blank

Top các món ăn dặm từ sữa mẹ thơm ngon cho bé yêu

03/06/2022

Khi bé bước vào giai đoạn 6 tháng tuổi, mẹ thường chế biến nhiều món ăn dặm để kích thích vị giác cũng như tạo cảm giác thích thú khi ăn cho trẻ. Giai đoạn đầu khi tập cho bé ăn dặm mẹ nên chế biến các món ăn dặm từ sữa mẹ để bé làm quen với thực đơn mới, đồng thời cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, khoáng chất quan trọng có trong sữa mẹ cho bé.

Bài viết hôm nay của Burine sẽ chia sẻ cho các mẹ một số kinh nghiệm chế biến các món ăn dặm từ sữa mẹ đơn giản, đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Cùng tham khảo nhé!

Nên tận dụng sữa mẹ nấu đồ ăn dặm cho bé hay không?

Theo chuyên gia, không có thực phẩm dinh dưỡng nào có thể thay thế nguồn sữa mẹ trong giai đoạn phát triển đầu đời của trẻ. Trong sữa mẹ có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển về trí não, thể chất và tinh thần của trẻ. 

Khi trẻ bắt đầu ăn dặm trong giai đoạn 6 tháng tuổi, mẹ có thể chế biến các món ăn dặm từ sữa mẹ, kết hợp khoa học với các nguyên liệu khác để tạo nên thực đơn phong phú, kích thích vị giác của trẻ. Vì trước đây, trẻ đã quen với hương sữa mẹ nên khi dùng sữa mẹ để chế biến món ăn sẽ giúp trẻ dễ ăn hơn. Các thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ cũng giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn. 

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ

Việc tận dụng sữa để chế biến các món ăn dặm từ sữa mẹ cũng là giải pháp tốt nhất cho những bà mẹ dư sữa. Nhiều bà mẹ lo lắng việc nấu sôi sữa sẽ làm mất các chất dinh dưỡng, tuy nhiên khi sữa mẹ được kết hợp với các nguyên liệu khác sẽ bù lại lượng dinh dưỡng cần thiết, giúp trẻ ăn ngon miệng và phát triển khỏe mạnh. 

>> Xem thêm: Hướng dẫn ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi

Các món ăn dặm từ sữa mẹ cực dễ nấu

Bên cạnh các món ăn dặm tiện lợi như: cháo sữa, ngũ cốc, yến mạch,…Thì nhiều bà mẹ lựa chọn cách chế biến các món ăn dặm từ sữa mẹ để con hấp thu đầy đủ dưỡng chất cần thiết và phát triển toàn diện. Dưới đây là một số cách dùng sữa mẹ nấu đồ ăn dặm cho bé mà mẹ có thể tham khảo và áp dụng:  

Sữa chua từ sữa mẹ

Sữa chua cung cấp rất nhiều protein và men vi sinh có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ. Trẻ bước sang giai đoạn 6 tháng tuổi là đã có thể dùng sữa chua. Các bước để có món ăn dặm này cũng vô cùng đơn giản. 

Sữa chua - Một trong các món ăn dặm từ sữa mẹ dễ thực hiện nhất

Sữa chua – Một trong các món ăn dặm từ sữa mẹ dễ thực hiện nhất

Chuẩn bị nguyên liệu: 

    • 100ml sữa mẹ
    • 1 muỗng cafe sữa chua không đường

Cách làm: 

    • Đun sữa mẹ khoảng 5 – 7 phút, đến khi sữa vừa ấm nóng.
    • Cho 1 muỗng sữa chua không đường vào khuấy đều. 
    • Cho hỗn hợp vào cốc thủy tinh để ủ. Phương pháp ủ được thực hiện như sau: mẹ chuẩn bị 1 nồi nước ấm khoảng 70°C (nước ngập ⅓ nồi) cho tất cả hủ sữa chưa vào đậy nắp lại, dùng khăn dày ủ lên trên. 
    • Sau 8 tiếng, mẹ có thể lấy cho con sử dụng.

