NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ KHI TRẺ ĂN DẶM BỊ TÁO BÓN

22/04/2023

Hiện tượng ăn dặm bị táo bón rất phổ biến trong giai đoạn bé tập ăn dặm. Điều này khiến bố mẹ rất lo lắng và không biết cách xử lý như thế nào. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp các mẹ phân tích nguyên nhân và cách khắc phục khi trẻ ăn dặm bị táo bón.

1. Táo bón ở trẻ là gì

Táo bón là hiện tượng trẻ đi vệ sinh ít hơn mức bình thường ( ít hơn 3 lần/1 tuần) hoặc trong quá trình đi vệ sinh trẻ đau đớn, khó chịu khiến trẻ không thoải mái.

2. Dấu hiệu trẻ bị táo bón

Có rất nhiều dấu hiệu khi trẻ bị táo bón, dưới đây là những dấu hiệu phổ biến thường gặp khi trẻ bị táo bón:

  • Đau ở vùng dạ dày (vùng bụng).
  • Biếng ăn, ăn không ngon miệng, không hấp thụ được dưỡng chất dẫn đến chậm phát triển thể chất và trí tuệ.
  • Khó chịu, thay đổi hành vi, không vui vẻ, hay cáu gắt.
  • Hay sốt ruột, bồn chồn cần phải đi vệ sinh.
  • Cảm thấy mệt mỏi, muốn nôn và nôn

3. Vì sao trẻ ăn dặm bị táo bón

Bố mẹ rất lo lắng và băn khoăn không biết nguyên nhân vì sao trẻ ăn dặm bị táo bón, dưới đây là tổng hợp những nguyên nhân chính khi trẻ ăn dặm bị táo bón:

– Hệ tiêu hóa của trẻ chưa kịp thích nghi: 

Sữa mẹ vừa giàu dinh dưỡng vừa dễ tiêu hóa, trước khi ăn dặm trẻ quen với việc bú sữa mẹ dễ tiêu hóa nên hầu như trẻ không gặp tình trạng táo bón. Tuy nhiên, khi bé tập ăn dặm, các nguồn thức ăn dạng đặc hơn sữa mẹ và có nhiều chất hơn khiến hệ tiêu hóa của bé bị quá tải gây ra tình trạng táo bón.

– Nên ăn gì khi trẻ ăn dặm bị táo bón:

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong giai đoạn bé bắt đầu tập ăn dặm. Khi dinh dưỡng nạp vào không đủ hoặc thừa chất ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa trẻ nhỏ, gây ra hiện tượng táo bón. Vì vậy bố mẹ nên lưu ý để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho con.

– Thời điểm bắt đầu ăn dặm sớm quá mức:

Hệ tiêu hóa trẻ nhỏ rất nhạy cảm và cần thời gian để hoàn thiện dần. Khi cho trẻ ăn dặm quá sớm từ tháng thứ 3, 4, 5 rất dễ gây ra tình trạng táo bón vì hệ tiêu hóa của trẻ lúc này vẫn còn rất non nớt chưa đủ để tiêu hóa nhiều dưỡng chất trong các món ăn dặm. Lượng thức ăn này không tiêu hóa được sẽ tích tụ lại theo thời gian và dẫn đến táo bón.

– Tỷ lệ sữa công thức bị pha sai:

Hiện tượng táo bón ở trẻ đôi khi không chỉ xuất phát từ việc trẻ tập ăn dặm mà còn do trẻ uống sữa công thức pha không đúng cách. Khi pha sữa công thức không đủ lượng nước hoặc nhiệt độ không phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng nóng trong ở trẻ. Điều này là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng táo bón.

– Thiếu nước:

Khi trẻ ăn dặm, lượng nước cần uống sẽ nhiều hơn lượng nước khi bé chỉ bú sữa mẹ. Tuy nhiên nhiều mẹ không để ý điều này khiến cơ thể bé không có đủ lượng nước cần thiết. Đây chính là nguyên nhân khiến phân bị khô và khó đẩy ra ngoài, gây ra tình trạng táo bón.

– Dư thừa chất đạm:

Bên cạnh việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho bé thì mẹ cũng cần chú ý về lượng thức ăn đưa vào cơ thể bé. Khi mẹ cho bé ăn quá nhiều chất đạm sẽ tạo áp lực cho hệ tiêu hóa, gây khó tiêu và gây ra táo bón. Các chuyên gia khuyên rằng trẻ từ 1 – 3 tuổi mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa 13g đạm.

4. Cách điều trị khi trẻ ăn dặm bị táo bón

Bị táo bón khiến trẻ khó chịu và ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, sau đây là cách điều trị khi trẻ ăn dặm bị táo bón:

– Chú ý đến chế độ ăn

Khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm, hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu nên bố mẹ cần lưu ý cho con ăn dạng thức ăn lỏng như cháo dạng lỏng, sệt .. rồi chuyển dần sang dạng đặc. Bên cạnh đó, khi pha sữa cho con mẹ nên chú ý tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo chất lượng sữa của con. Trong giai đoạn tập ăn dặm, bé chưa ăn được nhiều vì dạ dày của con còn bé, mẹ nên chú ý bổ sung chất xơ, các loại hoa quả, rau xanh để con tập làm quen dần với thức ăn.

– Bổ sung nước

Bên cạnh việc chú ý đến dinh dưỡng cho con thì mẹ cần chú ý bổ sung đủ lượng nước cho con. Khi trẻ có đủ nước, phân sẽ lỏng hơn và hạn chế tình trạng táo bón.

– Tăng cường vận động

Theo các nghiên cứu, những trẻ ít vận động thường có nguy cơ mắc táo bón cao hơn những trẻ thường xuyên vận động. Vì vậy, ngoài việc cho con ăn dặm đúng cách, mẹ nên chú ý dành nhiều thời gian cho con ra ngoài vận động chơi các trò chơi nhẹ nhàng để đường ruột của con khỏe mạnh hơn.

– Massage bụng

Massage bụng là một phương pháp rất phổ biến và hiệu quả vừa giúp trẻ thư giãn vừa cải thiện tình trạng táo bón. Cách massage bụng cho con: Mẹ dùng hai tay xoa từ giữa bụng đều ra hai bên mép bụng theo chiều từ trên xuống. Sau đó, lần lượt dùng một ngón tay khéo léo vòng quanh và bung toàn bộ lòng bàn tay ấn nhẹ xuống. Việc này giúp hơi ấm từ tay mẹ tạo cảm giác dễ chịu cho con và kích thích ruột tiêu hóa tốt hơn.

Các chuyên gia khuyên rằng nên bổ sung các thực phