Vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh đúng cách như thế nào?

18/08/2022

Vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh là một điều rất khó bởi khi còn nhỏ, bé rất dễ cáu gắt, khóc nhè và khó chịu khi phải thực hiện việc này. Nếu kéo dài tình trạng này thì bé rất dễ gặp phải những vấn đề về miệng như bị tưa lưỡi, nấm miệng. Vì vậy, rất nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ đã không khỏi băn khoăn: Làm thế nào để vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh thật hiệu quả, đúng cách?

Các bệnh ở miệng mà trẻ sơ sinh thường gặp phải

Giai đoạn sơ sinh được tính từ lúc trẻ mới ra đời cho đến khi đủ 30 ngày tuổi. Trong khoảng thời gian này, bé vẫn chưa mọc răng nên chủ yếu các vấn đề về miệng thường tập trung ở bộ phận lưỡi và khoang miệng. 2 Loại bệnh ở miệng mà trẻ sơ sinh thường gặp phải bao gồm nấm lưỡi (tưa lưỡi) và nấm miệng.

01-nam-mieng-o-tre-so-sinhNấm miệng ở trẻ sơ sinh

Bị nấm lưỡi (tưa lưỡi)

Bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh còn được gọi là tưa lưỡi, là triệu tình trạng xuất hiện những màng màu trắng xuất hiện ở trên bề mặt lưỡi, niêm mạc miệng,… Nấm lưỡi gây ra tổn thương da và niêm mạc miệng của bé, khiến con yêu bị đau, buốt, chán ăn, khó chịu, sốt,… ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.

Bệnh tưa lưỡi chủ yếu được gây ra bởi tác nhân chính là nấm Candida Albicans. Nếu không vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh kỹ càng thì tình trạng nấm sẽ trở nên nặng hơn. Ban đầu, lưỡi của bé sẽ xuất hiện những chấm trắng li ti nhưng sau đó sẽ nhanh chóng phát triển nhiều hơn, lấn sâu vào lớp niêm mạc, vòm họng,… hình thành nên các màng giả mạc rộng, gây đau rát.

Tưa lưỡi bám chặt vào bề mặt lưỡi, rất khó bong, khi ăn/uống hoặc bị cọ xát sẽ rất đau đớn, đôi khi còn gây ra chảy máu dẫn đến nhiễm khuẩn, vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của con yêu.

02-nam-luoi-gay-ra-cam-giac-dau-buot-kho-chiu-khi-bi-co-xat-khien-be-thuong-xuyen-quay-khoc

Nấm lưỡi gây ra cảm giác đau buốt, khó chịu khi bị cọ xát khiến bé thường xuyên quấy khóc

>> Xem thêm: Tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh mẹ phải làm sao?

Nấm miệng

Tình trạng nấm miệng ở trẻ xảy ra do những yếu tố tác động bên ngoài hoặc suy yếu hệ miễn dịch. Biểu hiện của nấm miệng chính là xuất hiện nhiều mảng trắng trên lưỡi, vết loét đỏ trên môi, trên vòm họng và niêm mạc miệng,… 

Nấm miệng gây ra cảm giác đau rát và khô cổ ở trẻ sơ sinh, khiến bé thường xuyên quấy khóc, biếng ăn.

Nhiệt miệng

Nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh là tình trạng niêm mạc ở miệng hoặc nướu răng của bé bị tổn thương, gây lở loét bên trong khoang miệng. Tình trạng này gây ra sự đau rát rất khó chịu đối với bé, khiến con yêu chán ăn, bỏ bú, quấy khóc liên tục,…

Bệnh nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh bao gồm các đặc điểm sau:

  • Bé khóc nhiều, bỏ bú;
  • Miệng của con thường xuyên chảy nước dãi;
  • Bên trong niêm mạc miệng xuất hiện những đốm phồng rộp và mọng nước. Sau vài ngày, các đốm phồng này sẽ vỡ ra gây lở loét, chảy máu.

Bệnh nhiệt miệng thường xảy ra khi con yêu bị nóng trong người do yếu tố môi trường, vi sinh vật xâm nhập hoặc thiết hụt chất dinh dưỡng.

