Trong những năm tháng đầu đời của con yêu, việc cung cấp đủ lượng sữa cho bé là một vấn đề rất quan trọng cần chú ý. Tuy nhiên, nhiều ba mẹ vẫn còn băn khoăn về cách tính lượng sữa như thế nào là hợp lý. Hiểu được điều này, Burine xin gửi đến ba mẹ những thông tin về cách tính lượng sữa cho bé thật khoa học qua bài viết sau đây.
Ngay từ khi được sinh ra cho đến 1 tuổi, dạ dày của bé sẽ thay đổi kích cỡ rất nhanh theo từng ngày. Các chuyên gia đã phân tích được như sau:
– Lúc mới sinh, dạ dày của trẻ rất nhỏ, chỉ có dung tích từ 5 đến 7ml (kích cỡ bằng một quả cherry).
– Từ ngày thứ 3, dạ dày của trẻ bắt đầu tăng dung tích lên 22 đến 27ml (kích cỡ bằng một quả óc chó).
– Sau khi sinh được 1 tuần, dạ dày của bé đã có dung tích từ 45 đến 60ml (kích thước của một quả đào nhỏ).
– Khi tròn 1 tháng tuổi, dạ dày của bé đã có dung tích từ 80 đến 150ml (bằng với kích thước của một trứng gà).
– Từ 3 đến 6 tháng tuổi, dạ dày của bé tăng dần kích thước lên 150 đến 200ml.
– Đến khi đủ 1 tuổi, dạ dày của bé sẽ được khoảng 200 đến 250ml.
Dung tích dạ dày của bé
*** Mẹ đang cần thông tin: Thực đơn ăn dặm cho trẻ đầy đủ dinh dưỡng
Như đã đề cập ở trên, dung tích dạ dày của bé thay đổi theo từng ngày, do đó, lượng sữa cho bé cũng phải thay đổi để phù hợp với nhu cầu của con. Dưới đây là bảng thống kê trung bình lượng sữa cho bé theo tháng tuổi mà ba mẹ có thể tham khảo:
Độ tuổi của bé (tháng) | Số lần bú mỗi ngày (lần) | Lượng sữa mỗi lần bú (ml) | Số lần bú ban đêm (lần) |
1 | Tùy nhu cầu của bé | 60 – 90 | Tùy nhu cầu của bé |
2 | Tùy nhu cầu của bé | 60 – 120 | 3 hoặc 4 |
3 | 8 – 10 | 90 – 120 | 2 hoặc 3 |
4 | 6 – 10 | 90 – 120 | 2 hoặc 3 |
5 | 6 – 10 | 90 – 120 | 2 hoặc 3 |
6 | 6 – 9 | 120 – 150 | 1 hoặc 2 |
7 | 5 – 8 | 120 – 180 | 1 hoặc 2 |
8 | 5 – 8 | 120 – 180 | 1 hoặc 2 |
9 | 5 – 8 | 120 – 180 | 1 |
10 | 4 – 6 | 120 – 180 | 0 hoặc 1 |
11 | 4 – 6 | 120 – 180 | Không cần bú |
12 | 4 – 6 | 120 – 180 | Không cần bú |
Tất nhiên rằng, lượng sữa cho bé như trên là không hoàn toàn bắt buộc mà còn tùy vào các yếu tố khác như:
– Dung tích dạ dày của bé: Mỗi bé khi sinh ra đều có kích thước cơ thể khác nhau, do đó, dung tích dạ dày và lượng sữa cần thiết cũng khác nhau.
– Lượng sữa trong bầu ngực của mẹ: Nếu bầu ngực của mẹ chứa ít sữa thì mỗi ngày bé phải bú nhiều lần hơn.
– Tính cách, sở thích của bé và các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa: Những bé bị trào ngược dạ dày thực quản thì cần chia nhỏ bữa bú sữa chứ không nên bú quá nhiều trong 1 lần. Ngoài ra, nếu trẻ bú khỏe, ngon miệng thì cần lượng sữa cho bé nhiều hơn.
