẻ.
– 50g rau ngót.
– ¼ thìa cà phê dầu mè.
– Hành lá, hạt nệm, muối i-ốt,…
Công thức nấu cháo thịt heo rau ngót bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng:
– Bước 1: Làm sạch thịt heo, băm nhuyễn, sau đó ướp cùng một chút đầu hành, hạt nêm.
– Bước 2: Nhặt giữ những phần lá non, tốt của rau ngót rồi đem đi rửa sạch. Sau khi ráo nước thì vò nhẹ và băm nhuyễn rau ngót.
– Bước 3: Vo sạch gạo rồi đem đi nấu cháo.
– Bước 4: Sau khi cháo chín, cho thịt đã ướp vào nấu cùng. Sau khoảng 3 phút, cho rau ngót băm nhuyễn vào, trộn đều và nêm nếm.
Một vài phút sau, mẹ tắt lửa và múc cháo ra cho con. Vậy là đã có một món cháo thịt heo rau ngót thật hấp dẫn trong thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng.
Cháo thịt heo rau ngót hấp dẫn, bổ dưỡng cho bé
*** Góc tư vấn: https://burine.vn/tra-hoa-qua-cho-be-co-tot-khong/
Yến mạch và cá hồi là những thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Cá hồi giàu DHA còn yến mạch thì chứa nhiều chất như sắt, kẽm, vitamin,… vô cùng tốt cho sự phát triển về trí não của trẻ. Khi kết hợp với bí đỏ, bé còn nhận được lượng chất xơ và vitamin cần thiết, giúp ngăn ngừa táo bón, phát triển khỏe mạnh.
Chuẩn bị nguyên liệu:
– 40g phi lê cá hồi.
– Sữa tươi.
– 30g bí đỏ.
– 30g yến mạch cán vỡ.
– Các loại gia vị và dầu ăn.
Công thức nấu cháo yến mạch cá hồi và bí đỏ bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng:
– Bước 1: Sơ chế cá hồi cùng 1 muỗng nước cốt chanh và muối. Sau đó rửa sạch, để ráo.
– Bước 2: Sơ chế yến mạch và bí đỏ. Yến mạch nên ngâm trong 10 phút để nở đều. Bí đỏ thì được gọt vỏ và cắt nhỏ.
– Bước 3: Ngâm cá hồi sau khi ráo nước vào sữa tươi trong 15 phút. Sau đó dùng khăn sạch lau khô.
– Bước 4: Hấp chín cá hồi và bí đỏ, sau khi chín thì dùng muỗng tán nhuyễn.
– Bước 5: Dùng yến mạch đã ngâm để nấu cháo.
– Bước 6: Múc cháo đã chín ra chén và trộn đều với cá hồi, bí đỏ.
Có thể rắc thêm một chút hành phi hoặc ngò để chén cháo yến mạch cá hồi và bí đỏ của bé trông hấp dẫn hơn.
Cháo yến mạch cá hồi và bí đỏ thơm ngon cho bé
Cháo sữa chỉ mới ra mắt thị trường Việt Nam trong 2 đến 3 năm gần đây, do đó, sản phẩm này vẫn còn mới lạ với nhiều ba mẹ. Thực tế, đây là một món ăn được làm từ hon 90% sữa nguyên chất và bổ sung thêm tinh bột, vừa giúp bé ăn no mà vừa đảm bảo lượng dinh dưỡng cần thiết, thích hợp để bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng.
Cháo sữa Burine được nhập khẩu trực tiếp từ Đức và đã vượt qua quy trình kiểm duyệt rất khắt khe để đạt tiêu chuẩn an toàn của EU.
Một vỉ cháo sữa Burine có 6 hũ, mỗi hũ chỉ nặng 50. Ngoài ra, có thể mở hộp ăn ngay mà không cần chế biến thêm nên sản phẩm này rất tiện lợi để đem ra ngoài, đi chơi, dã ngoại.
Cháo sữa Burine hiện có 2 hương vị cho bé lựa chọn là vani và bích quy. Vani có hương thơm ngọt dịu, còn vị bích quy thì đậm đà, kết hợp cùng hạt lúa mì Semolina giúp bé làm quen với kết cấu hạt. ba mẹ có thể cho con ăn cháo sữa Burine trong các bữa ăn dặm chính, bữa phụ và tráng miệng.
Cháo sữa Burine thích hợp bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng
Qua bài viết trên, mong rằng ba mẹ đã bỏ túi được những thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi thơm ngon, bổ dưỡng. Ngoài ra, cần hạn chế những thực phẩm có thể gây dị ứng và đừng quên bổ sung cháo sữa Burine vào thực đơn ăn dặm cho con ba mẹ nhé!
21/10/2024
Việc bé bú ti mẹ song song với bú bình là một lựa chọn phổ biến mà nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng để linh hoạt hơn trong quá trình chăm sóc con. Đây là cách giúp bé vẫn nhận được dinh dưỡng từ sữa mẹ nhưng mẹ cũng có thêm thời gian cho công việc và những hoạt động cá nhân. Tuy nhiên, việc áp dụng thành công phương...
Xem thêm...23/05/2024
Bé biếng ăn là một trong những vấn đề dinh dưỡng mà ba mẹ thường gặp phải và lo lắng. Để khắc phục tình trạng này, các bậc phụ huynh cần nắm rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp. Burine sẽ chia sẻ thực đơn cho bé 10 tháng biếng ăn trong bài viết dưới đây. Tổng quan về nhu cầu dinh dưỡng của bé 10 tháng tuổi...
Xem thêm...23/05/2024
Ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng là một trong những phương pháp chăm sóc bé được các bậc phụ huynh quan tâm và ưa chuộng. Hãy cùng Burine khám phá cách xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6-7 tháng tuổi trong bài viết dưới đây. Trong giai đoạn 6 tháng tuổi, việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé...
Xem thêm...