NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG TRẺ HAY KHÓC ĐÊM

24/04/2023

 

Trẻ khóc đêm luôn là nỗi ám ảnh của các bố mẹ có con trong giai đoạn sơ sinh. Tuy nhiên nhiều bố mẹ mới sinh con lần đầu chưa có nhiều kinh nghiệm không biết xử lý như thế nào khi con quấy khóc đêm. Điều này khiến cuộc sống của cả gia đình đảo lộn và ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần của cả gia đình. Sau đây là lời khuyên cho mẹ khi bé hay khóc đêm.

1. Nguyên nhân trẻ em hay khóc đêm

baby yawning

Trẻ  đang đói

Nhiều người thường thắc mắc liệu trẻ hay khóc đêm có phải do thiếu chất gì không?Tuy nhiên, thực tế dạ dày của trẻ trong giai đoạn từ sơ sinh đến dưới 6 tháng tuổi thường rất bé và nhanh đói sau vài tiếng đồng hồ. Vì vậy nguyên nhân phổ biến khi trẻ khóc đêm là do trẻ đói và cần được nạp năng lượng cho cơ thể. Mẹ có thể cho con bú hoặc chuẩn bị sữa, các đồ ăn phù hợp với độ tuổi của bé để cho con ăn vào lúc đói.

Tiêu hóa của trẻ không tốt

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh thường yếu và nhạy cảm hơn người bình thường rất nhiều. Khi thấy con thích ăn một món gì đó mẹ thường có xu hướng cho con ăn nhiều hơn, điều này vô tình tạo áp lực cho hệ tiêu hóa còn yếu của trẻ nhỏ. Khi mẹ cho bé ăn nhiều hơn mức bình thường gây ra tình trạng chướng bụng, đầy hơi khiến con khó chịu khiến bé hay khóc đêm. 

Trẻ đái dầm vào buổi đêm

Trẻ đái dầm vào ban đêm là hiện tượng rất phổ biến, tuy nhiên nhiều bố mẹ chủ quan không để ý thay tã, bỉm cho con khiến bé khó chịu và vô tình ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé. Da của bé rất nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài nên khi bị ướt, bé sẽ phản ứng dữ dội và xảy ra hiện tượng khóc đêm khiến bố mẹ rất mệt mỏi.

Trẻ mắc các bệnh liên quan đường hô hấp

Hệ hô hấp của trẻ sơ sinh thường rất yếu và hay gặp các tình trạng nghẹt mũi, khó thở, ho khan,… Khi bé nghẹt mũi, bé không thể thở bằng mũi mà phải thở bằng miệng. Khi đó, không khí khô từ môi trường tác động vào khiến bé ho khan, cổ họng khó chịu, mệt mỏi và dẫn đến tình trạng bé khóc đêm. Vì vậy mẹ cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ bộ phận xoang mũi bằng các dung dịch vệ sinh thông dụng hoặc qua chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hô hấp của trẻ.

Trẻ dị ứng với đạm sữa bò

Một số trẻ nhỏ có tình trạng di ứng với đạm sữa bò khi uống sữa công thức. Những bé bị dị ứng với đạm bò thường có biểu hiện: Khóc hơn 3 tiếng/ ngày ( bé thường khóc vào ban đêm), khóc hơn ba lần một ngày, khóc hơn ba ngày một tuần. Đây là những biểu hiện thường gặp khi bé bị dị ứng với protein sữa bò khiến cơ thể bé khó chịu và quấy khóc, gây ra tình trạng khóc đêm. Khi bé gặp tình trạng này, mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ để cải thiện tình trạng của con.

Trẻ tỉnh giấc do tiếng ồn xung quanh

Môi trường là một tác nhân rất quan trọng ảnh hưởng đến giấc ngủ của tất cả mọi người và đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Vì vậy, bên cạnh việc đảm bảo các yếu tố liên quan đến sức khỏe, bố mẹ nên cho con ngủ trong điều kiện phòng ngủ thoáng mát, không có tiếng ồn và ánh sáng nhẹ để đảm bảo giấc ngủ của con được tốt nhất.

Trẻ đang trong giai đoạn mọc răng

Khi con ở trong giai đoạn từ 5 tháng tuổi, các bé sẽ bắt đầu phát triển xương và đặc biệt là mọc răng. Lúc này, các bé thường bị sốt nhẹ, sưng gò má, sưng nướu.. Mẹ cần chú ý để nhận biết và đưa con đến các cơ sở ý tế để có giải pháp kịp thời. Bên cạnh đó, mẹ có thể chườm mát cho con để giảm các cơn đau và hạ nhiệt cơ thể của bé. Việc này sẽ hạn chế tình trạng khóc đêm khi trẻ ở trong giai đoạn mọc răng.

