Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh theo từng tháng chuẩn nhất

19/08/2022

Thông qua bảng cân nặng của trẻ sơ sinh theo từng tháng, mẹ có thể theo dõi được quá trình phát triển của bé. Đồng thời, dễ dàng điều chỉnh phương pháp chăm sóc phù hợp nếu phát hiện bé bị thiếu hoặc thừa cân. Cùng Burine tìm hiểu chi tiết bảng chỉ số hữu ích này qua bài viết dưới đây nhé!

Tại sao chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh lại quan trọng?

Chiều cao và cân nặng chính là cơ sở khoa học thiết thực nhất giúp mẹ và các bác sĩ xác định được bé đang phát triển bình thường hay có nhiều mối nguy cơ tiềm ẩn khác. Chính vì điều này mà mẹ cần tìm hiểu về bảng cân nặng của trẻ sơ sinh theo từng tháng chuẩn xác để có phương pháp chăm sóc bé phù hợp nhất. 

theo-doi-can-nang-va-chieu-cao

Theo dõi cân nặng và chiều cao để biết quá trình phát triển của bé

Nếu các chỉ số cân nặng, chiều cao của trẻ tương đương với chỉ số trong bảng thì chứng tỏ mẹ đã chăm bé rất tốt và bé đang phát triển khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bé bị suy dinh dưỡng thấp còi hoặc thừa cần thì mẹ cần có biện pháp, thay đổi thực đơn để giúp bé khôi phục sức khỏe về trạng thái bình thường. 

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh chuẩn, trẻ 0 – 12 tháng tuổi

Burine sẽ chia sẻ bảng cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh giai đoạn 0 đến 12 tháng tuổi. Mẹ có tham khảo ghi nhớ hoặc dán ở vị trí dễ thấy để dễ theo dõi quá trình phát triển của bé. 

bang-can-nang-cua-tre-so-sinh-theo-tung-thang

Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh theo từng tháng đối với bé trai và bé gái 

Dựa vào bảng cân nặng trẻ sơ sinh theo tháng, mẹ có thể biết con đang phát triển bình thường hoặc cần bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết khác.

Tiếp đến dưới đây là bảng chiều cao chuẩn cho trẻ sơ sinh từ 0 đến 12 tháng tuổi. Dựa vào bảng này, mẹ có thể đánh giá được quá trình phát triển của trẻ như thế nào. 

Tháng tuổi Chiều cao (cm)
Bé trai Bé gái
Sơ sinh 48.2 – 52.8 47.7 – 52.0
1 52.1 – 52.8 52.1 – 55.8
2 55.5- 60.7 54.4- 59.2
3 58.7 – 63.7 57.1 – 59.5
4 61.0 – 66.4 59.4 – 64.5
5 63.2 – 68.6 61.5 – 66.7
6 65.1- 70.5 63.3 – 68.6
7 69.2 – 73.4 67.3 – 74.2
8 70.3 – 75.7 68.7 – 75.8
9 70.6 – 72.2 70.1 – 77.4
10 73.3 – 80.1 71.5- 78.9
11 74.1 – 81.5 72.8 – 80.3
12 74.5 – 82.9 74.0 – 81.7

Bảng chiều cao chuẩn của trẻ sơ sinh

Hướng dẫn đo chiều cao cân nặng cho trẻ sơ sinh

  • Nguyên tắc đo chiều cao của trẻ sơ sinh (chiều dài): 

– Đối với bé dưới 2 tuổi: Mẹ đặt bé nằm ngửa, dọc theo thước đo. Sau đó, giữ đầu bé nhìn thẳng lên trần, kéo thẳng đầu gối, mẹ tiến hành ghi chỉ số chiều cao, cả số chẵn và số lẻ.

– Đối với bé từ 2 tuổi trở lên: Mẹ đặt thước đo thẳng, vuông góc với sàn nhà. Cho bé đứng thẳng theo phương của thước đo quay lưng về tường. 

  • Nguyên tắc đo cân nặng của trẻ: 

– Dùng cân điện tử để có kết quả chính xác nhất.

– Đặt trẻ nằm giữa hoặc ngồi yên giữa cân, không cử động, sau đó mẹ ghi lại các chỉ số cân nặng chẵn và lẻ.