Pancake sữa mẹ

Đây là một trong các món ăn dặm từ sữa mẹ được nhiều bé yêu thích. Mẹ nào cũng có thể thực hiện với các nguyên liệu đơn giản như: 

    • 4 muỗng bột mì
    • 80ml sữa mẹ
    • 1 lòng đỏ trứng

Bánh Pancake - Món ăn dặm tuyệt vời cho bé

Bánh Pancake – Món ăn dặm tuyệt vời cho bé

Cách làm:

    • Trộn đều 3 nguyên liệu trên đến khi tạo thành hỗn hợp sánh mịn. 
    • Cho chảo lên bếp bật nhỏ lửa. Mẹ nên dùng chảo chống dính để khi lật bánh không bị bể, nứt. 
    • Quét một lớp dầu mỏng, cho một lượng bột vừa đủ ráng lửa nhỏ. 

Bánh flan sữa mẹ

Với hương vị thơm ngon, mềm mịn, bánh flan sẽ là một trong các món ăn dặm từ sữa mẹ không thể bỏ qua. Mẹ hãy lưu ngay cách chế biến dưới đây nhé!

Bánh flan - Một trong các món ăn dặm từ sữa mẹ được bé yêu thích nhất

Bánh flan – Món ăn dặm khoái khẩu cho bé

Nguyên liệu: 

    • 1 quả trứng gà
    • 150ml sữa mẹ

Cách làm: 

    • Đun sữa nóng (70°C).
    • Đánh trứng gà, lọc qua rây để bánh mịn hơn. 
    • Cho trứng vào sữa ấm, khuấy đều nhẹ nhàng để tránh tạo bọt.
    • Cho hỗn hợp vào lọ thủy tinh hoặc chén nhỏ để hấp cách thủy.
    • Khi hấp, mẹ nên dùng khăn phủ lên trên trước khi đậy nắp để hạn chế nước nhỏ xuống làm rỗ mặt bánh. 
    • Sau 20 phút, để kiểm tra bánh chín chưa, mẹ có thể dùng một que tăm cắm vào bánh, nếu bánh không dính que thì nó đã chín. Mẹ lấy ra, để nguội và cho bé ăn.

Chả cá hồi sữa mẹ

Cá hồi là thực phẩm giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Cá hồi có tác dụng giúp bé thông minh hơn, cải thiện mắt, bảo vệ sức khỏe tim mạch,… Mẹ hãy lưu công thức dưới đây để chế biến các món ăn dặm từ sữa mẹ giàu dinh dưỡng cho bé nhé!

Nguyên liệu:

    • 50gr bột mì
    • 100gr thịt cá hồi
    • 50ml sữa mẹ
    • Gia vị, rau thơm

Cá hồi - Món ăn dặm giàu dinh dưỡng cho bé

Cá hồi – Món ăn dặm giàu dinh dưỡng cho bé

Cách làm: 

    • Rửa sạch cá hồi bằng rượu và giấm để khử mùi tanh. 
    • Xay nhuyễn cá hồi với rau thơm tạo hơn vị cho món ăn.
    • Trộn bột mì với sữa mẹ thành hỗn hợp hơn loãng.
    • Tạo cá hồi thành nhiều viên nhỏ, cán dẹp mỏng và nhúng vào hỗn hợp bột + sữa. 
    • Cho miếng thịt cá vào chiên giòn, cho bé ăn nóng.

Đây là một trong các món ăn dặm từ sữa mẹ chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Món này thích hợp cho các bé trên 10 tháng tuổi, vì lúc này, bé có thể nhai thức ăn và hệ tiêu hóa đã được hoàn thiện. 

Canh thịt kết hợp cùng sữa mẹ

Món ăn này thích hợp cho những bé trên 10 tháng tuổi, vì lúc này bé có thể nhai tốt, khẩu vị đã có thể thích ứng với nhiều nguyên liệu và gia vị khác nhau. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

    • 0.5gr thịt heo nạc hoặc thịt bò
    • 500ml sữa mẹ
    • 100gr cà rốt
    • 30gr đậu hà lan
    • ¼ củ su hào

Cách làm: 

    • Đun sôi sữa mẹ. 
    • Hạ lửa nhỏ, cho thịt, rau củ băm nhỏ vào nấu cùng.
    • Khi thịt chín, vớt ra cho vào máy xay, cắt nhỏ hoặc băm nhuyễn tùy vào độ tuổi của trẻ. 
    • Tiếp tục đun phần sữa và rau củ trong nồi. Cho thịt băm nhỏ vào nấu khoảng 10 phút. Nêm gia vị cho vừa ăn.
    • Tắt bếp, để nguội bớt và cho bé ăn. 

Lưu ý khi nấu các món ăn dặm từ sữa mẹ

Khi nấu các món ăn dặm từ sữa mẹ cho bé, mẹ cần lưu ý những điều dưới đây để giúp bé ăn ngoan hơn.