2. Trẻ khóc đêm có nên đưa trẻ đi khám không?

woman carrying baby

Khóc đêm là hiện tượng phổ biến ở trẻ nhỏ nhất là giai đoạn sơ sinh. Nếu trẻ khóc do đói hoặc do các điều kiện về môi trường như giấc ngủ, nhiệt độ,… hoặc các vấn đề bố mẹ có thể tự khắc phục tại nhà thì mẹ không cần đưa bé đi khám bác sĩ. Tuy nhiên, một số trẻ khóc đêm và có các biểu hiện bất thường dưới đây thì mẹ cần cân nhắc đưa con đến các cơ sở y tế sớm để có các biện pháp kịp thời:

Bé khóc thét mỗi đêm. Bé khóc đêm kèm theo các hiện tượng la hét, giật mình, bé khóc đêm lặp đi lặp lại trong nhiều giờ và trong nhiều ngày. Đây là những dấu hiệu có thể do sự bất thường về cấu trúc hoặc chức năng não bộ của bé. Khi gặp các hiện tượng này, bố mẹ cần đưa con đi khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh của con.

Bé bị dị ứng với protein sữa bò: Hiện tại, trẻ dị ứng với đạm bò rất phổ biến tuy nhiên bố mẹ không nên tự can thiệp hoặc chữa cho bé tại nhà mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Lúc này mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế và khám để có kết luận chính xác nhất từ bác sĩ.

3. Cách khắc phục tình trạng khóc đêm

baby in bassinet

Hẳn nhiều bố mẹ rất đau đầu khi con khóc thét mỗi đêm, điều này ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, công việc của cả gia đình. Mẹ có thể tham khảo các cách giảm khóc đêm ở trẻ như sau:

Khi con khóc đêm, mẹ nên bình tĩnh và nhẹ nhàng bế con vào lòng, mẹ bế con trên tay và đung đưa nhẹ để bé bình tĩnh và ngừng khóc. Mẹ có thể kết hợp vỗ nhẹ vào lưng để bé dễ ngủ hơn. Chúng ta cần lưu ý nhiệt độ phòng và ánh sáng để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho bé ngủ. Không gian cần yên tĩnh, tránh tiếng ồn mạnh, nhiệt độ không quá thấp. Phòng ngủ bé nên thiết kế ánh sáng nhẹ , đèn màu vàng để bé dễ ngủ hơn.

Ngoài các điều kiện về ánh sáng và nhiệt độ, mẹ có thể kết hợp bổ sung các loại nước uống giúp bé dễ ngủ hơn. Trà cốm Burine vị thì là giúp kích thích tiêu hóa, chống táo bón, giúp bé ăn ngon miệng hơn. Ngoài ra sản phẩm còn giúp sạch miệng, hạn chế tưa lưỡi ở trẻ. Chiết xuất cây thì là có tác dụng làm giảm các triệu chứng tiêu chảy, đau dạ dày và sôi bụng ở trẻ nhỏ, hiệu quả trong việc giảm hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh.

 

Bài Viết Liên Quan

12/04/2024

Mùa hè nóng bức, bé bị nóng trong người gây nổi mẩn đỏ và cảm giác ngứa ngáy là nỗi lo lớn của ba mẹ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích và những biện pháp giúp mẹ cải thiện tình trạng này trong mùa nắng nóng. Nguyên nhân khiến trẻ bị nóng trong người – Ăn ít chất xơ hoặc uống quá...

Xem thêm...

11/04/2024

Tháp dinh dưỡng không chỉ đơn giản là một bảng danh mục thực phẩm mà bé nên ăn, mà còn là một hệ thống tổ chức cẩn thận, nhằm đảm bảo bé nhận được đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển và sức khỏe toàn diện. Hãy cùng Burine tìm hiểu về tháp dinh dưỡng cho bé ăn dặm ngay tại bài viết dưới đây nhé! 1....

Xem thêm...

27/03/2024

Mẹ có biết từ 6 tháng đến 3 tuổi là giai đoạn bé dễ ốm vặt, ho sốt hay gặp các bệnh về tiêu hóa không? Bởi đây là thời điểm hệ miễn dịch của bé chưa được hoàn thiện, vi khuẩn rất dễ xâm nhập khiến bé bị ốm. Cùng Burine tìm hiểu bé hay ốm vặt nên bổ sung gì qua bài viết dưới đây nhé! 1. Nguyên...

Xem thêm...