Ăn dặm là được xem là bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ và nó ảnh hưởng đến thể chất, trí tuệ, sức khỏe và nhiều yếu tố khác của trẻ sau này. Do đó, nên tập ăn dặm cho bé như thế nào đúng cách là điều mà các mẹ cần biết. Trong bài viết này, Burine sẽ hướng dẫn một số tips giúp mẹ thêm tự tin khi đồng hành cùng con trong hành trình này.
Hướng dẫn tập ăn dặm cho bé đúng cách, đầy đủ dinh dưỡng
Khi nào thì nên cho bé bắt đầu ăn dặm là câu hỏi được các bậc bố mẹ quan tâm. Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, tập ăn dặm cho bé quá sớm có thể khiến trẻ bị đầy bụng và ảnh hưởng đến vị giác. Ngược lại, trẻ có thể bị rối loạn cấu trúc ăn uống và cơ hàm kém phát triển. Đồng thời, bé sẽ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng do không nạp đủ năng lượng trong ngày. Vì vậy, bố mẹ nên thiết lập thời gian thích hợp cho trẻ ăn dặm.
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics – APP), bé có thể bắt đầu ăn dặm từ 4 – 6 tháng tuổi tùy vào sự phát triển và khả năng tiêu hóa thực phẩm. Mặc khác, giai đoạn này bé đã bắt đầu hoạt động và cơ thể cũng cẩn sử dụng nhiều năng lượng hơn.
Bố mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm từ 4 – 6 tháng tuổi
Một số dấu hiệu cho thấy bé sẵn sàng để bắt đầu ăn dặm:
– Bé có khả năng ngồi ổn định và không bị rung lắc.
– Bé có khả năng nhai và nuốt thức ăn.
– Bé tỏ ra tò mò và quan tâm đến thức ăn mà người lớn đang ăn.
Trước khi bắt đầu ăn dặm, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo rằng bé đã sẵn sàng và không có vấn đề sức khỏe nào liên quan đến chế độ ăn uống.
Vào thời điểm này, hệ tiêu hóa của bé vẫn còn non yếu nên việc làm thế nào để cho bé ăn dặm đúng cách và đảm bảo sự phát triển toàn diện của con là điều mà các mẹ quan cần ghi nhớ. Dưới đây là một số nguyên tắc không thể bỏ qua:
Nhiều bố mẹ thường có tâm lý cho bé ăn càng nhiều càng tốt để nhanh chóng tăng cân và mau lớn. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Bé cần được ăn 1 cách khoa học, hợp lý từ ít đến nhiều để giúp cho bộ máy tiêu hóa không bị quá tải cũng như khả năng hấp thu chất dinh dưỡng được tốt hơn.
Thời gian đầu tập cho bé ăn dặm, các mẹ có thể cho bé làm quen bằng 1 – 2 thìa bột loãng, sau đó tăng lên ⅓ bát nhỏ, rồi đến nữa bát,… Việc tăng dần lượng thực ăn này sẽ giúp dạ dày và hệ tiêu hóa của bé có thời gian thích nghi.
Hãy cho bắt đầu với chế độ từ ít đến nhiều để bé kịp hấp thu dưỡng chất và hệ tiêu hóa không bị quá tải
Trong giai đoạn đầu đời, thức ăn duy nhất mà trẻ tiếp xúc là sữa mẹ. Vì vậy, mẹ nên chọn những thực phẩm có vị ngọt tương tự sữa mẹ như táo, khoai lang, chuối vào thời điểm này. Như vậy, bé sẽ không cảm nhận được sự thay đổi đột ngột.
Tương tự như vậy, dạ dày của trẻ luôn quen với việc bú sữa, nếu bạn chuẩn bị thức ăn đặc mỗi ngày thì trẻ sẽ kịp để thích nghi. Bạn nên bắt đầu cho bé từ thức ăn loãng tầm 2 – 3 ngày rồi tăng dần độ đặc lên. Tăng từ bột đến cháo rây, cháo nguyên hạt, cơm nát,.. để trẻ có thể nhanh chóng ăn được các loại thức ăn như người lớn.
Để tập ăn dặm cho trẻ và dần quen với các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ, bạn cần chú ý đến việc chọn những món ăn đầy đủ dinh dưỡng, kết hợp với việc chế biến đúng cách, hợp vệ sinh. Đặc biệt, thực phẩm phải được lựa kỹ càng, có nguồn gốc rõ ràng vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt và dễ bị tấn công bởi vi khuẩn.