Nguyên tắc vàng giúp trẻ thích thú hơn khi ăn dặm 

Mẹ nên lưu y 5 nguyên tắc sau: 

    • Từ ngọt đến mặn: Khi mới tập ăn dặm, mẹ không nên cho bé ăn quá mặn vì dễ ảnh hưởng đến thận. 
    • Từ ít tới nhiều: Cho ăn từ ít tới nhiều sẽ giúp mẹ thăm dò được hệ tiêu hóa của trẻ. 
    • Từ loãng đến đặc: Thức ăn loãng giúp bé dễ ăn hơn, đặc biệt là trong giai đoạn 6 tháng tuổi. Hơn nữa, thức ăn loãng giúp bé hạn chế tình trạng táo bón. 
    • Tạo sự bắt mắt trong mỗi món ăn: Mẹ có thể kết hợp nhiều nguyên liệu khác nhau để tạo thực đơn hấp dẫn cho bé.

Trang trí món ăn bắt mắt để kích thích sự thèm ăn của trẻ

Trang trí món ăn bắt mắt để kích thích sự thèm ăn của trẻ

    • Không bắt ép trẻ phải ăn dặm: Việc bắt ép trẻ ăn dặm sẽ diễn ra tình trạng chán ăn, sợ ăn. 

Những điều không nên làm khi nấu các món ăn dặm từ sữa mẹ cho bé

Một số điều cần tránh khi nấu các món ăn dặm từ sữa mẹ cho bé dưới đây là những thông tin được Burine tổng hợp ý kiến của chuyên gia và kinh nghiệm của các bà mẹ chăm con chia sẻ. 

  • Mẹ không nên dùng sữa trữ đông hâm nóng cho bé bú và lấy phần còn lại để nấu đồ ăn. Mẹ chỉ nên dùng sữa mới vắt hoặc trữ đông để nấu. 
  • Không nên đổ nước lạnh khi ninh xương vì sẽ khiến xương khó nhừ, chất dinh dưỡng cũng bị giảm suốt. 
  • Không nên dùng nhiều gia vị khi bé mới bắt đầu ăn dặm. 
  • Không nên khuấy thức ăn quá nhiều lần khiến món ăn bị nát kém hấp dẫn và chất dinh dưỡng cũng bị biến chất. 

>> Xem thêm: Cháo sữa Burine – thức ăn dặm hoàn hảo cho con yêu.

Hy vọng những chia sẻ về các món ăn dặm từ sữa mẹ của Burine sẽ hữu ích với mẹ. Chúc mẹ có thể áp dụng thành công để làm phong phú thực đơn ăn dặm cho bé nhé! Nếu mẹ có nhu cầu mua cháo sữa ăn dặm tiện lợi để tiết kiệm thời gian nấu ăn thì có thể liên hệ đến Burine qua hotline hoặc truy cập website burine.vn để được nhân viên tư vấn một cách tận tình.

Bài Viết Liên Quan

blank

25/12/2023

Trẻ biếng ăn chậm tăng cân là một trong những vấn đề quan trọng mà ba mẹ luôn lo lắng. Hãy cùng Burine tìm hiểu những nguyên nhân và giải pháp giúp mẹ vượt qua vấn đề này, để con phát triển một cách toàn diện và khỏe mạnh. Nguyên nhân dẫn đến bé biếng ăn chậm tăng cân?   Tình trạng biếng ăn và tăng cân chậm ở trẻ có thể...

Xem thêm...
blank

19/12/2023

Hệ tiêu hóa của trẻ là một phần quan trọng cho sự phát triển và sức khỏe của trẻ. Bài viết này sẽ chia sẻ những thông tin về hệ tiêu hóa của trẻ và bí quyết giúp mẹ cải thiện hệ tiêu hóa cho bé. Hãy cùng Burine khám phá! Đặc điểm hệ tiêu hóa của trẻ Hệ tiêu hóa là một phần không thể thiếu trong quá trình...

Xem thêm...
blank

14/12/2023

Sức khỏe của đường hô hấp là yếu tố then chốt quyết định đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Trong môi trường ngày càng ô nhiễm, tác hại của bụi mịn đối với hệ hô hấp của bé là một thách thức ngày càng lớn. Để bảo vệ sức khỏe của bé, chúng ta cần áp dụng những giải pháp an toàn và hiệu quả. Hãy khám...

Xem thêm...