Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? – Dinh dưỡng cho con yêu

05/06/2022

Trong giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ còn rất yếu nên dễ bị vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng,… gây tổn hại. Vậy, ba mẹ đã biết được trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì hay chưa? Hãy cùng Burine tìm hiểu thông tin về chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em và những thực phẩm giúp cải thiện tình trạng này của con yêu qua bài viết sau đây.

Nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Để trả lời cho câu hỏi bé bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì, ba mẹ cần xác định được nguyên nhân khiến con gặp phải tình trạng đó. Giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi là lúc mà con yêu dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa nhất, nguyên nhân chính là:

    • Hệ tiêu hóa và sức đề kháng của bé chưa hoàn thiện, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,…
    • Lạm dụng thuốc kháng sinh: Khi đi vào cơ thể bé, thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt cả vi khuẩn có hại và có lợi, gây mất cân bằng hệ tiêu hóa.
    • Trẻ bị ảnh hưởng bởi tác nhân môi trường bên ngoài: uống nguồn nước bẩn, hít phải không khí ô nhiễm, thức ăn không hợp vệ sinh,…
    • Biến chứng từ các bệnh khác như viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa,… Khi mắc phải các loại bệnh này, một số bé có thói quen nuốt đờm ngược vào bụng chứ không khạc, nhổ ra. Những vi khuẩn trong đó chính là nguyên nhân gây ra vấn đề về tiêu hóa ở con nhỏ.
    • Những thực phẩm chứa nhiều dầu, mỡ và đường như bánh, kẹo, socola, nước ngọt,… cũng góp phần gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

Tại sao con yêu bị rối loạn tiêu hóa?

Tại sao con yêu bị rối loạn tiêu hóa?

Triệu chứng cho thấy bé bị rối loạn tiêu hóa

Để kịp thời chữa trị chứng rối loạn tiêu hóa, bảo vệ cho sức khỏe của bé, ba mẹ phải lưu ý nếu con có những dấu hiệu sau:

  • Con bị nôn trớ: Đây là tình trạng xảy ra rất thường xuyên ở trẻ nhỏ. Ba mẹ cần phải chuẩn bị một chế độ ăn phù hợp theo từng độ tuổi, tránh bắt ép con ăn những món không thích. Đặc biệt, ba mẹ phải lưu ý kiểm tra xem bé có dị ứng với loại thực phẩm nào hay không.
  • Con bị táo bón: Tình trạng này xảy ra ở những bé có thực đơn ăn uống không khoa học. Do đó, ba mẹ nên lưu ý không cho con ăn thức ăn chứa nhiều dầu, mỡ.
  • Con bị tiêu chảy, đi ngoài ra chất nhầy: Tình trạng này nếu diễn ra thường xuyên sẽ khiến con bị mất nước.
  • Con không chịu ăn, luôn bỏ bữa: Điều này sẽ khiến cơ thể của bé không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng, dẫn đến trình trạng suy nhược, chậm phát triển.
  • Con bị chướng bụng, đầy hơi: Lúc này, ba mẹ cần thay đổi thực đơn ăn uống và thường xuyên massage bụng cho con yêu
  • Con thường xuyên bị đau bụng: Điều này có thể là do trẻ đã ăn phải thức ăn bị ôi, thiu hoặc không hợp vệ sinh.

Triệu chứng nhận biết con bị rối loạn tiêu hóa

Triệu chứng nhận biết con bị rối loạn tiêu hóa

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

Vậy, trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên gì? Ba mẹ nên chuẩn bị thực đơn như thế nào cho con yêu? Dưới đây là một số loại thực phẩm mà ba mẹ nên lưu ý bổ sung cho con.

Thực phẩm giàu chất xơ

Nhóm thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: cà rốt, củ cải đường, bông cải xanh, đậu Hà Lan, đậu xanh, khoai lang, hạt chia, bắp,…

Các thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp điều hòa nhu động ruột, giúp việc tiêu hóa của con trở nên dễ dàng hơn. Bữa ăn chứa nhiều thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp bé no lâu, đây là một giải pháp hiệu quả để duy trì cân nặng khỏe mạnh của trẻ. Ngoài ra, một số thành phần có trong rau, củ còn là thức ăn của một số vi khuẩn có lợi cho đường ruột.

Các thực phẩm giàu chất xơ - trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

Các thực phẩm giàu chất xơ – trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

>> Xem thêm: Cách nấu cháo ngô ngọt cho bé ăn dặm tăng cân, ngừa táo bón.