Hãy chắc chắn các món ăn cho bé đều hợp vệ sinh và được làm từ thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng
Nước là thành phần cơ bản trong cơ thể người với tỷ lệ lên đến 60 – 70% trọng lượng cơ thể. Con người có thể nhịn ăn vài ngày đến 1 tuần nhưng không thể nhịn uống nước này nào. Do đó, trong quá trình tập ăn dặm cho bé, bố mẹ cần bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày.
– Đối với trẻ ăn dặm có cân nặng từ 1 – 10kg thì cần bổ sung 100ml/kg cân nặng.
– Đối với trẻ 11 – 20kg thì cần cung cấp 1000ml nước và bổ sung thêm 50ml nếu cân nặng tăng thêm.
Ngoài ra, thay vì chỉ bổ sung bằng nước lọc, bạn có thể thay đổi khẩu vị cho trẻ bằng cốc nước trà cốm hoa quả hay nước ép để mang đến trải nghiệm thú vị, kích thích vị giác và cho bé uống nhiều hơn.
Các mẹ có thể dùng các thể dùng trà cốm hoa quả hoặc nước ép thay thế khác để kích thích bé uống nhiều nước hơn
*** Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách sử dụng trà cốm cho bé và gia đình
Việc tập ăn dặm cho bé với thức ăn rắn đôi khi có thể gây dị ứng và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Theo các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng, thời điểm bắt đầu cho bé ăn thực phẩm rắn tốt nhất là vào khoảng tháng tuổi thứ 4, phụ thuộc vào sự sẵn sàng và nhu cầu dinh dưỡng của bé. Để chắc chắn, bạn hãy hỏi ý kiến của chuyên gia trước khi cho bé ăn bất kỳ loại thực phẩm rắn nào.
Hạn chế cho bé làm quen với các thực phẩm rắn trong giai đoạn đầu ăn dặm
Khi bước vào giai đoạn ăn dặm đầu đời của con, mẹ luôn tìm hiểu thật kỹ và tập cho bé làm quen với nhiều nguồn dinh dưỡng mới. Tuy nhiên, sữa mẹ và sữa công thức lần lượt là nguồn dinh dưỡng chính mà các mẹ cần ghi nhớ và bổ sung khoảng 560ml mỗi ngày cho bé (theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới).
Sữa luôn là nguồn dinh dưỡng cần thiết mỗi ngày cho trẻ trong giai đoạn ăn dặm
Hiện nay, cháo sữa Burine là thực phẩm ăn dặm tiện lợi được nhập khẩu nguyên vỉ từ Đức, đạt tiêu chuẩn EU và an toàn cho bé. Với lợi thế hơn 90% từ sữa nguyên chất, giàu đạm đường chất béo, chỉ với 2 hũ cháo sữa và pudding Burine mang đến giá trị năng lượng tương đương 130ml sữa công thức.
Rau xanh là nguồn cung cấp vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Do đó, đây được xem là “thực phẩm vàng” mà mẹ không thể bỏ qua khi tập ăn dặm cho bé. Một số loại rau củ quả cho bé ăn dặm ngon bổ và giàu dưỡng chất như: khoai tây, đậu cove, bông cải xanh, súp lơ, cà rốt, củ cải đỏ,…
Thêm rau xanh vào thực đơn ăn dặm hàng ngày để bổ sung vitamin và chất xơ cho bé
Tương tự như rau xanh, hoa quả cung là nguồn cung cấp các khoáng chất quan trọng cho cơ thể như canxi, kali, magie, nhất là pectin có tác dụng hấp phụ các độc tố để cơ thể bài tiết ra bên ngoài. Ngoài ra, một số loại hoa quả còn có tác dụng gây thèm ăn, kích thích chức năng của tuyến tiêu hóa.
Khi bé mới làm quen với hoa quả, mẹ nên cho trẻ uống khoảng 5 – 7 giọt nước ép cam, quýt, rồi tăng dần 2 – 3 thìa cafe. Trong 2 – 3 tuần ăn dặm đầu tiên, mẹ nên cho bé ăn chuối và bơ vì nó mềm, dễ ăn, không gây dị ứng và dễ cho bé hấp thu. Từ tuần thứ 4 – 5 trở đi, cha mẹ có thể cho trẻ ăn đa dạng các loại hoa quả như táo, xoài, dâu tây, thanh long và các loại có vị ngọt khác.
Lựa chọn những loại quả có vị ngọt và dễ tiêu cho bé
Thịt là loại thực phẩm ít xảy ra các vấn đề về tiêu hóa và là nguồn đạm quen thuộc nên nhiều mẹ đã cho bé ăn ngay từ khi bắt đầu ăn dặm. Theo Viện Nhi Khoa của Mỹ và Hiệp Dinh Dưỡng Lân Sàn của Anh đã đưa ra khuyến nghị cho các mẹ là nên cho trẻ ăn những loại thịt động vật kể từ tuần thứ 2 ăn dặm để mang đến nguồn dưỡng chất phù hợp cho cơ thể của bé.
