Ăn dặm là giai đoạn quan trọng giúp bé hấp thu đa dạng nguồn dinh dưỡng, nhưng mẹ phải biết lựa chọn thời điểm thích hợp nếu không sẽ gây nên các hậu quả khôn lường. Nhiều mẹ vẫn còn băn khoăn không biết liệu cho bé ăn dặm sớm có tốt không? Thời điểm nào thích hợp để cho bé ăn dặm? Những thắc mắc này sẽ được Burine giải đáp tận tình qua bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu nhé!
Cho bé ăn dặm sớm có tốt không?
Cho trẻ ăn dặm sớm có tốt không? Ăn dặm là thời điểm bé bắt đầu làm quen với đa dạng các nguồn dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ. Nhiều bà mẹ lầm tưởng rằng việc cho bé ăn dặm càng sớm thì sẽ giúp bé phát triển tốt hơn, nhưng sự thật thì hoàn toàn ngược lại. Điều này vô tình ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé cụ thể:
Không những thế, khi bé đã bắt đầu thích nghi với chế độ dinh dưỡng ăn dặm sớm thì các bà mẹ vì muốn nhìn thấy còn ăn khỏe, chóng lớn nên đã tẩm bổ nhiều món ăn cho con khiến tình trạng béo phì xuất hiện.
Trẻ đứng trước nguy cơ thừa cân, béo phì
Những yếu tố trên đây cũng chính là câu trả lời hoàn hảo cho thắc mắc: “bé ăn dặm sớm có tốt không?”, “ăn dặm sớm có ảnh hưởng gì?”.
Trẻ cần tập ăn dặm để có đủ sắt và các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho sự tăng trưởng và phát triển. Giai đoạn từ lúc sơ sinh đến 6 tháng tuổi, bé sử dụng sắt và các chất dinh dưỡng dự trữ khi còn trong bụng mẹ. Bên cạnh đó, trẻ cũng lấy các chất dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa bột.
Tập trẻ ăn dặm để hấp thu đầy đủ các dưỡng chất tốt cho cơ thể
Sau thời gian phát triển, lượng dinh dưỡng dự trữ giảm dần và trẻ cũng không thể nhận được lượng sắt cần thiết từ sữa mẹ hoặc sữa bột. Chính vì thế, tập cho trẻ ăn dặm là điều vô cùng cần thiết để giúp trẻ bổ sung hàm lượng các chất dinh dưỡng này và giúp trẻ làm quen với nhiều nguồn dinh dưỡng mới.
Đồng thời, giai đoạn ăn dặm sẽ giúp trẻ rèn luyện kỹ năng nhai thức ăn, cầm nắm đồ ăn, cơ và xương cũng cứng cáp, chắc chắn hơn.
Chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, 6 tháng tuổi là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu giai đoạn ăn dặm. Nhưng thực tế, nếu bé vẫn chưa thực sự sẵn sàng cho việc ăn dặm thì mẹ cũng có thể để bé làm quen từ từ, không nên ép bé ăn quá sớm. Hoặc khi bé bước sang tháng thứ 4 và có các biểu hiện sau đây thì mẹ cũng có thể cho bé ăn dặm:
Trẻ thích thú trước những đồ ăn mà mẹ bón
Mẹ cũng không nên vội mừng khi trẻ ăn dặm trễ (sau 7 tháng) vì có thể dẫn đến các nguy cơ như:
Mẹ cần quan sát sự phát triển và các biểu hiện của bé để chọn thời điểm phù hợp, không nên quá sớm nhưng cũng đừng quá trễ.
Bên cạnh việc tìm hiểu vấn đề bé ăn dặm sớm có tốt không, thời điểm thích hợp để bé ăn dặm, thì mẹ cũng cần đặc biệt quan tâm đến nguyên tắc ăn dặm cho trẻ. Hai “nguyên tắc vàng” khi cho bé ăn dặm mà mẹ cần nhớ chính là cho trẻ ăn từ thức ăn loãng đến đặc, ít đến nhiều. Ngoài ra, khẩu phần ăn cũng cần đảm bảo chứa đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng dưới đây.
