Cho bé ăn dặm sớm có tốt không? Khi nào nên cho bé ăn dặm

19/08/2022

Ăn dặm là giai đoạn quan trọng giúp bé hấp thu đa dạng nguồn dinh dưỡng, nhưng mẹ phải biết lựa chọn thời điểm thích hợp nếu không sẽ gây nên các hậu quả khôn lường. Nhiều mẹ vẫn còn băn khoăn không biết liệu cho bé ăn dặm sớm có tốt không? Thời điểm nào thích hợp để cho bé ăn dặm? Những thắc mắc này sẽ được Burine giải đáp tận tình qua bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu nhé!

cho-be-an-dam-som-co-tot-khong

Cho bé ăn dặm sớm có tốt không?

Có nên cho trẻ ăn dặm sớm không?

Cho trẻ ăn dặm sớm có tốt không? Ăn dặm là thời điểm bé bắt đầu làm quen với đa dạng các nguồn dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ. Nhiều bà mẹ lầm tưởng rằng việc cho bé ăn dặm càng sớm thì sẽ giúp bé phát triển tốt hơn, nhưng sự thật thì hoàn toàn ngược lại. Điều này vô tình ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé cụ thể:

  • Trẻ dễ bị dị ứng thức ăn: Hệ tiêu hóa của các bé dưới 4 tháng tuổi chưa được hoàn thiện, thực đơn chính của bé là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Chính vì thế, khi đột ngột cho bé làm quen sớm với các thực phẩm mới lạ thì sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng thức ăn, đặc biệt là ở các bé có cơ địa nhạy cảm.
  • Trẻ có nguy cơ mắc bệnh thừa cân, béo phì: Hầu hết, các công cuộc nghiên cứu của các nhà y khoa đã khẳng định rằng, nếu trẻ em ngừng bú sữa mẹ và chuyển sang giai đoạn ăn dặm trước 4 tháng tuổi thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh béo phì khi lên 3 cao hơn so với những bé ăn dặm đúng chuẩn. 

Không những thế, khi bé đã bắt đầu thích nghi với chế độ dinh dưỡng ăn dặm sớm thì các bà mẹ vì muốn nhìn thấy còn ăn khỏe, chóng lớn nên đã tẩm bổ nhiều món ăn cho con khiến tình trạng béo phì xuất hiện. 

tre-dung-truoc-nguy-co-thua-can-beo-phi

Trẻ đứng trước nguy cơ thừa cân, béo phì

  • Thận sẽ bị tổn thương: Vì hệ tiêu hóa đối với trẻ dưới 4 tháng tuổi còn quá non yếu, không thể tiết đủ chất nhầy, dịch tiêu hóa, thiếu enzyme để có thể cắt các đoạn protein, lipid cho cơ thể sử dụng. Lúc này, thận sẽ phải làm việc quá mức nếu bé ăn những thực phẩm giàu protein, lipid gây cặn ở thận. Thậm chí, trẻ có nguy cơ bị đau dạ dày, táo bón hoặc tiêu chảy. 
  • Rối loạn hệ tiêu hóa: Hệ tiêu hóa ở giai đoạn 4 tháng tuổi chỉ phù hợp với việc tiêu hóa sữa, chưa đủ men để xử lý các loại tinh bột và các loại thức ăn khác. Khi cho bé ăn dặm sớm sẽ khiến bé có nguy cơ bị tiêu chảy, đi ngoài phân sống. 
  • Tổn thương dạ dày: Dạ dày của bé còn non yếu, lớp niêm mạc bề mặt và lớp nhầy bảo vệ mỏng, khi tiếp xúc với thực ăn cứng sẽ khiến dạ dày co bóp nhiều, thành dạ dày bị cọ xát mạnh gây tổn thương. Di chứng sẽ để lại đến khi bé trưởng thành. 

Những yếu tố trên đây cũng chính là câu trả lời hoàn hảo cho thắc mắc: “bé ăn dặm sớm có tốt không?”, “ăn dặm sớm có ảnh hưởng gì?”. 

Lý do nên tập cho trẻ ăn dặm?