Lưu ý mẹ nên biết khi áp dụng bảng chỉ số chiều cao, cân nặng của bé

  • Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ của theo từng tháng chỉ áp dụng đối với những em bé sinh đủ tháng, sơ sinh có cân nặng trung bình 2,9 – 3,8kg, chiều dài trung bình 50cm. 
  • Mức cân tăng trung bình của trẻ 0 – 6 tháng tuổi là 25gr – 600gr/tuần. Đối với trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi thì mức tăng trưởng trung bình tương ứng là 500gr/tháng. 
  • Đối với trẻ từ 0 đến 6 tháng có mức chiều cao tăng trung bình là 2,5cm/tháng. Đối với trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi thì mức tăng trưởng tương ứng là 1,5cm/tháng. 
  • Mẹ cần thực hiện việc cân, đo cân nặng, chiều cao của trẻ mỗi tháng một lần để biết tình hình phát triển của bé. 

do-chieu-cao-can-nang-cua-be-moi-thang-mot-lan

Đo chiều cao, cân nặng của bé mỗi tháng một lần

  • Khi cân, đo, mẹ cần trừ đi cân nặng của quần áo và tã (200-400gr) để có kết quả chính xác. 
  • Mẹ nên đo cân nặng của trẻ vào buổi sáng, sau khi đi đại tiện, tiểu tiện xong.
  • Thông thường, chiều cao và cân nặng của bé trai sẽ nhỉnh hơn của bé gái nên mẹ không cần quá lo lắng. 

Các yếu tố ảnh hưởng đến bảng cân nặng của trẻ sơ sinh theo từng tháng

Chiều cao và cân nặng của mỗi trẻ nhỏ là khác nhau vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố được liệt kê dưới đây.

Yếu tố di truyền 

Theo nhà nghiên cứu y học, trẻ được hưởng hầu hết các gen của bố, mẹ và yếu tố di truyền quyết định đến khoảng 23% chiều cao, cân nặng của trẻ. Ngoài ra, theo ý kiến của American Journal of Human Biology, cân nặng, nhóm máu, lượng mỡ thừa trong cơ thể của bố và mẹ cũng có tác động đến sự phát triển thể chất ở trẻ sơ sinh. 

Chính vì thế, di truyền được xem là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến chiều cao, cân nặng của trẻ sơ sinh. 

Chế độ dinh dưỡng và môi trường

Trẻ cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng quan trọng như: canxi, vitamin D, chất xơ, sắt, magie,… Các chất này sẽ giúp hệ xương của bé được khỏe mạnh, chắc chắn, dần dần sẽ cải thiện cân nặng, chiều cao và kích thước các cơ trong cơ thể. 

Nếu trẻ phải sống và sinh hoạt mỗi ngày trong môi trường bị ô nhiễm không khí, nguồn nước hay thậm chí là tiếng ồn thì có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất của trẻ. 

xay-dung-che-do-thuc-don-day-du-dinh-duong-cho-tre

Xây dựng chế độ thực đơn đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ

Chế độ dinh dưỡng khoa học chính là cách đơn giản nhất để mẹ kiểm soát cân nặng, chiều cao của trẻ. Tùy vào từng giai đoạn mà nguồn dinh dưỡng của bé sẽ khác nhau. Khi bé bước sang giai đoạn 6 tháng tuổi thì mẹ có thể cho bé làm quen với các món ăn dặm để nạp thêm dưỡng chất giúp phát triển toàn diện. Mẹ có thể lên menu thực đơn các món cháo ăn dặm bổ dưỡng cho bé hoặc sử dụng sản phẩm ăn dặm dinh dưỡng tiện lợi của Burine.

Bệnh lý

Cân nặng, chiều cao của trẻ bị ảnh hưởng bởi các bệnh lý nghiêm trọng. Các bé ngay từ nhỏ đã phải trải qua các cuộc phẫu thuật lớn thì vấn đề phát triển thể chất, đặc biệt là chiều cao và cân nặng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Sự chăm sóc của người lớn

Thể chất, tinh thần của trẻ phụ thuộc rất lớn vào các hoạt động vui chơi và giáo dục trẻ của bố mẹ và người chăm sóc. Tâm lý, cảm xúc, hành vi của trẻ sẽ bị ảnh hưởng bởi bố mẹ. Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh theo từng tháng sẽ có sự thay đổi, phát triển từng ngày nếu mẹ biết cách chăm sóc khoa học.

Sức khỏe mẹ bầu khi mang thai

Trong giai đoạn mang thai và cho con bú, mẹ và bé có một sự kết nối rất mạnh mẽ. Sức khỏe, tâm lý và tinh thần của mẹ ở giai đoạn này chính là yếu tố quyết định đến sự phát triển về cân nặng, chiều cao và các chỉ số khác của trẻ. 

Để bé được khỏe mạnh, cải thiện các vấn đề liên quan đến tinh thần, kỹ năng vận động thì trong lúc mang thai mẹ cần giữ cho tâm trạng vui vẻ, thư giãn, nhờ đó mà bé sẽ có tâm lý tốt hơn. 

khi-mang-thai-me-can-giu-cho-tam-trang-luon-thoai-mai

Khi mang thai mẹ cần giữ cho tâm trạng luôn thoải mái

Về sức khỏe, mẹ được bổ sung đầy đủ chất trong bữa ăn hàng ngày sẽ có được nguồn sữa mẹ chất lượng, sữa mẹ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tốt nhất cho bé. Nhờ đó mà sức đề kháng tốt hơn, xương chắc chắn. Một số dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ có thể kể đến như: canxi, sắt, axit folic, DHA. 