Theo kết quả nghiên cứu và thống kê từ các chuyên gia, có thể rút ra công thức chung để tính lượng sữa cho bé như sau:
Lượng sữa cho bé mỗi ngày = Số cân nặng của bé x 150ml.
Ví dụ: Bé 6 tháng tuổi và hiện đang nặng 5kg. Áp dụng vào công thức trên thì mỗi ngày:
– Lượng sữa cho bé là 750ml.
– Bé cần uống sữa 8 lần, mỗi lần khoảng 93,75ml.
Ba mẹ cần lưu ý chỉ nên cho con bú phân nửa lượng sữa trước, sau đó nghỉ ngơi vài phút rồi mới tiếp tục. Việc bú liên tục gần 95ml sữa trong 1 lần có thể khiến bé bị trớ, sặc, khó thở. Trong những ngày đầu tiên, bé chỉ được bú một lượng ít sữa. Sau đó 1 tuần, bé đã có thể bú được 60ml sữa mỗi lần.
Cân nặng của con yêu quyết định lượng sữa cần thiết
*** Giải – đáp: Trà hoa quả cho trẻ liệu có tốt tại https://burine.vn/tra-hoa-qua-cho-be-co-tot-khong/
Lượng sữa cho bé khi đủ 6 tháng tuổi sẽ khác với trước đó vì lúc này bé đã tập ăn dặm, nên cần phải cân bằng với thức ăn hằng ngày.
Như đã trình bày ở trên, trẻ từ đủ 6 tháng đến 1 tuổi nên uống khoảng 120ml – 180ml sữa mỗi lần. Càng lớn, tần suất uống sữa của bé sẽ giảm dần và lượng sữa mỗi lần uống cũng tăng lên.
Từ 1 đến 2 tuổi, bé cần uống khoảng 200ml – 300ml sữa mỗi lần. Khi đủ 1 tuổi, bé đã được cai sữa mẹ và có thể uống sữa tươi, do đó, liều lượng này tương đương với 2 cốc/hộp sữa mỗi ngày. Ngoài sữa tươi, ba mẹ cũng có thể cho bé uống các loại sữa bột phù hợp với lứa tuổi.
Để nhận biết bé bú sữa có ngon miệng hoặc lượng sữa cho bé đã phù hợp chưa, cần dựa vào các dấu hiệu sau:
– Bé vui vẻ, thư giãn sau khi bú sữa.
– Bé tăng cân đều đặn: Theo kiến nghị thì bé nên tăng đều từ 100g đến 170g mỗi tuần, bắt đầu từ tháng thứ 4 cho đến tháng thứ 7.
– Hệ tiêu hóa của con hoạt động ổn định, bé bị ướt ít nhất 6 cái tã mỗi ngày sau khi được cho bú và đi nặng đều đặn 3 lần là tốt.
– Với những mẹ cho con bú, thường bầu ngực sẽ cảm thấy nhẹ hơn sau khi tiết đủ một lượng sữa phù hợp cho con.
Từ những biểu hiện trên, có thể suy ra một số dấu hiệu cho thấy lượng sữa cho bé bú là chưa đủ như:
– Con liên tục bị sụt cân.
– Con làm ướt ít hơn 6 cái tã mỗi ngày.
– Nước tiểu và phân của con đậm màu.
– Môi, mắt của bé bị khô cho thấy cơ thể của con chưa nhận đủ nước.
– Bé không được thỏa mãn dù đã bú lâu. Trường hợp này có thể do bé chỉ ngậm vú chứ không bú sữa.
– Không nghe thấy tiếng con nuốt sữa, không cảm thấy bầu ngực nhẹ đi dù con đã bú xong.
Bé yêu thoải mái, thư giãn sau khi bú đủ lượng sữa
Ngoài tính lượng sữa cho bé bú thì trong giai đoạn con bắt đầu tập ăn dặm, ba mẹ nên lưu ý:
– Dù cho bé đã tập ăn dặm thì sữa mẹ vẫn đóng vai trò quan trọng trong 2 năm đầu đời của con. Sữa mẹ cung cấp phân nửa lượng dinh dưỡng cần thiết cho bé, vì vậy, việc ăn dặm không thể thay thế hoàn toàn sữa mẹ mà phải bổ sung đủ lượng sữa cho bé.
