Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ với trà hoa quả Burine – Chìa khóa vàng cho sự phát triển toàn diện

11/05/2022

Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của con, nhất là trong giai đoạn “khoảng trống miễn dịch”. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa hiểu được tầm quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng cho trẻ cũng như việc phải bổ sung vitamin như thế nào, nên dùng loại thực phẩm nào để bé yêu phát triển khỏe mạnh. Bài viết sau đây sẽ giúp ba mẹ giải đáp những thắc mắc ấy.

“Khoảng trống miễn dịch” – giai đoạn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ

Khi được sinh ra, trẻ đã có sẵn một lượng đề kháng IgG miễn dịch thụ động được duy trì từ mẹ. Tuy nhiên, các kháng thể này sẽ giảm dần từ khi lúc sinh ra tới 6 tháng vì không còn được “trợ cấp” các kháng thể đó từ mẹ nữa. Vì vậy, hệ miễn dịch của bé lúc này đòi hỏi phải tự hoàn thiện, tự sản sinh ra lượng kháng thể cần thiết cho bé. Tuy nhiên, không phải trẻ em nào cũng có sức đề kháng cao và khả năng miễn dịch tốt. Do đó, hệ thống miễn dịch của đa số các bé lúc này đều dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn, dị nguyên,…

Giai đoạn này chính là “khoảng trống miễn dịch” của bé, là giai đoạn mà sức đề kháng vô cùng non kém, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Như đã đề cập ở trên, “khoảng trống miễn dịch” là giai đoạn khi bé bắt đầu việc cai sữa. Tùy vào từng bé mà có thể cai sữa sớm hoặc trễ, thông thường là từ 6 tháng đến 3 tuổi. Từ 3 tháng tuổi trở lên, hệ miễn dịch của bé mới bắt đầu hoàn thiện. Trong giai đoạn này, nếu ba mẹ không tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ đúng cách và kịp thời thì con sẽ dễ mắc các bệnh như viêm đường hô hấp, tiêu chảy, dị ứng,… Về lâu dài, nếu trẻ có hệ miễn dịch kém thì dễ bị thấp bé, còi xương, trí não kém phát triển, yếu ớt,… Do đó, việc tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ trong giai đoạn “khoảng trống miễn dịch” là vô cùng quan trọng.

Giai đoạn “khoảng trống miễn dịch” chứa nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe của bé

Giai đoạn “khoảng trống miễn dịch” chứa nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe của bé

Cách tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ mẹ cần biết

Vậy thì ba mẹ cần làm gì để bảo vệ con trong giai đoạn “khoảng trống miễn dịch”? May mắn thay, ba mẹ hoàn toàn có thể củng cố, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ bằng nhiều phương pháp vô cùng đơn giản như:

  • Rèn luyện cho con thói quen ngủ đủ giấc và đúng giờ: Giai đoạn tập đi, trẻ cần ngủ đủ 12 đến 13 tiếng mỗi ngày. Càng lớn, trẻ càng ngủ ít đi nhưng vẫn phải đảm bảo ngủ đủ từ 8 đến 10 tiếng mỗi ngày.
  • Rèn luyện thể thao, tăng khả năng vận động ở trẻ: Khi vận động, máu trong cơ thể sẽ lưu thông dễ dàng, xương và cơ bắp trở nên chắc khỏe, mỡ thừa bị tiêu hao,… giúp phát triển cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Ngoài ra, việc vận động thể dục, thể thao còn kích thích cơ thể sản sinh các loại hormone có lợi cho não, giúp giảm căng thẳng và cho bé một giấc ngủ ngon.
  • Hướng dẫn con cách giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên quét, dọn nhà cửa, luôn giữ phòng của bé thật sạch sẽ. Ngoài ra, ba mẹ phải tập cho con thói quen đeo khẩu trang mỗi khi ra đường, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh,…
  • Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh mỗi khi thấy bé có dấu hiệu cảm vặt. Nếu trẻ chỉ mắc các bệnh cảm cúm thông thường, không ảnh hưởng quá nhiều đến việc vui chơi, ăn uống,… thì ba mẹ không nên vội vàng dùng thuốc kháng sinh. Tốt nhất là chườm ấm, cho con uống nhiều nước, ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng,… Việc lạm dụng thuốc sẽ khiến cơ thể của bé suy yếu, hệ miễn dịch kém.
  • Ba mẹ cần cho con ăn nhiều rau, củ, quả và hạn chế ăn các loại đồ ăn chứa nhiều dầu, mỡ. Theo nghiên cứu, hệ tiêu hóa ảnh hưởng tới 80% khả năng miễn dịch của trẻ. Do đó, việc cân bằng dinh dưỡng trong thực đơn ăn, uống là vô cùng cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
  • Không nên để trẻ hít phải khói thuốc, không khí bị ô nhiễm,… Trong khói thuốc lá có chứa đến 4.000 độc tố có khả năng làm hại đến các tế bào bên trong cơ thể. Nếu bé hít phải không khí ô nhiễm thì dễ có nguy cơ viêm phế quản, nhiễm trùng và hen suyễn.
  • Bổ sung các sản phẩm dinh dưỡng cho bé, đặc biệt là các thực phẩm có chứa lợi khuẩn giúp cung cấp vitamin và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Các sản phẩm ấy bao gồm các chế phẩm từ sữa như sữa chua, cháo sữa, pudding sữa, bột cốm, trà cốm hoa quả,…

Các cách để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

Các cách để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

>>> Tham khảo thêm: Chế độ dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ và gia đình.