Vận động và tập thể dục thể thao

Nếu mẹ để bé tiếp xúc với các thiết bị điện tử thông minh quá sớm thì sẽ khiến trẻ có xu hướng ít vận động, thích ngồi một chỗ, đôi khi còn tạo thói quen thức khuya khi còn nhỏ. Điều này hoàn toàn không tốt đến sức khỏe của trẻ nhỏ. 

Để hạn chế cho bé chơi nhiều trò chơi điện tử, gia đình có thể cùng bé tham gia các trò chơi vận động, thể thao nhằm cải thiện chiều cao, cân nặng cho trẻ. Những môn thể thao lành mạnh như: bơi lội, chạy bộ, bóng chuyền,… là sự lựa chọn tuyệt vời.

Mẹ cần làm gì khi trẻ thiếu cân hoặc thừa cân?

  • Đối với trẻ thiếu cân, mẹ cần: 

– Thiết lập chế độ ăn đa dạng cân bằng, bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng: đạm, tinh bột, chất xơ, chất béo, vitamin.

– Chia nhỏ khẩu phần ăn để cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất. 

– Bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa: Cháo sữa Burine hương bích quy, hương vani; Pudding Burine hương chuối, hương vani

– Cho bé uống đủ nước để tăng cường quá trình trao đổi chất, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Có thể kích thích vị giác và giúp bé hình thành thói quen tự uống nước với thức uống thơm ngon trà cốm hoa quả Burine

cac-san-pham-cua-burine-dam-bao-dinh-duong

Cho trẻ sử dụng các sản phẩm của Burine vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa cải thiện hệ tiêu hóa

  • Không ép trẻ ăn vì sẽ dễ hình thành nỗi sợ với thức ăn. 
  • Cho trẻ vận động thể chất đầy đủ, thường xuyên tham gia thể thao. 
  • Khám sức khỏe và tẩy giun định kỳ.
  • Đối với trẻ thừa cân, mẹ cần lưu ý

– Điều chỉnh chế độ ăn khoa học: Không cho bé ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên xào mà thay vào đó là các món hấp, luộc. Mẹ nên sử dụng các thực phẩm có thành phần dinh dưỡng nhưng ít đường và chất béo và cho bé ăn các loại trái cây, thực phẩm giàu chất xơ. 

– Khuyến khích trẻ tham gia nhiều hoạt động thể dụng thể thao, rèn luyện thể chất. 

– Hạn chế để trẻ tiếp xúc sớm với các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, trò chơi điện tử,…

Ngoài ra, nếu mẹ cảm thấy trình trạng thiếu cân hoặc thừa cân của bé khá nghiêm trọng thì hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và đề xuất kế hoạch dinh dưỡng chuẩn khoa học để giúp bé phát triển bình thường, cải thiện sức khỏe. 

Có thể nói bảng cân nặng của trẻ sơ sinh theo từng tháng chính là cẩm nang bổ ích mà bất cứ bà mẹ nào cũng cần có. Dựa vào bảng thống kê, mẹ cũng có thể quan sát và đánh giá sự phát triển của bé một cách khách quan. Bên cạnh đó, nếu mẹ phát hiện những biểu hiện bất thường thì cũng có thể nhanh chóng có biện pháp điều trị kịp thời. Nếu mẹ cần tư vấn mua hàng các sản phẩm chế phẩm từ sữa giàu dinh dưỡng của Burine thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua hotline để được chuyên viên tư vấn một cách tận tình nhất nhé.

Bài Viết Liên Quan

12/04/2024

Mùa hè nóng bức, bé bị nóng trong người gây nổi mẩn đỏ và cảm giác ngứa ngáy là nỗi lo lớn của ba mẹ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích và những biện pháp giúp mẹ cải thiện tình trạng này trong mùa nắng nóng. Nguyên nhân khiến trẻ bị nóng trong người – Ăn ít chất xơ hoặc uống quá...

Xem thêm...

11/04/2024

Tháp dinh dưỡng không chỉ đơn giản là một bảng danh mục thực phẩm mà bé nên ăn, mà còn là một hệ thống tổ chức cẩn thận, nhằm đảm bảo bé nhận được đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển và sức khỏe toàn diện. Hãy cùng Burine tìm hiểu về tháp dinh dưỡng cho bé ăn dặm ngay tại bài viết dưới đây nhé! 1....

Xem thêm...

27/03/2024

Mẹ có biết từ 6 tháng đến 3 tuổi là giai đoạn bé dễ ốm vặt, ho sốt hay gặp các bệnh về tiêu hóa không? Bởi đây là thời điểm hệ miễn dịch của bé chưa được hoàn thiện, vi khuẩn rất dễ xâm nhập khiến bé bị ốm. Cùng Burine tìm hiểu bé hay ốm vặt nên bổ sung gì qua bài viết dưới đây nhé! 1. Nguyên...

Xem thêm...