Làm sao để bé tăng cân? Giải pháp tăng cân hiệu quả nhất

23/05/2022

Làm sao để bé tăng cân là chủ đề được rất nhiều mẹ quan tâm. Mẹ luôn mong muốn con mình được phát triển toàn diện, ăn khỏe và chóng lớn. Tuy nhiên, có rất nhiều bé phát triển chậm hơn so với các bạn cùng trang lứa. Điều này, khiến mẹ không khỏi lo lắng và loay hoay trong việc tìm thực phẩm dinh dưỡng tốt nhất cho bé. 

Trong trường hợp này, điều cần làm đầu tiên chính là tìm hiểu nguyên nhân, từ đó đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp, hiệu quả nhất. Bài viết mà Burine chia sẻ dưới đây sẽ giúp mẹ nắm được thông tin cụ thể hơn về vấn đề này!

Nguyên nhân bé chậm tăng cân là gì?

Hiểu được nguyên nhân bé bị chậm tăng cân chính là bước cần thiết đầu tiên để mẹ tìm ra giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề “làm sao để bé tăng cân?”

Trên thực tế, nguyên nhân bé chậm tăng cân có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau như: chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, bé biếng ăn, cơ thể hấp thu các dưỡng chất kém, rối loạn tiêu hóa,… Cụ thể:

  • Trẻ biếng ăn: Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất hiện nay. Vì một số lý do như hương vị món ăn không ngon, món ăn không phù hợp sở thích hoặc vì nguyên nhân tâm lý khiến cho trẻ có cái nhìn tiêu cực về món ăn mà cảm thấy chán ăn. Điều này khiến cơ thể không được nạp vào đủ các dưỡng chất cần thiết, cân nặng rơi vào tình trạng “giậm chân tại chỗ”.
  • Rối loạn tiêu hóa: Hệ tiêu hóa non nớt của trẻ còn yếu nên thường gặp phải các vấn đề rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, táo bón,… khiến cơ thể không hấp thụ được lượng dinh dưỡng nạp vào. Vì vậy mà đôi khi dù mẹ đã cho bé ăn với chế độ dinh dưỡng thích hợp nhưng cân nặng vẫn không tăng hoặc tăng chậm. 
  • Thiếu khoáng chất và các vitamin cần thiết: Thiếu hụt các khoáng chất và vitamin cần thiết như canxi, sắt, kali, kẽm, vitamin C, vitamin D,… trong chế độ ăn hàng ngày cũng là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ chậm tăng cân, thấp bé hơn bạn bè đồng trang lứa. 
  • Trẻ hiếu động: Nhu cầu nạp năng lượng, dưỡng chất của trẻ hiếu động sẽ cao hơn bình thường để có thể vui chơi, hoạt động cả ngày, giải phóng năng lượng mọi lúc, mọi nơi. Một số trường hợp vì mẹ không nắm bắt được yếu tố này nên dẫn đến lượng năng lượng nạp vào thấp hơn năng lượng tiêu hao, khiến bé chậm tăng cân. 

Bé bị chậm tăng cân do thiếu dinh dưỡng

Bé bị chậm tăng cân do thiếu dinh dưỡng

Dấu hiệu giúp mẹ nhận biết trẻ chậm tăng cân

Mẹ cần quan sát quá trình phát triển của con để có những ứng biến kịp thời khi bé có vấn đề về sức khỏe và thể chất. Dưới đây là những dấu hiệu quan trọng giúp mẹ có thể nhận biết con mình chậm tăng cân: 

  • Cân nặng không đạt tiêu chuẩn: Khi mẹ nhận thấy bé chậm phát triển về thể chất thì cần theo dõi các chỉ số về cân nặng của bé theo từng khoảng thời gian. Sau đó, tra cứu với bản thống kê cân nặng chuẩn để kiểm soát tình trạng cân nặng thực tế của bé. 

Bảng cân nặng tiêu chuẩn của bé

Bảng cân nặng tiêu chuẩn của bé

  • Thân hình của bé gầy guộc, da không hồng hào mà xanh xao.
  • Bé biếng ăn, không thèm ăn.
  • Bé mệt mỏi, lười bú sữa mẹ.

Dấu hiệu nhận biết bé bị chậm tăng cân

Dấu hiệu nhận biết bé bị chậm tăng cân

Mẹ cần phát hiện biểu hiện chậm tăng cân của bé kịp thời, tìm hiểu cách cho bé tăng cân khoa học để từ đó có những điều chỉnh phù hợp trong việc chăm sóc bé, đặc biệt là bổ sung dưỡng chất trong khẩu phần ăn để trẻ phát triển tốt hơn. Theo chuyên gia, cân nặng và chiều cao ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành trí tuệ của trẻ, vì thế trẻ chậm tăng cân luôn là vấn đề nghiêm trọng mà mẹ cần quan tâm. 

Làm sao để bé tăng cân? Cùng Burine khám phá câu trả lời!

Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng chậm tăng cân của bé? Làm sao để bé tăng cân an toàn? Ăn gì để bé tăng cân? Dưới đây là câu trả lời đầy đủ nhất, đồng thời, cũng là những biện pháp hiệu quả mà mẹ có thể áp dụng: 

Xây dựng chế độ ăn đa dạng, cân bằng dinh dưỡng

Chế độ ăn đa dạng là một phương pháp hữu hiệu giúp kích thích vị giác và sự thèm ăn của trẻ. Hơn nữa, việc cho trẻ dần dần tiếp xúc với nhiều nguồn thức ăn khác nhau giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, đường ruột ổn định hơn. 

Việc cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày giúp đảm bảo lượng dưỡng chất mà bé cần được hấp thu cho một ngày dài. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. 

Chia nhỏ khẩu phần ăn cho bé

Thay vì cho bé ăn nhiều ở một bữa, các mẹ có thể chia nhỏ khẩu phần ăn cho bé 1 ngày 5 – 6 bữa, mỗi bữa bé sẽ được ăn liều lượng vừa phải, giúp tiêu hóa tốt hơn. 

Đặc biệt, mẹ nên tránh để bé ăn quá no vì điều này sẽ dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, khiến bé sợ ăn và dẫn đến tình trạng biếng ăn về sau. 

Bổ sung chế phẩm từ sữa

Bên cạnh sữa mẹ, bé cần được bổ sung thêm dưỡng chất từ các chế phẩm từ sữa khác để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí não. Đây là phương pháp hữu hiệu giúp mẹ giải đáp câu hỏi “Làm sao để bé tăng cân?”. Những chế phẩm từ sữa được các mẹ lựa chọn nhiều hiện nay có thể kể đến như: phomai, sữa chua, cháo sữa, váng sữa,… Trong đó, nổi bật nhất chính là cháo sữa Burine – sản phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. 

Là sản phẩm được nhập khẩu 100% từ Đức, cháo sữa Burine được đánh giá là giải pháp tối ưu giúp mẹ giải quyết vấn đề làm sao để bé tăng cân một cách hiệu quả. Với thành phần hơn 90% sữa nguyên chất, sản phẩm rất dễ tiêu hóa và nhẹ bụng, hương vị thơm ngon, dễ ăn, thích hợp trở thành bữa ăn dặm, ăn phụ tuyệt hảo, đầy đủ dinh dưỡng, an toàn tuyệt đối cho hệ tiêu hóa của trẻ. 

Dùng cháo sữa Burine để bổ sung chất dinh dưỡng cho bé

Dùng cháo sữa Burine để bổ sung chất dinh dưỡng cho bé

Trên thực tế, nhiều mẹ vẫn thường nhầm lẫn, chưa biết cách phân biệt cháo sữa và váng sữa khi mua thực phẩm dinh dưỡng cho bé. Mặc dù, hai sản phẩm đều có thành phần tương tự nhau nhưng tỷ lệ dinh dưỡng của cháo sữa Burine cao hơn nhiều so với váng sữa nên có thể dùng làm bữa ăn chính. Còn đối với váng sữa, sản phẩm thích hợp cho các bữa ăn phụ và tráng miệng, thành phần chất béo trong váng sữa khá lớn, dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ nên mẹ cần giới hạn việc cho ăn váng sữa trong tuần. 

Cho bé uống đủ nước

Bên anh chế độ ăn thì việc uống đủ nước cũng có vai trò quan trọng không kém, có tác dụng giúp bé duy trì cân nặng và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý như: táo bón, nhiễm trùng đường tiểu,… 

Mẹ có thể cung cấp nước cho trẻ bằng nhiều cách khác nhau như: cho bé uống nước lọc, nước ép trái cây, sữa, hoặc trà cốm hoa quả – sản phẩm nước uống dạng cốm có vị ngọt, hương thơm dịu nhẹ, giàu vitamin C, kích thích vị giác hiệu quả, không chỉ đảm bảo lượng nước cần thiết, khắc phục tình trạng lười uống nước ở trẻ mà còn có tác dụng tăng sức đề kháng, bổ sung năng lượng sau những buổi vui chơi, hoạt động.   

Trà cốm hoa quả - Thức uống giải khát dành cho trẻ

Trà cốm hoa quả – Thức uống giải khát dành cho trẻ

Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi về việc “Làm sao để bé tăng cân?” trên đây sẽ giúp mẹ có thêm những thông tin hữu ích, từ đó đưa ra được những điều chỉnh hợp lý trong việc chăm sóc, đảm bảo tốt sự phát triển toàn diện của bé mỗi ngày. Ngoài ra, nếu có nhu cầu mua hoặc tìm hiểu cụ thể hơn về sản phẩm, mẹ vui lòng truy cập website hoặc liên hệ trực tiếp với Burine.vn qua hotline để được hỗ trợ một cách tốt nhất nhé!

Bài Viết Liên Quan

21/10/2024

Việc bé bú ti mẹ song song với bú bình là một lựa chọn phổ biến mà nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng để linh hoạt hơn trong quá trình chăm sóc con. Đây là cách giúp bé vẫn nhận được dinh dưỡng từ sữa mẹ nhưng mẹ cũng có thêm thời gian cho công việc và những hoạt động cá nhân. Tuy nhiên, việc áp dụng thành công phương...

Xem thêm...

23/05/2024

Bé biếng ăn là một trong những vấn đề dinh dưỡng mà ba mẹ thường gặp phải và lo lắng. Để khắc phục tình trạng này, các bậc phụ huynh cần nắm rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp. Burine sẽ chia sẻ thực đơn cho bé 10 tháng biếng ăn trong bài viết dưới đây. Tổng quan về nhu cầu dinh dưỡng của bé 10 tháng tuổi...

Xem thêm...

23/05/2024

Ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng là một trong những phương pháp chăm sóc bé được các bậc phụ huynh quan tâm và ưa chuộng. Hãy cùng Burine khám phá cách xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6-7 tháng tuổi trong bài viết dưới đây. Trong giai đoạn 6 tháng tuổi, việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé...

Xem thêm...