Trái cây

Ngoài rau, củ ra thì trái cây chính là một đáp án cho câu hỏi trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì. Trái cây chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, giúp bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Một số loại trái cây không thể thiếu trong thực đơn của bé gồm:

  • Táo: Không những cung cấp vitamin mà táo còn là nguồn thực phẩm chứa nhiều chất xơ. Ăn táo mỗi ngày sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé cải thiện rõ rệt, làm hạn chế táo bón, ngăn ngừa tình trạng viêm đại tràng và nhiễm trùng đường ruột.
  • Đu đủ: Là một loại trái cây chứa nhiều enzyme giúp việc tiêu hóa protein trở nên dễ dàng, làm giảm các triệu chứng đầy hơi, táo bón.
  • Chuối: Đây là một trong những loại thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa. Trong chuối chứa nhiều thành phần giàu chất điện giải và Kali, giúp đường ruột được khỏe mạnh.

Ngoài táo, đu đủ, chuối thì còn rất nhiều các loại trái cây khác chứa vitamin giúp cải thiện sức khỏe đường ruột và khắc phục vấn đề về tiêu hóa ở trẻ như: bơ, nho, dâu, kiwi, dưa lưới, cam,…

Các loại trái cây chứa nhiều vitamin tốt cho hệ tiêu hóa của con yêu

Các loại trái cây chứa nhiều vitamin tốt cho hệ tiêu hóa của con yêu

>> Xem thêm: Bé 7 tháng ăn được trái cây gì?

Thực phẩm có chứa lợi khuẩn – giải đáp thắc mắc trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì

Trong cơ thể con người luôn chứa những vi khuẩn có lợi được gọi là lợi khuẩn. Những lợi khuẩn này có nhiệm vụ ngăn ngừa virus và các nấm men gây hại bên trong đường ruột. Ngoài ra, lợi khuẩn còn tạo nên vitamin K hỗ trợ cho quá trình đông máu. Do đó, việc nuôi dưỡng những lợi khuẩn này là vô cùng cần thiết.

Để tăng cường lợi khuẩn trong cơ thể, ba mẹ cần bổ sung vào thực đơn của con các món ăn như: sữa chua, phô mai, dưa cải muối, Atiso, chuối, hành tây, tỏi tây, măng tây, kim chi,…

Phô mai, sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn cho con yêu

Phô mai, sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn cho con yêu

Chất béo không bão hòa

Chất béo là một thành phần dinh dưỡng rất quan trọng để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Chất béo không bão hòa gồm có 2 loại:

  • Chất béo không bão hòa đơn: Có nhiều trong các loại hạt, dầu lạc, dầu olive, quả bơ,… 
  • Chất béo không bão hòa đa: Gồm các axit béo Omega 3, Omega 6. Các axit béo này chủ yếu có trong sữa, thịt bò, thịt heo, cá hồi,…

Thực phẩm chứa nhiều Omega 3 - chất béo không bão hòa

Thực phẩm chứa nhiều Omega 3 – chất béo không bão hòa

Áp dụng chế độ ăn ít FODMAP

FODMAP là viết tắt của cụm từ “Fermentable Oligosaccharides, Disaccharides, Monosaccharides And Polyols”. Đây chính là tên gọi của các nhóm Carbohydrate khó tiêu hóa. Chế độ ăn ít FODMAP chỉ nên được thực hiện ở những trẻ mắc chứng ruột kích thích. Các thực phẩm chứa FODMAP bao gồm:

  • Trái cây: mơ, mâm xôi đen, quả mâm xôi lai, dưa hấu, anh đào, sung, lê, hoa quả đóng hộp, chà là, táo, đào.
  • Các chất làm ngọt: Fructose, mật ong, mật ngô, Xylitol,…
  • Sữa và các sản phẩm sữa.
  • Các loại rau củ như: Atiso, hành, bông cải xanh, nấm, củ dền, cải bẹ trắng, tỏi, măng tây, tỏi tây, súp lơ, đậu bắp, đậu, hẹ tây, hạt thì là.
  • Các loại đậu.
  • Lúa mì,.
  • Đồ uống có cồn.

Những loại thực phẩm này khi vào bụng sẽ sinh ra khí Hydro, gây nên các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là cấm hoàn toàn việc trẻ ăn các thực phẩm FODMAP mà chỉ nên hạn chế.

Chế độ ăn ít FODMAP dành cho trẻ bị chứng ruột kích thích

Chế độ ăn ít FODMAP dành cho trẻ bị chứng ruột kích thích

Bổ sung đủ lượng nước hàng ngày cho bé

Nước là thành phần rất quan trọng đối với cơ thể và sự sống của con người. Uống đủ nước sẽ giúp thành ruột được sạch sẽ, dễ tiêu hóa. Ngoài ra, uống nước đầy đủ còn giúp loại bỏ các chất thải và độc tố có trong ruột của bé, giúp phân mềm hơn, hỗ trợ con yêu đi ngoài dễ dàng. Đặc biệt, với những bé bị tiêu chảy thì việc uống nước lại càng cần thiết.