03-bieu-hien-cua-tre-so-sinh-bi-nhiet-mieng-la-ben-trong-niem-mac-xuat-hien-cac-vet-phong-rop

Biểu hiện của trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng là bên trong niêm mạc xuất hiện các vết phồng, rộp

Lợi ích của việc vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh

Mặc dù bé sơ sinh chưa mọc răng nhưng vệ sinh miệng cho con yêu mỗi ngày vẫn là điều hết sức cần thiết. Lý do là:

  • Sau khi con ăn sữa, phần cặn đóng trên bề mặt lưỡi sẽ là môi trường lý tưởng để những vi sinh vật gây hại phát triển. Các vi sinh vật ấy sẽ gây ra những bệnh như tưa lưỡi, nấm miệng,…
  • Không vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh sẽ dẫn đến tình trạng có mùi hôi khó chịu trong miệng bé.
  • Việc vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh không kỹ lưỡng cũng sẽ dẫn đến các nguy cơ con yêu mắc phải những bệnh lý về răng, miệng sau này, gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và sức khỏe.

Do đó, có thể thấy rằng việc vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh là điều vô cùng quan trọng, nên được thực hiện ngay từ những tuần đầu tiên trong đời.

Vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh như thế nào là đúng cách?

Đối với những bậc phụ huynh có con đầu lòng thì việc vệ sinh miệng cho bé là điều vô cùng khó khăn, gây bối rối. Hiểu được điều đó, Burine sẽ “mách nước” cho bố mẹ cách vệ sinh miệng cho bé sao cho đúng cách, tránh được các vấn đề viêm nhiễm.

Cách vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh hằng ngày

Mặc dù bữa ăn hằng ngày của trẻ sơ sinh chủ yếu là sữa nhưng việc vệ sinh răng miệng cho bé cũng vô cùng cần thiết. Các bước để vệ sinh cặn sữa bám trên miệng, lưỡi của con yêu hằng ngày như sau:

  • Bước 1: Đặt bé trên giường hoặc bế gọn trong lòng.
  • Bước 2: Bố hoặc mẹ rửa tay thật sạch, sau đó quấn gạc y tế quanh ngón trỏ hoặc đeo gạc tưa lưỡi hình ống.
  • Bước 3: Nhúng ngón tay quấn gạc vào dung dịch NaCl 0,9% hoặc nước đun sôi để nguội.
  • Bước 4: Chạm nhẹ ngón tay vào miệng của bé để con mở miệng, sau đó nhẹ nhàng dùng ngón tay thoa đều và massage nướu cho trẻ.
  • Bước 5: Chà nhẹ khắp bề mặt lưỡi của bé để loại bỏ cặn sữa.

Việc vệ sinh này nên được thực hiện 2 ngày mỗi lần. Lưu ý là bố mẹ không nên quá mạnh tay hoặc chọc quá sâu vào họng của con vì làm như vậy dễ khiến bé đau, nôn trớ.

04-dung-gac-y-te-quan-quanh-ngon-tay-de-tien-hanh-ve-sinh-mieng-cho-tre-so-sinh

Dùng gạc y tế quấn quanh ngón tay để tiến hành vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh

Cách vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh khi bé bị tưa lưỡi

Như đã đề cập ở trên, tình trạng tưa lưỡi sẽ tạo nên những màng giả bám chặt vào niêm mạc lưỡi. Những lớp màng này rất khó bóc và khi bị bóc đi sẽ dễ chảy máu, gây đau rát.

Vì vậy, nếu bé nhà mình đang mắc phải bệnh tưa miệng thì bố mẹ cần đặc biệt lưu ý khi vệ sinh miệng cho con như sau:

  • Bước 1: Đặt bé nằm trên giường hoặc bế bằng tay. Sau đó bố mẹ tiến hành rửa tay thật sạch.
  • Bước 2: Đeo quanh đầu ngón tay trỏ một miếng gạc mềm hoặc gạc tưa lưỡi dạng ống vô trùng bán dẫn.
  • Bước 3: Nhúng ngón tay có quấn gạc vào dung dịch Nystatin 500.000đv, sau đó nhẹ nhàng lau phần lưỡi của bé theo chiều từ trong kéo ra ngoài.
  • Bước 4: Sau khi lau xong một lượt thì bố mẹ bỏ phần gạc ấy đi và thực hiện lặp lại nếu thấy lưỡi của trẻ vẫn còn nhiều mảng tưa.
  • Bước 5: Dùng một miếng gạc khác để lau mặt trong 2 bên má, trên vòm miệng và dưới nướu của trẻ.
  • Dùng dung dịch chứa hoạt chất chống nấm để đánh tưa lưỡi cho trẻ 4 lần/ngày trước mỗi bữa ăn khoảng 30 phút. Sử dụng liên tục cho đến khi tình trạng tưa lưỡi hết hẳn.

