PHƯƠNG PHÁP ĂN DẶM BLW

24/05/2023

Bé yêu được quyết định thứ tự ăn các món ăn, ăn như thế nào, lượng thức ăn đưa vào cơ thể sẽ khiến trẻ hứng thú hơn trong quá trình ăn dặm. Với phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW, ăn dặm không còn là cuộc chiến giữa mẹ và bé nữa mà cũng là một hoạt động khiến trẻ hứng thú và mong muốn khám.

1. Phương pháp ăn dặm BLW là gì?

Phương pháp ăn dặm baby led weaning (BLW) là phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy. Bé được quyền quyết định ăn gì, ăn như thế nào. Bố mẹ không được ép con ăn hay bắt con ăn theo ý của mình, bố mẹ chỉ là người hỗ trợ, cung cấp các bữa ăn cho con còn quyền quyết định thuộc về con.

Phương pháp ăn dặm BLW thường bắt đầu vào lúc bé được 6 tháng tuổi. Phương pháp này cho phép bé bắt đầu tập ăn dặm với các dạng thức ăn đặc mà bỏ qua bước ăn lòng như cháo hay bột ăn dặm. Bé được tự quyết định ăn gì, ăn như thế nào, lượng thức ăn ra sao mà không có sự ép buộc của bố mẹ.

Thức ăn mẹ chuẩn bị theo phương pháp BLW thường được cắt nhỏ để bé dễ cầm tay ăn. Hoặc một số mẹ bày biện đẹp mắt hơn để giúp bé thích thú hơn khi ăn. Mẹ có thể cắt nhỏ các loại thức ăn của người lớn để bé tập ăn, tập nhai và nhận biết các loại thức ăn khác nhau.

Phương pháp này giúp bé rèn luyện thói quen nhai trước khi ăn. Bé có thể phân biệt được các dạng thức ăn cũng như hương vị các loại thức ăn. Nếu như các loại cháo mẹ thường xay nhuyễn khi cho bé ăn khiến con không phân biệt được các loại đồ ăn thì phương pháp này giúp bé chủ động ăn vừa lựa chọn các loại thức ăn bé muốn ăn. Điều này giúp hạn chế tình trạng các mẹ thường cho bé ăn quá ít hoặc quá nhiều so với nhu cầu của con.

2. Thời điểm bắt đầu phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy

Các chuyên gia Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị nên cho bé tập ăn dặm theo phương pháp BLW vì:

  • Từ 6 tháng tuổi, bé bắt đầu có thể tự ngồi và cầm nắm các đồ vật.
  • Thời điểm này bé cần nhiều năng lượng hơn ngoài bú sữa mẹ, vì vậy bé cần được bổ sung đa dạng các loại thức ăn.
  • Nhiều bé không hợp tác khi ăn cháo, hay quấy khóc hay nhè ra mỗi khi ăn cháo là do bé không cảm nhận được mùi vị thức ăn mà chỉ ăn các loại bột hoặc cháo đã xay nhuyễn, dễ gây nhàm chán cho bé.
  • Thời điểm này bé ít khi nhè thức ăn ra khỏi miệng hơn, bé bắt đầu tò mò khám phá thức ăn.
  • Hệ đường ruột của bé bắt đầu hoàn thiện, có các enzym phân giải và tiêu hóa thức ăn.