Mỗi bé sẽ có khẩu vị khác nhau nên bố mẹ cần có cách tập ăn dặm cho bé phù hợp nhất.
Thời gian đầu ăn dặm, bạn chỉ nên cho bé ăn khoảng ½ thìa cà phê hoặc ít hơn. Bạn có thể vừa cho ăn vừa trò chuyện để tạo hứng thú cho bé. Tuy nhiên, bạn sẽ khó tránh khỏi những lúc bé nôn trớ hết thức ăn và không chịu ăn. Để tập ăn dặm cho bé dễ dàng hơn, bạn nên cho bé uống chút sữa rồi mới đến thức ăn.
Trong quá trình tập ăn, bạn hãy tập cho trẻ thói quen ngồi thẳng, ăn từng thìa một, nghỉ ngơi giữa các lần đút và ngừng lại khi bé đã no. Nếu bé có phản ứng nhăn nhó, mím môi hoặc phun thức ăn ra ngoài thì đừng ép chúng ăn. Thay vào đó, bạn hãy kiên nhẫn đợi cho đến khi trẻ háo hức mở miệng và vui vẻ nhận thức ăn.
Xây dựng phương pháp ăn phù hợp và tạo hứng thú trong việc ăn dặm của bé
Tùy theo sức ăn của trẻ nhiều hay ít mà bạn cho trẻ ăn một lượng phù hợp. Đối với bé từ 6 tháng tuổi trở lên, 2 bữa/ngày là đủ. Giữa các bữa ăn phải cách nhau ít nhất 2 tiếng để bé có thời gian kịp để tiêu hóa hết các thức ăn từ bữa trước.
Nếu bé biếng ăn, bạn nên chia các bữa ăn thành nhiều phần nhỏ vừa phải. Sau mỗi bữa ăn, bạn có thể cho trẻ bú thêm sữa mẹ nếu bé ăn ít.
Những ngày đầu tập ăn dặm cho bé, mẹ nên đút thức ăn bằng thìa cà phê nhỏ để bé không bị đau và nên dùng loại bằng nhựa, sứ không có cạnh sắc. Bên cạnh đó, Bạn có thể mua các dụng cụ đong nước, gạo nấu cháo có vạch để dễ dàng hơn trong việc đo lường.
Ưu tiên dùng các dụng cụ bằng nhựa hoặc sứ để không làm bé bị tổn thương khi ăn
Tùy thuộc vào thể trạng cũng như tính cách, mỗi bé sẽ phù hợp với một loại phương pháp ăn dặm khác nhau. Sau đây là 3 phương pháp phổ biến mà các mẹ có thể tham khảo để lựa chọn cho bé.
Tập ăn dặm cho bé theo kiểu truyền thống là phương pháp lâu đời được nhiều thế hệ người Việt áp dụng khi bé bước vào giai đoạn làm quen với các thực phẩm khác mà không phải là sữa mẹ. Ở phương pháp ăn dặm này, bố mẹ sẽ cho bé ăn bột kết hợp với thịt, cá và các loại rau củ xay nhuyễn rồi sau đó chuyển dần sang cháo nguyên hạt và cuối cùng là cơm.
Các nguyên liệu sẽ được xay nhuyễn giúp mang đến đầy đủ dưỡng chất cần thiết
Một số lợi ích từ phương pháp ăn dặm truyền thống:
– Hệ tiêu hóa của bé hoạt động dễ dàng và trơn tru hơn nhờ việc đồ ăn được xay nhuyễn.
– Bé có thể nạp đủ năng lượng và dưỡng chất cần thiết nhờ sự trợ giúp của ba mẹ.
– Trẻ ăn dặm theo kiểu truyền thống thường ít bị nhẹ cân hay suy dinh dưỡng hơn so với các phương pháp khác.
– Khẩu phần ăn được điều chỉnh từ ít đến nhiều tùy khả năng của bé.
Đây là phương pháp tập ăn dặm cho bé phổ biến của người Nhật. Các món ăn theo thực đơn này được chế biến riêng biệt với nhau và đặt trên cùng một mâm để trẻ chọn và ăn. Qua đó giúp kích thích trẻ ăn ngon, tiêu hóa tốt và hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Bé sẽ được tự do lựa chọn món ăn mà mình yêu thích
Ưu điểm của phương pháp tập ăn dặm cho bé Kiểu Nhật:
– Trẻ có khả năng ăn thức ăn thô sớm và tập kỹ năng nhai, nuốt tốt hơn.