05-can-phai-het-suc-luu-y-khi-ve-sinh-mieng-cho-tre-so-sinh-bi-tua-luoi

Cần phải hết sức lưu ý khi vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh bị tưa lưỡi

Lời khuyên khi chăm sóc trẻ bị bệnh ở miệng

Khi bé gặp phải các tình trạng bệnh về miệng, bố mẹ cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau khi tiến hành chăm sóc, vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh:

  • Bố mẹ cần giữ vệ sinh, tăng cường đề kháng cho chính bản thân thật tốt để tránh trường hợp mang mầm vi khuẩn về lây nhiễm cho con.

>> Một trong những biện pháp để bố mẹ tự tăng cường sức đề kháng của chính mình đó là dùng trà cốm hoa quả Burine giàu vitamin C và khoáng chất.

  • Nếu bé bị nấm miệng thì nên cách ly, hạn chế cho ra ngoài hoặc ăn uống chung với các bé khác để tránh lây nhiễm.
  • Ghi nhớ vệ sinh tay thật kỹ càng trước và sau mỗi lần chăm sóc trẻ.
  • Ngoài chế độ ăn uống và vệ sinh miệng thật kỹ thì bố mẹ còn phải lưu ý để quần áo của con: Thường xuyên sát khuẩn, chọn loại vải thấm hút tốt, mỗi ngày đều thay quần áo và tắm rửa sạch sẽ cho bé bằng nước ấm,…
  • Rửa sạch đồ chơi, lau sàn nhà thật sạch bằng dung dịch khử khuẩn.
  • Theo dõi tình trạng của bé để kịp thời đưa con đến các cơ sở y tế gần nhất nếu các triệu chứng trở nặng.

06-can-rua-tay-that-sach-sau-khi-ve-sinh-rang-mieng-cho-be-bi-tua-luoi

Cần rửa tay thật sạch sau khi vệ sinh miệng cho bé bị tưa lưỡi

Trên đây là toàn bộ những thông tin và kinh nghiệm bổ ích về chăm sóc, vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh mà bố mẹ cần biết. Ngoài ra, bố mẹ cũng đừng quên gọi ngay cho Burine để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng trong các món ăn dặm cho con yêu mỗi ngày bố mẹ nhé!

Bài Viết Liên Quan

12/04/2024

Mùa hè nóng bức, bé bị nóng trong người gây nổi mẩn đỏ và cảm giác ngứa ngáy là nỗi lo lớn của ba mẹ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích và những biện pháp giúp mẹ cải thiện tình trạng này trong mùa nắng nóng. Nguyên nhân khiến trẻ bị nóng trong người – Ăn ít chất xơ hoặc uống quá...

Xem thêm...

11/04/2024

Tháp dinh dưỡng không chỉ đơn giản là một bảng danh mục thực phẩm mà bé nên ăn, mà còn là một hệ thống tổ chức cẩn thận, nhằm đảm bảo bé nhận được đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển và sức khỏe toàn diện. Hãy cùng Burine tìm hiểu về tháp dinh dưỡng cho bé ăn dặm ngay tại bài viết dưới đây nhé! 1....

Xem thêm...

27/03/2024

Mẹ có biết từ 6 tháng đến 3 tuổi là giai đoạn bé dễ ốm vặt, ho sốt hay gặp các bệnh về tiêu hóa không? Bởi đây là thời điểm hệ miễn dịch của bé chưa được hoàn thiện, vi khuẩn rất dễ xâm nhập khiến bé bị ốm. Cùng Burine tìm hiểu bé hay ốm vặt nên bổ sung gì qua bài viết dưới đây nhé! 1. Nguyên...

Xem thêm...