TỰ NẤU CHÁO RÂY TẠI NHÀ VÀ TỈ LỆ NẤU CHÁO RÂY CHO BÉ BẮT ĐẦU ĂN DẶM

11/05/2023

Những món cháo ngon được nấu theo tỉ lệ phù hợp sẽ giúp bé ăn ngon miệng và hợp tác hơn khi ăn dặm. Tuy nhiên không phải mẹ nào cũng biết nấu cháo rây với tỉ lệ bao nhiêu sẽ phù hợp với con. Bài viết này Burine sẽ hướng dẫn mẹ nấu cháo rây với tỉ lệ chuẩn khoa học nhất, mẹ cùng theo dõi nhé!

1. Lợi ích của việc bé ăn cháo rây

 

Hiện nay có rất nhiều phương pháp ăn dặm mới và mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên phương pháp cho bé ăn dặm bằng cháo rây được rất nhiều mẹ yêu thích. Việc cho bé ăn cháo rây mang lại rất nhiều lợi ích cho bé:

  • Giúp bé dễ tiêu hóa thức ăn hơn.
  • Luyện cho bé có phản xạ nhai và nuốt, vì loại cháo này mịn nhưng vẫn có độ mềm và độ thô nhất định.
  • Giúp trẻ cảm nhận rõ mùi vị của thức ăn.
  • Hạn chế nguy cơ biếng ăn ở trẻ: Trẻ mới tập ăn dặm thường không chịu ăn, nhưng cháo rây mềm mịn có thể giúp bé ăn giỏi hơn, ngon miệng hơn .
  • Kích thích sự tò mò, khám phá những điều mới lạ, thích thú với món ăn khi trẻ ăn cháo.
  • Giá trị dinh dưỡng trong cháo rây đã được các chuyên gia dinh dưỡng kiểm định là bổ dưỡng, cung cấp cho trẻ nhiều dưỡng chất, tăng cường sự phát triển của trẻ nhỏ.
  • Trẻ còn được bổ sung đầy đủ các chất từ rau củ, thịt cá, hoa quả,… mà không bị hòa trộn vào cháo. Trẻ sẽ được tăng trải nghiệm vị giác, cảm nhận mùi vị rõ ràng hơn.

2. Lúc nào bé ăn được cháo rây

Các chuyên gia khuyến cáo thời điểm tốt nhất cho bé ăn dặm là lúc bé được khoảng 6 tháng tuổi. Không nên cho bé ăn dặm trước 5 tháng tuổi và sau 8 tháng tuổi vì nếu ăn dặm sớm quá hoặc muộn quá sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con. 

Vào khoảng 6 tháng tuổi, bé cần bổ sung nhiều năng lượng và dinh dưỡng từ sữa mẹ không đủ cho bé phát triển toàn diện. Phương pháp cho con ăn dặm bằng cháo rây được nhiều mẹ lựa chọn khi con bắt đầu tập ăn bởi vì cháo rây vừa có giá trị dinh dưỡng cao vừa giúp bé ăn ngon miệng hơn.

Mẹ nên cho con bắt đầu làm quen với cháo rây nấu loãng, sau đó tăng dần lên lỏng và đặc để con làm quen từ từ và dễ tiêu hóa hơn.

Ngoài ra mẹ có thể tham khảo sản phẩm ăn dặm cháo sữa và pudding ăn dặm Burine, cháo mềm mịn, thơm ngon với thành phần hơn 90% từ sữa nguyên chất, giúp trẻ dễ ăn, kích thích vị giác của trẻ nhỏ. Đóng gói dạng hũ tiện lợi, mở nắp ăn liền, dễ mang đi chơi, đi du lịch, dễ bảo quản.

3. Tỉ lệ nấu cháo rây chuẩn khoa học

Khi bắt đầu làm quen với ăn dặm, bé thường không hợp tác hoặc có nhiều biểu hiện như nôn, trớ, khóc,.. do bé chưa quen với thức ăn thô. Vì vậy phương pháp rây cháo kiểu Nhật giúp bé dễ ăn và ăn ngon miệng hơn. Tỉ lệ rây cháo tùy thuộc vào từng giai đoạn và thể trạng của bé, dưới đây là tỉ lệ cháo rây cho bé 5, 6, 7, 8, 9 tháng:

  • 5 – 6 tháng tuổi: Nấu cháo theo tỉ lệ 1:10, tức là 1 phần gạo, 10 phần nước
  • 7 – 8 tháng tuổi:
  • Nửa giai đoạn đầu: Nấu cháo theo tỉ lệ 1:7, tức 1 phần gạo, 7 phần nước
  • Nửa giai đoạn sau: Nấu cháo theo tỉ lệ 1:5, tức là 1 phần gạo, 5 phần nước
  • 9 – 11 tháng tuổi:
  • Nửa giai đoạn đầu: Nấu cháo theo tỉ lệ 1:4, tức là 1 phần gạo, 4 phần nước
  • Nửa cuối giai đoạn: Nấu cháo theo tỉ lệ 1:3, tức là 1 phần gạo, 3 phần nước

4. Nấu cháo rây trong bao lâu

Thông thường, để cháo được mềm mịn và thơm ngon, mẹ thường nấu cháo rây trong khoảng 30 – 45 phút tùy vào loại gạo và lượng nước. Cháo sau khi nấu xong cần ủ khoảng 15 phút và bật lại lần 2 cho cháo sôi đều để hạt cháo được nở ra. Tuy nhiên, thời gian nấu có thể ít hơn hoặc nhiều hơn tùy vào lượng cháo và độ mềm mịn mẹ mong muốn.

