Chế độ ăn uống giúp tăng đề kháng cho bé, phòng tránh Cô Vi

01/04/2022

Chăm sóc sức khỏe cho trẻ luôn là điều được các bậc cha mẹ đặt lên quan tâm hàng đầu. Để bé có thể học tập, vui chơi và vận động ở trạng thái tốt nhất, một nền tảng cơ thể khỏe mạnh là yếu tố cốt lõi. Tuy nhiên, rất dễ thấy các bé trong thời gian từ 1 – 6 tuổi rất dễ bị cúm ho và ốm vặt, nguyên nhân là do khi này hệ miễn dịch của trẻ còn kém, rất dễ chịu sự xâm nhập của virus vi khuẩn. Để tăng đề kháng cho trẻ, mẹ cần đặc biệt quan tâm tới hệ thống.

tăng đề kháng cho bé phát triển khỏe mạnh

“Khoảng trống miễn dịch” ở các bé từ 6 tháng – 3 tuổi

Rất nhiều cha mẹ chia sẻ rằng trẻ rất hay ốm từ khi bắt đầu ăn dặm cho tới năm 3 tuổi. Theo BS Nguyễn Thị Thu Hậu, trưởng khoa Dinh Dưỡng, Viện Nhi Đồng II, nguyên nhân này là do hệ miễn dịch của bé trong giai đoạn 6 tháng – 3 tuổi giảm mạnh. Các tác nhân từ bên ngoài tấn công và cơ thể bé ít đề kháng lại được.

Các bé khi mới sinh ra sẽ có miễn dịch thụ động, là sức đề kháng được duy trì từ trong bụng mẹ và bú sữa mẹ. Tuy nhiên miễn dịch thụ động không được lâu dài, giảm mạnh trong 6 tháng sau khi ra đời. Giai đoạn trẻ từ 6 tháng trở đi, các kháng thể truyền từ mẹ sang bé khi mang thai đã giảm nhiều. Hệ thống miễn dịch của bé cũng chưa được hoàn thiện, thông thường bé từ 3-4 tuổi mới có được sự hoàn thiện miễn dịch, cơ thể sản xuất các kháng thể.

Các bé từ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi trở nên vô cùng nhạy cảm với các bệnh viêm nhiễm. Mẹ cần hiểu đúng và nắm được các kiến thức xây dựng cho trẻ thói quen để tăng cường đề kháng.

tăng đề kháng cho bé

Xây dựng chế độ 4 nhóm dinh dưỡng cân bằng cho trẻ

Mẹ tạo một chế độ dinh dưỡng cân bằng giúp bé tăng sức đề kháng mỗi ngày với 4 nhóm dinh dưỡng: tinh bột, đạm, mỡ, vitamin và khoáng chất. Bổ sung kẽm từ các thực phẩm như tôm, cua, thịt bò, gan, ngũ cốc.

Đặc biệt cho bé thói quen ăn nhiều rau củ quả có chứa nhiều vitamin C, tăng đề kháng tốt và hạn chế vấn đề táo bón ở trẻ.

uống trà Burine tăng đề kháng

Tăng bữa phụ với các chế phẩm từ sữa, vừa giàu canxi, hỗ trợ tiêu hóa lại tăng đề kháng

Bổ sung các thực phẩm, chế phẩm từ sữa: sữa chua, phomai, cháo sữa, váng sữa, pudding sữa… Để giúp bé bổ sung năng lượng, mẹ có thể chia nhỏ các bữa ăn cho bé từ các chế phẩm từ sữa này, rất dễ tiêu hóa, không ảnh hưởng tới bữa chính.

Mẹ có thể bổ sung thực phẩm sữa probiotic, lactoferrin tăng lợi khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa tốt, bé khỏe mạnh và tăng cân.

>> Gợi ý sản phẩm cháo sữa cho bé

>> Review sản phẩm pudding vani Burine từ các mẹ

>> Tham khảo 4 thực đơn cho trẻ biếng ăn

tăng đề kháng cho bé cùng trà burine

Thói quen uống nước từ 1.5 – 2l nước mỗi ngày

Lượng nước trẻ tiếp nhận mỗi ngày có thể được tính tổng từ các bữa ăn trong ngày, tuy nhiên chủ yếu vẫn là lượng nước trẻ uống. Mẹ có thể cho bé uống nước lọc, nước trái cây hay các loại trà trái cây tự nhiên.

Phần lớn vấn đề ba mẹ gặp phải là khi trẻ rất lười uống nước, chỉ yêu thích nước ngọt, có gas hay nước nhiều đường. Do đó trong nhiều năm trở lại đây, các ba mẹ có xu hướng tìm tới các giải pháp uống nước lành mạnh, tốt cho sức khỏe.

Gợi ý sản phẩm trà cốm hoa quả Burine dùng thay nước uống giàu vitamin C cho bé.

>> Uống trà cốm hoa quả Burine có tăng đề kháng không?

Bài Viết Liên Quan

23/05/2024

Bé biếng ăn là một trong những vấn đề dinh dưỡng mà ba mẹ thường gặp phải và lo lắng. Để khắc phục tình trạng này, các bậc phụ huynh cần nắm rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp. Burine sẽ chia sẻ thực đơn cho bé 10 tháng biếng ăn trong bài viết dưới đây. Tổng quan về nhu cầu dinh dưỡng của bé 10 tháng tuổi...

Xem thêm...

23/05/2024

Ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng là một trong những phương pháp chăm sóc bé được các bậc phụ huynh quan tâm và ưa chuộng. Hãy cùng Burine khám phá cách xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6-7 tháng tuổi trong bài viết dưới đây. Trong giai đoạn 6 tháng tuổi, việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé...

Xem thêm...

12/04/2024

Mùa hè nóng bức, bé bị nóng trong người gây nổi mẩn đỏ và cảm giác ngứa ngáy là nỗi lo lớn của ba mẹ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích và những biện pháp giúp mẹ cải thiện tình trạng này trong mùa nắng nóng. Nguyên nhân khiến trẻ bị nóng trong người – Ăn ít chất xơ hoặc uống quá...

Xem thêm...