– Trẻ có tâm lý thoải mái khi ăn và giúp bé khám phá được nhiều hương vị của món ăn.
– Bé sẽ hình thành thói quen ngồi ăn một mình mà không cần sự trợ giúp của mẹ.
– Bé được hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh thừa cân, béo phì do ăn nhiều loại thực phẩm trong một bữa.
BLW là viết tắt của Baby-led Weaning, một phương pháp tập ăn dặm cho bé mà không sử dụng thức ăn xay nhuyễn và không dùng thìa, đũa để cho bé ăn. Thay vào đó, bé sẽ được tự do khám phá và tự ăn những miếng thức ăn được cắt nhỏ hoặc lấy từ bữa ăn gia đình.
Bé được trải nghiệm các món ăn có hương vị phong phú
Một số ưu điểm nổi bật của phương pháp này:
– Trẻ sẽ được làm quen với từng loại thực phẩm nhanh hơn, trải nghiệm chế độ ăn với hương vị phong phú.
– Trẻ được ăn một cách thoải mái, tự nhiên và phát triển kỹ năng kiểm soát thức ăn, nhai cho bé.
– Phương pháp giúp bé định hình và phát triển thói quen ăn uống độc lập từ sớm cho bé.
– Bé sẽ học được cách kết hợp tay và mắt qua mỗi lần sử dụng ngón tay đưa thức ăn vào miệng.
Tuy nhiên, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro như bố mẹ khó kiểm soát được lượng thức ăn, dinh dưỡng được đưa vào cơ thể bé, nguy cơ bé bị hóc hoặc nghẹn thức ăn không được làm nhỏ hoặc ăn quá nhanh.
Ăn dặm là cột mốc quan trọng của bé. Chính vì vậy, những lưu ý sau đây sẽ giúp các mẹ đảm bảo cho con yêu nhận đủ các dưỡng chất cần thiết một cách tốt nhất:
– Nấu chín và nghiền nhỏ thức để tránh tình trạng trẻ bị hóc vì phản xạ nhai của bé ở độ tuổi này chưa tốt.
– Cân đối đều 4 nhóm dưỡng chất cần thiết để trẻ không cảm thấy nhàm chán và hạn chế tình trạng thừa chất này thiếu chất khác.
– Xây dựng thời gian biểu ăn uống hợp lý và cho bé thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Thói quen ăn uống đúng giờ sẽ giúp dạ dày của bé nhanh chóng làm quen với thức ăn và quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn.
– Tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc ăn chín, uống sôi để tránh tình trạng tiêu chảy ở trẻ.
– Tạo hứng thú cho bé trong việc ăn uống như chọn các loại chén, muỗng,… có hình thù ngộ nghĩnh, nhiều màu sắc.
– Tránh cho bé ăn ở không gian quá ồn ào vì sẽ làm bé không tập trung vào bữa ăn.
– Không nêm gia vị vào khẩu phần ăn của bé.
Tạo hứng thú cho bé trong việc ăn uống với các dụng cụ dễ thương, nhiều màu sắc
Quá trình tập ăn dặm cho bé có đúng cách hay không ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của bé. Vì vậy, bố mẹ cần đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất cần thiết trong khẩu phần ăn của bé. Burine mong rằng, những chia sẻ trong bài viết sẽ mang đến những thông tin hữu ích về ăn dặm cho trẻ.
23/05/2024
Bé biếng ăn là một trong những vấn đề dinh dưỡng mà ba mẹ thường gặp phải và lo lắng. Để khắc phục tình trạng này, các bậc phụ huynh cần nắm rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp. Burine sẽ chia sẻ thực đơn cho bé 10 tháng biếng ăn trong bài viết dưới đây. Tổng quan về nhu cầu dinh dưỡng của bé 10 tháng tuổi...
Xem thêm...23/05/2024
Ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng là một trong những phương pháp chăm sóc bé được các bậc phụ huynh quan tâm và ưa chuộng. Hãy cùng Burine khám phá cách xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6-7 tháng tuổi trong bài viết dưới đây. Trong giai đoạn 6 tháng tuổi, việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé...
Xem thêm...12/04/2024
Mùa hè nóng bức, bé bị nóng trong người gây nổi mẩn đỏ và cảm giác ngứa ngáy là nỗi lo lớn của ba mẹ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích và những biện pháp giúp mẹ cải thiện tình trạng này trong mùa nắng nóng. Nguyên nhân khiến trẻ bị nóng trong người – Ăn ít chất xơ hoặc uống quá...
Xem thêm...