Nhiều mẹ bận rộn không có nhiều thời gian nấu cháo rây cho con có thể tham khảo cháo ăn dặm Burine với hạt cháo mềm mịn, thành phần hơn 90% từ sữa nguyên chất, thơm ngon, dễ ăn, mở nắp ăn liền không cần chế biến. Cháo sữa Burine có thể dùng thay bữa chính cho bé hoặc mẹ cho bé ăn thêm các bữa phụ trong ngày.

5. Cách nấu cháo rây theo từng giai đoạn mẹ nào cũng nấu được

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • 20g gạo sạch
  • Nước lọc, tỷ lệ gạo và nước tùy thuộc vào độ tuổi ăn dặm của bé. Ví dụ: Đối với trẻ vừa mới bắt đầu ăn dặm, mẹ nên nấu cháo rây với tỷ lệ 1:10 cho bé. Với 20g gạo, lượng nước cần thiết là 200ml nước.
  • Dầu ô liu
  • Nồi nấu cháo (nồi thường, nồi cơm điện có chế độ nấu cháo hay nồi nấu chậm, nồi ủ, bình giữ nhiệt…)
  • Rây lọc cháo (hoặc dụng cụ rây cháo cho bé)
  • 1 cái muỗng.

Bước 1: Vo gạo

Để con ăn ngon miệng hơn, mẹ nên ngâm gạo trước 1 đêm sau đó mang đi vo lại một lần nữa. Khi vo gạo mẹ cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ tay và dụng cụ nấu ăn để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Bước 2: Nấu cháo

Để cháo thơm ngon và dễ ăn, mẹ có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau tùy vào sở thích, thông thường sẽ có 3 phương pháp nấu chính là nấu bằng nồi thường, nấu bằng nồi cơm điện và nấu bằng nồi nấu chậm. Sau đây Burine hướng dẫn mẹ nấu cháo bằng nồi thường như sau:

  • Cho gạo và nước lọc vào nồi
  • Bắc nồi lên bếp, để lửa vừa, khi cháo sôi hạ lửa cho sôi liu riu, tránh trào và nấu cháo trong khoảng 30-45 phút
  • Sau đó tắt bếp, ủ cháo trong nồi thêm khoảng 15 phút để cháo mềm và thơm hơn
  • Sau 15 phút, bật bếp nấu cháo lại lần 2 đến khi cháo sôi đều. Lặp lại như thế cho đến khi hạt cháo nở mềm thì tắt bếp.

Lưu ý: Khi nấu cháo bằng nồi bình thường trên bếp gas, mẹ nên cho lượng nước nhiều hơn 1 tí so với tỉ lệ thông thường. Mẹ có thể thêm 1 muỗng nhỏ dầu ăn để cháo không bị trào ra ngoài khi sôi.

Bước 3: Rây cháo

  • Để có được món cháo rây thơm ngon, bé dễ ăn mẹ cần rây cháo 1 – 2 lần để vừa đảm bảo độ thô vừa đảm bảo bé có thể ăn được. Cách rây cháo rất đơn giản mẹ nào cũng thực hiện được:
  • Cháo nấu xong mẹ cho cháo ra bát với lượng cháo phù hợp với khẩu phần ăn của con
  • Cho cháo lần lượt từng ít một qua rây, cho sang một bát mới. Dừng muỗng ấn nhẹ lên rây để cháo được mềm mịn
  • Nếu bé mới bắt đầu ăn dặm thì mẹ có thể cho thêm 1 ít nước ( hoặc sữa) rồi rây lại lần 2 để cháo được mịn hơn.
  • Sau khi rây cháo nếu thấy cháo vẫn còn đặc mẹ có thể cho thêm 1 ít nước cháo lúc nấu vào để pha loãng.

6. Rây cháo xong có cần đun lại không

Nhiều mẹ phân vân không biết rây cháo xong có nên đun lại không hay cho con ăn luôn? Câu trả lời là tùy thuộc vào quá trình rây cháo và nhiệt độ cháo sau khi rây. Nếu khi rây cháo các dụng cụ được vệ sinh và đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ thì mẹ không cần đun lại. Tuy nhiên nếu sau khi rây cháo bị nguội đi mẹ có thể đun lại 1 để giúp bé tránh nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa và đường ruột. 

 

Bài Viết Liên Quan

12/04/2024

Mùa hè nóng bức, bé bị nóng trong người gây nổi mẩn đỏ và cảm giác ngứa ngáy là nỗi lo lớn của ba mẹ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích và những biện pháp giúp mẹ cải thiện tình trạng này trong mùa nắng nóng. Nguyên nhân khiến trẻ bị nóng trong người – Ăn ít chất xơ hoặc uống quá...

Xem thêm...

11/04/2024

Tháp dinh dưỡng không chỉ đơn giản là một bảng danh mục thực phẩm mà bé nên ăn, mà còn là một hệ thống tổ chức cẩn thận, nhằm đảm bảo bé nhận được đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển và sức khỏe toàn diện. Hãy cùng Burine tìm hiểu về tháp dinh dưỡng cho bé ăn dặm ngay tại bài viết dưới đây nhé! 1....

Xem thêm...

27/03/2024

Mẹ có biết từ 6 tháng đến 3 tuổi là giai đoạn bé dễ ốm vặt, ho sốt hay gặp các bệnh về tiêu hóa không? Bởi đây là thời điểm hệ miễn dịch của bé chưa được hoàn thiện, vi khuẩn rất dễ xâm nhập khiến bé bị ốm. Cùng Burine tìm hiểu bé hay ốm vặt nên bổ sung gì qua bài viết dưới đây nhé! 1. Nguyên...

Xem thêm...