– Nên tập cho bé làm quen với thức ăn thô bằng cách cho con ăn các loại ngũ cốc như gạo, bột đậu nành, đậu Hà Lan, đậu đỏ, hạt ngô,…
– Nên cho trẻ ăn từ ít đến nhiều để làm quen với việc ăn dặm. Thời gian đầu, có thể cho bé ăn 2 đến 3 muỗng cháo bên cạnh việc bú sữa. Sau đó, tăng khẩu phần lên mỗi ngày hoặc đa dạng món ăn hơn.
– Nên cho con ăn bột, cháo vị ngọt trước rồi mới cho ăn mặn sau. Trong 6 tháng đầu, nguồn thức ăn chính của bé là sữa mẹ, do đó, bé vẫn chưa quen với những mùi vị lạ khác. Ba mẹ nên chọn các sản phẩm có hương vị tương tự như bột ăn dặm vị sữa, cháo sữa Burine, Pudding Burine,… để tập cho con ăn. Sang tháng thứ 7, có thể chuyển qua bột mặn, cháo nấu với thịt, rau nếu thấy con ăn ngon miệng.
– Tuyệt đối không ép con ăn. Khi con có hành động mím môi, nhè thức ăn ra, quay đầu né tránh hoặc khóc thì có nghĩa là con không muốn ăn nữa. Tuyệt đối không được quát, mắng hay ép con ăn mà hãy đợi đến khi bé đói trở lại rồi mới cho ăn tiếp.
– Nên cho con ăn thức ăn lỏng trước, sau đó đặc dần. Do đã quen với kết cấu lỏng của sữa nên con sẽ khó chấp nhận việc ăn thức ăn thô, dạng hạt. Thời gian đầu, ba mẹ nên xay thật mịn thức ăn thành bột để đút con ăn. Qua mỗi tuần, ba mẹ có thể tăng dần độ thô để con làm quen.
Cháo xay mịn cho bé trong thời gian đầu tập ăn dặm
Tóm lại, việc tính toán lượng sữa cho bé phải phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của con yêu. Từ 6 tháng tuổi, cần tính toán lượng sữa hợp lý để cân bằng với thực đơn ăn dặm của bé. Bên cạnh đó, việc bổ sung dinh dưỡng qua bữa ăn phụ như cháo sữa, trái cây,… cũng rất quan trọng. Đừng chần chờ mà hãy vào ngay website của Burine để chọn mua hương vị cháo sữa thơm ngon cho bé yêu ba mẹ nhé!
21/10/2024
Việc bé bú ti mẹ song song với bú bình là một lựa chọn phổ biến mà nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng để linh hoạt hơn trong quá trình chăm sóc con. Đây là cách giúp bé vẫn nhận được dinh dưỡng từ sữa mẹ nhưng mẹ cũng có thêm thời gian cho công việc và những hoạt động cá nhân. Tuy nhiên, việc áp dụng thành công phương...
Xem thêm...23/05/2024
Bé biếng ăn là một trong những vấn đề dinh dưỡng mà ba mẹ thường gặp phải và lo lắng. Để khắc phục tình trạng này, các bậc phụ huynh cần nắm rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp. Burine sẽ chia sẻ thực đơn cho bé 10 tháng biếng ăn trong bài viết dưới đây. Tổng quan về nhu cầu dinh dưỡng của bé 10 tháng tuổi...
Xem thêm...23/05/2024
Ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng là một trong những phương pháp chăm sóc bé được các bậc phụ huynh quan tâm và ưa chuộng. Hãy cùng Burine khám phá cách xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6-7 tháng tuổi trong bài viết dưới đây. Trong giai đoạn 6 tháng tuổi, việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé...
Xem thêm...