Nhóm này thực hiện chức năng cung cấp năng lượng cho cơ thể, chiếm 50 – 60% tổng nhu cầu năng lượng trong ngày của trẻ. Các thực phẩm giàu tinh bột, tốt cho sức khỏe của trẻ bao gồm: bột gạo, bột khoai lang, bột khoai tây,…
Nhóm chất tinh bột cần thiết cho bé
Đạm hay còn gọi là protein là chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sống của mọi tế bào. Nếu thiếu chất đạm thì cơ thể bé sẽ không thể phát triển và tăng trưởng. Chất đạm được chia thành 2 nhóm nhỏ là đạm có nguồn gốc từ động vật như: thịt nạc, thịt gà, thịt cá trắng, trứng gà,… và đạm có nguồn gốc từ thực vật như: đậu, đỗ, lạc,… Đối với đạm từ động vật, ở giai đoạn 6 tháng tuổi mẹ chỉ nên cho bé ăn thịt nạc và trứng.
Chất béo góp phần duy trì hoạt động sống của tế bào, dự trữ năng lượng, điều hòa hoạt động và bảo vệ cơ thể trước sự thay đổi của nhiệt độ bên ngoài.
Chất béo cũng được chia thành 2 dạng.
Nếu mẹ bổ sung đầy đủ lượng chất béo mà cơ thể bé cần thì sẽ giúp phát triển trí não, cơ thể cũng hấp thu tốt các vitamin A, D, E, K,…
Nhóm chất béo đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của bé
Vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia nhiều vào hoạt động của cơ thể như cấu tạo tế bào, chuyển hóa cung cấp năng lượng cũng như tất cả các hoạt động sống của cơ thể. Khi trẻ bị thiếu vitamin và khoáng chất thì cơ thể sẽ chậm lớn, mắc một số bệnh lý về đường hô hấp, đường tiêu hóa, mắt,…
Mẹ có thể cung cấp vitamin và khoáng chất cho trẻ qua các thực phẩm như: rau, củ, quả, trái cây, nước hoa quả, sữa, các chế phẩm từ sữa, trà cốm hoa quả,….
>> Xem thêm: Trẻ mấy tháng uống được nước hoa quả?
Qua các nội dung mà Burine phân tích trên đây, chắc hẳn mẹ đã có đáp án cho câu hỏi bé ăn dặm sớm có tốt không. Thực chất, thời điểm ăn dặm còn phụ thuộc vào quá trình phát triển của trẻ, mẹ cần quan sát để chọn ngày bắt đầu giai đoạn ăn dặm cho con phù hợp. Đồng thời, để làm phong phú thêm thực đơn ăn dặm cho bé, mẹ hãy sử dụng các sản phẩm giàu dinh dưỡng nhà Burine. Vui lòng liên hệ đến hotline để được chuyên viên tư vấn mua hàng một cách nhanh chóng nhất nhé!
21/10/2024
Việc bé bú ti mẹ song song với bú bình là một lựa chọn phổ biến mà nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng để linh hoạt hơn trong quá trình chăm sóc con. Đây là cách giúp bé vẫn nhận được dinh dưỡng từ sữa mẹ nhưng mẹ cũng có thêm thời gian cho công việc và những hoạt động cá nhân. Tuy nhiên, việc áp dụng thành công phương...
Xem thêm...23/05/2024
Bé biếng ăn là một trong những vấn đề dinh dưỡng mà ba mẹ thường gặp phải và lo lắng. Để khắc phục tình trạng này, các bậc phụ huynh cần nắm rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp. Burine sẽ chia sẻ thực đơn cho bé 10 tháng biếng ăn trong bài viết dưới đây. Tổng quan về nhu cầu dinh dưỡng của bé 10 tháng tuổi...
Xem thêm...23/05/2024
Ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng là một trong những phương pháp chăm sóc bé được các bậc phụ huynh quan tâm và ưa chuộng. Hãy cùng Burine khám phá cách xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6-7 tháng tuổi trong bài viết dưới đây. Trong giai đoạn 6 tháng tuổi, việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé...
Xem thêm...