Trẻ cần tập ăn dặm để có đủ sắt và các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho sự tăng trưởng và phát triển. Giai đoạn từ lúc sơ sinh đến 6 tháng tuổi, bé sử dụng sắt và các chất dinh dưỡng dự trữ khi còn trong bụng mẹ. Bên cạnh đó, trẻ cũng lấy các chất dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa bột. 

tap-tre-an-dam-de-hap-thu-day-du-cac-duong-chat-tot-cho-co-the

Tập trẻ ăn dặm để hấp thu đầy đủ các dưỡng chất tốt cho cơ thể

Sau thời gian phát triển, lượng dinh dưỡng dự trữ giảm dần và trẻ cũng không thể nhận được lượng sắt cần thiết từ sữa mẹ hoặc sữa bột. Chính vì thế, tập cho trẻ ăn dặm là điều vô cùng cần thiết để giúp trẻ bổ sung hàm lượng các chất dinh dưỡng này và giúp trẻ làm quen với nhiều nguồn dinh dưỡng mới. 

Đồng thời, giai đoạn ăn dặm sẽ giúp trẻ rèn luyện kỹ năng nhai thức ăn, cầm nắm đồ ăn, cơ và xương cũng cứng cáp, chắc chắn hơn. 

Nên cho trẻ ăn dặm từ tháng thứ mấy? 

Chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, 6 tháng tuổi là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu giai đoạn ăn dặm. Nhưng thực tế, nếu bé vẫn chưa thực sự sẵn sàng cho việc ăn dặm thì mẹ cũng có thể để bé làm quen từ từ, không nên ép bé ăn quá sớm. Hoặc khi bé bước sang tháng thứ 4 và có các biểu hiện sau đây thì mẹ cũng có thể cho bé ăn dặm: 

  • Trẻ đòi bú nhiều hơn bình thường.
  • Thường khóc đêm và đói bú lúc nửa đêm. 
  • Thường xuyên mút tay. 
  • Nhìn theo thức ăn của người lớn và tỏ ra thích thú. 
  • Rất hứng thú và phấn khích khi được mẹ mớm thức ăn cho.

tre-thich-thu-truoc-nhung-do-an-ma-me-bontre-thich-thu-truoc-nhung-do-an-ma-me-bon

Trẻ thích thú trước những đồ ăn mà mẹ bón 

Mẹ cũng không nên vội mừng khi trẻ ăn dặm trễ (sau 7 tháng) vì có thể dẫn đến các nguy cơ như: 

  • Bé có nguy cơ bị thiếu sắt. 
  • Làm chậm sự phát triển của bé, tăng cân chậm, gầy mòn ốm yếu. 
  • Cản trở sự hoạt động của miệng, khả năng nhai nuốt thức ăn. 
  • Gây ác cảm với thức ăn đặc.

Mẹ cần quan sát sự phát triển và các biểu hiện của bé để chọn thời điểm phù hợp, không nên quá sớm nhưng cũng đừng quá trễ. 

4 Nhóm thực phẩm cần phải có khi cho bé ăn dặm

Bên cạnh việc tìm hiểu vấn đề bé ăn dặm sớm có tốt không, thời điểm thích hợp để bé ăn dặm, thì mẹ cũng cần đặc biệt quan tâm đến nguyên tắc ăn dặm cho trẻ. Hai “nguyên tắc vàng” khi cho bé ăn dặm mà mẹ cần nhớ chính là cho trẻ ăn từ thức ăn loãng đến đặc, ít đến nhiều. Ngoài ra, khẩu phần ăn cũng cần đảm bảo chứa đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng dưới đây. 

Nhóm tinh bột

Nhóm này thực hiện chức năng cung cấp năng lượng cho cơ thể, chiếm 50 – 60% tổng nhu cầu năng lượng trong ngày của trẻ. Các thực phẩm giàu tinh bột, tốt cho sức khỏe của trẻ bao gồm: bột gạo, bột khoai lang, bột khoai tây,…

nhom-chat-tinh-bot-can-thiet-cho-be

Nhóm chất tinh bột cần thiết cho bé

Nhóm chất đạm

Đạm hay còn gọi là protein là chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sống của mọi tế bào. Nếu thiếu chất đạm thì cơ thể bé sẽ không thể phát triển và tăng trưởng. Chất đạm được chia thành 2 nhóm nhỏ là đạm có nguồn gốc từ động vật như: thịt nạc, thịt gà, thịt cá trắng, trứng gà,… và đạm có nguồn gốc từ thực vật như: đậu, đỗ, lạc,… Đối với đạm từ động vật, ở giai đoạn 6 tháng tuổi mẹ chỉ nên cho bé ăn thịt nạc và trứng. 