Với những bé lười uống nước, ba mẹ có thể cho con yêu sử dụng trà hoa quả Burine để bù lại lượng nước cần có trong ngày.

Burine – sự lựa chọn tối ưu để ngăn ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa cho trẻ

Thực đơn cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa là một vấn đề mà rất nhiều ba, mẹ trăn trở. Hiểu được điều đó, Burine đã cho ra mắt các sản phẩm cháo sữa, pudding và trà cốm hoa quả vô cùng phù hợp cho bé.

  • Cháo sữa có kết cấu lỏng, mịn, dễ ăn. Với thành phần nguyên liệu gồm 90% sữa nguyên chất, cháo sữa Burine đảm bảo sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho các bé biếng. Bên cạnh đó, thành phần trong cháo sữa Burine còn chứa các nguyên liệu vô cùng dinh dưỡng như: bột bích quy (3,7%), hạt lúa mì Semolina (2,5%), tinh bột biến tính, chất làm đông chiết xuất từ hạt đậu. Cháo sữa Burine hiện có 2 hương vị chính là bích quy và vani.

Cháo sữa Burine với 2 vị bích quy và vani - món ngon giải quyết nỗi lo trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì

Cháo sữa Burine với 2 vị bích quy và vani – món ngon giải quyết nỗi lo trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì

  • Pudding Burine chứa đến 92% thành phần là sữa nguyên chất. Pudding không chứa hạt lúa mì, do đó, đây là một sản phẩm vô cùng phù hợp đối với những bé có hệ tiêu hóa nhạy cảm. Trong thành phần của Pudding Burine còn chứa các khoáng chất vi lượng như sắt, kẽm, canxi,… có nhiệm vụ hỗ trợ cho sự phát triển thể chất và trí não của con yêu. 

Pudding Burine

Pudding Burine

  • Trà cốm hoa quả Burine: Đây là một loại trà hoa quả có dạng hạt cốm, có thể dễ dàng hòa tan trong nước nên rất tiện dụng cho cả gia đình. Sản phẩm trà cốm Burine hoàn toàn không chứa Gluten, phẩm màu nhân tạo, GMO – thành phần biến đổi gen hay bất kỳ chất bảo quản nên rất an toàn cho sức khỏe. Với những bé lười uống nước thì trà cốm hoa quả Burine chính là một giải pháp cung cấp nước tuyệt vời cho con.

>> Lưu ý: Sau khi uống trà cốm Burine, ba mẹ vẫn nên cho bé uống tráng thêm nước để giúp bảo vệ men răng của con yêu nhé!

Các sản phẩm trà hoa quả Burine

Các sản phẩm trà hoa quả Burine

Qua bài viết trên, mong rằng ba mẹ đã có thêm kiến thức để trả lời cho câu hỏi trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì. Việc phát hiện sớm các triệu chứng và xác định được nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ là vô cùng quan trọng. Do đó, ba mẹ hãy xây dựng thực đơn ăn uống thật khoa học và đừng quên ghé ngay website của Burine để mua cháo sữa, trà cốm hoa quả và pudding sữa cho con yêu của mình nhé!

Bài Viết Liên Quan

21/10/2024

Việc bé bú ti mẹ song song với bú bình là một lựa chọn phổ biến mà nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng để linh hoạt hơn trong quá trình chăm sóc con. Đây là cách giúp bé vẫn nhận được dinh dưỡng từ sữa mẹ nhưng mẹ cũng có thêm thời gian cho công việc và những hoạt động cá nhân. Tuy nhiên, việc áp dụng thành công phương...

Xem thêm...

23/05/2024

Bé biếng ăn là một trong những vấn đề dinh dưỡng mà ba mẹ thường gặp phải và lo lắng. Để khắc phục tình trạng này, các bậc phụ huynh cần nắm rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp. Burine sẽ chia sẻ thực đơn cho bé 10 tháng biếng ăn trong bài viết dưới đây. Tổng quan về nhu cầu dinh dưỡng của bé 10 tháng tuổi...

Xem thêm...

23/05/2024

Ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng là một trong những phương pháp chăm sóc bé được các bậc phụ huynh quan tâm và ưa chuộng. Hãy cùng Burine khám phá cách xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6-7 tháng tuổi trong bài viết dưới đây. Trong giai đoạn 6 tháng tuổi, việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé...

Xem thêm...