3. Cách tập cho bé ăn dặm BLW

Duy trì cho trẻ bú: Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ nhỏ, vì vậy các phương pháp ăn dặm chỉ là bổ sung thêm các dưỡng chất cho cơ thể bé chứ không thể thay thế hoàn toàn sữa mẹ. Việc mẹ ngừng cho bé bú khi ăn dặm khiến bé khó thích nghi ngay và dẫn đến tình trạng quấy khóc, không chịu hợp tác của trẻ khi ăn.
Không ép trẻ ăn: Phương pháp này bé được hoàn toàn quyết định mọi thứ trong bữa ăn của mình, ban đầu bé có thể chưa thích nghi ngay với việc ăn dặm nên bé ăn ít hoặc thậm chí không ăn. Mẹ cần kiên trì để đợi cho bé thích nghi, không ép bé ăn dễ gây ra tâm lý sợ hãi, hoảng sợ cho bé.
Cắt thức ăn thành dạng hình que hay thanh dày: Mẹ cắt nhỏ thức ăn thành hình que dài khoảng 1 ngón tay cho bé dễ dàng ăn và nhai thức ăn hơn. Các thức ăn được cắt nhỏ không chỉ dễ ăn mà còn bắt mắt, kích thích thị giác của bé.
Cho bé ăn từng chút một: Lúc tập ăn không nên bày quá nhiều đồ ăn trước mặt bé khiến bé sợ hãi và chưa quen mà chỉ nên bày 1 đến hai miếng thức ăn, sau đó mẹ tăng dần lượng thức ăn để bé dễ thích nghi hơn.
Không nên chú trọng quá vào chén đĩa: Bé có thể chưa kịp quen ngay với việc ăn dặm nên có thể ném đồ ăn xuống sàn. Vì vậy mẹ không cần chuẩn bị bát đũa quá cầu kỳ mà chỉ cần đựng vào 1 khay nhỏ đặt lên ghế ăn dặm của bé để bé có thể tập làm quen.
Tạo niềm vui cho bé khi ăn dặm: Giai đoạn tập ăn dặm thường chỉ để bé tập làm quen thức ăn chứ chưa chú trọng nhiều về số lượng thức ăn. Vì vậy mẹ nên tạo không khí vui vẻ và các trải nghiệm thú vị giúp bé thích thú khi ăn.

Cho bé thử nhiều loại đồ ăn khác nhau: Khi bé được tiếp xúc với nhiều loại thức ăn khác nhau giúp bé không kén các loại đồ ăn, phát triển vị giác và kích thích sự thèm ăn của trẻ. Vì vậy bố mẹ nên cho bé ăn đa dạng các loại đồ ăn khác nhau, đặc biệt các loại thức ăn có nhiều màu sắc.
Chọn các sản phẩm an toàn cho trẻ nhỏ: Cháo sữa ăn dặm Burine được nhập khẩu từ Đức với tiêu chuẩn an toàn cho trẻ nhỏ. Vị cháo thơm ngon, dễ ăn, phù hợp với vị giác của trẻ nhỏ. Cháo sữa Burine cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

4.Hướng dẫn mẹ lựa chọn các loại thực phẩm cho bé tập ăn dặm BLW

Thông thường, bé có thể ăn tất cả các loại thức ăn của người lớn được cắt nhỏ ra. Tuy nhiên, mẹ nên lựa chọn các thực phẩm mềm, dễ ăn, dễ nuốt, không có nguy cơ gây nghẹn hay đầy hơi cho trẻ nhỏ.

Mẹ nên cho bé ăn đủ các loại thức ăn và các nhóm thức ăn cần thiết, vừa tạo sự đa dạng trong các bữa ăn vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ.
Đặc biệt, mẹ không cần nêm thêm gia vị vào thức ăn cho trẻ bởi vì hệ tiêu hóa và bài tiết của trẻ chưa hoàn thiện, việc ăn cùng các gia vị thông thường dễ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ mà nên tận dụng các vị có sẵn từ thức ăn. Việc cho bé ăn gia vị từ nhỏ dễ khiến bé thích ăn mặn, không tốt cho sức khỏe của bé.

 

Bài Viết Liên Quan

23/05/2024

Bé biếng ăn là một trong những vấn đề dinh dưỡng mà ba mẹ thường gặp phải và lo lắng. Để khắc phục tình trạng này, các bậc phụ huynh cần nắm rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp. Burine sẽ chia sẻ thực đơn cho bé 10 tháng biếng ăn trong bài viết dưới đây. Tổng quan về nhu cầu dinh dưỡng của bé 10 tháng tuổi...

Xem thêm...

23/05/2024

Ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng là một trong những phương pháp chăm sóc bé được các bậc phụ huynh quan tâm và ưa chuộng. Hãy cùng Burine khám phá cách xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6-7 tháng tuổi trong bài viết dưới đây. Trong giai đoạn 6 tháng tuổi, việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé...

Xem thêm...

12/04/2024

Mùa hè nóng bức, bé bị nóng trong người gây nổi mẩn đỏ và cảm giác ngứa ngáy là nỗi lo lớn của ba mẹ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích và những biện pháp giúp mẹ cải thiện tình trạng này trong mùa nắng nóng. Nguyên nhân khiến trẻ bị nóng trong người – Ăn ít chất xơ hoặc uống quá...

Xem thêm...