Nhóm chất béo

Chất béo góp phần duy trì hoạt động sống của tế bào, dự trữ năng lượng, điều hòa hoạt động và bảo vệ cơ thể trước sự thay đổi của nhiệt độ bên ngoài. 

Chất béo cũng được chia thành 2 dạng. 

  • Chất béo động vật gồm: mỡ heo, mỡ bò, mỡ dê,… 
  • Chất béo thực vật gồm: dầu mè, dầu nành, dầu hướng dương,… 

Nếu mẹ bổ sung đầy đủ lượng chất béo mà cơ thể bé cần thì sẽ giúp phát triển trí não, cơ thể cũng hấp thu tốt các vitamin A, D, E, K,…

nhom-chat-beo-dong-vai-tro-quan-trong-doi-voi-su-phat-trien-cua-be

Nhóm chất béo đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của bé

Nhóm cung cấp vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia nhiều vào hoạt động của cơ thể như cấu tạo tế bào, chuyển hóa cung cấp năng lượng cũng như tất cả các hoạt động sống của cơ thể. Khi trẻ bị thiếu vitamin và khoáng chất thì cơ thể sẽ chậm lớn, mắc một số bệnh lý về đường hô hấp, đường tiêu hóa, mắt,… 

Mẹ có thể cung cấp vitamin và khoáng chất cho trẻ qua các thực phẩm như: rau, củ, quả, trái cây, nước hoa quả, sữa, các chế phẩm từ sữa, trà cốm hoa quả,….

>> Xem thêm: Trẻ mấy tháng uống được nước hoa quả?

Qua các nội dung mà Burine phân tích trên đây, chắc hẳn mẹ đã có đáp án cho câu hỏi bé ăn dặm sớm có tốt không. Thực chất, thời điểm ăn dặm còn phụ thuộc vào quá trình phát triển của trẻ, mẹ cần quan sát để chọn ngày bắt đầu giai đoạn ăn dặm cho con phù hợp. Đồng thời, để làm phong phú thêm thực đơn ăn dặm cho bé, mẹ hãy sử dụng các sản phẩm giàu dinh dưỡng nhà Burine. Vui lòng liên hệ đến hotline để được chuyên viên tư vấn mua hàng một cách nhanh chóng nhất nhé!

Bài Viết Liên Quan

12/04/2024

Mùa hè nóng bức, bé bị nóng trong người gây nổi mẩn đỏ và cảm giác ngứa ngáy là nỗi lo lớn của ba mẹ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích và những biện pháp giúp mẹ cải thiện tình trạng này trong mùa nắng nóng. Nguyên nhân khiến trẻ bị nóng trong người – Ăn ít chất xơ hoặc uống quá...

Xem thêm...

11/04/2024

Tháp dinh dưỡng không chỉ đơn giản là một bảng danh mục thực phẩm mà bé nên ăn, mà còn là một hệ thống tổ chức cẩn thận, nhằm đảm bảo bé nhận được đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển và sức khỏe toàn diện. Hãy cùng Burine tìm hiểu về tháp dinh dưỡng cho bé ăn dặm ngay tại bài viết dưới đây nhé! 1....

Xem thêm...

27/03/2024

Mẹ có biết từ 6 tháng đến 3 tuổi là giai đoạn bé dễ ốm vặt, ho sốt hay gặp các bệnh về tiêu hóa không? Bởi đây là thời điểm hệ miễn dịch của bé chưa được hoàn thiện, vi khuẩn rất dễ xâm nhập khiến bé bị ốm. Cùng Burine tìm hiểu bé hay ốm vặt nên bổ sung gì qua bài viết dưới đây nhé! 1. Nguyên...

Xem thêm...