Trà cốm hoa quả Burine – Chìa khóa vàng cho sự phát triển toàn diện 

Trà cốm hoa quả Burine là một loại thức uống hòa tan có hương vị thơm, ngọt dịu, hấp dẫn với bé. Thành phần của trà hoa quả Burine bao gồm vitamin C, Maltodextrin, Glucose, chiết xuất hoa, quả tự nhiên, mang lại hương vị như nước ép hoa, quả tươi.

Tại sao trà hoa quả Burine lại là chiếc “chìa khóa vàng” cho sự phát triển toàn diện? 

Trong trà cốm hoa quả Burine chứa rất nhiều vitamin C, đây là thành phần quan trọng của cơ thể, bởi vì:

  • Vitamin C góp phần làm lành các vết thương, tham gia vào quá trình phát triển các mô bên trong cơ thể, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay ung thư,… 
  • Việc bổ sung vitamin C giúp quá trình hấp thu Canxi và sắt của bé trở nên dễ dàng hơn, từ đó hạn chế nguy cơ bị còi xương, chậm lớn. 
  • Vitamin C có khả năng chống oxy hóa cho cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.

Ngoài ra, hương vị thơm, ngọt dịu của trà cốm hoa quả Burine còn tạo sự ngon miệng, kích thích bé uống nhiều nước hơn. Việc uống nhiều nước sẽ giúp bé tăng khả năng trao đổi chất, làm mát cơ thể và hạn chế mắc các bệnh về đường hô hấp, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

Không chỉ là sản phẩm dành cho trẻ em, trà cốm hoa quả Burine còn được dùng như một thức uống tăng sức đề kháng cho cả người lớn. Trà có nhiều hương vị như lê bạc hà, dâu tây, mâm xôi, táo tây, cam Nam Mỹ, tầm xuân việt quất được nhập khẩu trực tiếp từ Cộng Hòa Séc với những thành phần vô cùng an toàn cho bé, đạt chuẩn Quốc tế của EU. Sản phẩm này cũng được ưa chuộng trong nhiều gia đình trên toàn Thế Giới.

Cách sử dụng và bảo quản trà cốm hoa quả Burine

Có thể sử dụng trà cốm hoa quả Burine bằng cách pha loãng bằng nước ấm với tỷ lệ nước 20ml/g trà hoặc ăn trực tiếp. Trà cốm hoa quả Burine có thể uống với nước ấm hoặc cho thêm đá vào đều ngon và có thể sử dụng như một loại nước giải khát. Với một số trẻ không thích uống nước thì ba mẹ có thể cho con ăn trực tiếp như một loại kẹo. Hạt cốm ngọt dịu, thơm mát cùng với kết cấu giòn khiến cả bé và người lớn cảm thấy thích thú khi sử dụng.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, khi dùng trà cốm hoa quả Burine để pha nước uống thì tuyệt đối không bỏ thêm đường. Việc bỏ thêm đường vào thức uống này không chỉ đi ngược lại với mục đích ban đầu của sản phẩm là tạo ra một loại thức uống an toàn, tự nhiên, mà còn làm mất đi hương vị thơm, ngọt dịu nhẹ của trà cốm hoa quả Burine. 

Khi bảo quản sản phẩm, nên để trà cốm hoa quả Burine ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời và nếu đã pha thành nước thì không nên để quá 12 tiếng.

Trà cốm hoa quả Burine - tăng cường hệ miễn dịch cho cả gia đình

Trà cốm hoa quả Burine – tăng cường hệ miễn dịch cho cả gia đình

Tóm lại, khi còn nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn vừa cai sữa, hệ thống miễn dịch của bé vô cùng non yếu và dễ bị xâm hại. Do đó, việc cần làm của ba mẹ lúc này là trang bị những kiến thức về dinh dưỡng, tạo thói quen sinh hoạt để giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Hãy cho con dùng trà cốm hoa quả Burine để cung cấp đầy đủ vitamin C, giúp  bé yêu phát triển mạnh khỏe ba mẹ nhé!

Bài Viết Liên Quan

23/05/2024

Bé biếng ăn là một trong những vấn đề dinh dưỡng mà ba mẹ thường gặp phải và lo lắng. Để khắc phục tình trạng này, các bậc phụ huynh cần nắm rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp. Burine sẽ chia sẻ thực đơn cho bé 10 tháng biếng ăn trong bài viết dưới đây. Tổng quan về nhu cầu dinh dưỡng của bé 10 tháng tuổi...

Xem thêm...

23/05/2024

Ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng là một trong những phương pháp chăm sóc bé được các bậc phụ huynh quan tâm và ưa chuộng. Hãy cùng Burine khám phá cách xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6-7 tháng tuổi trong bài viết dưới đây. Trong giai đoạn 6 tháng tuổi, việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé...

Xem thêm...

12/04/2024

Mùa hè nóng bức, bé bị nóng trong người gây nổi mẩn đỏ và cảm giác ngứa ngáy là nỗi lo lớn của ba mẹ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích và những biện pháp giúp mẹ cải thiện tình trạng này trong mùa nắng nóng. Nguyên nhân khiến trẻ bị nóng trong người – Ăn ít chất xơ hoặc uống quá...

Xem thêm...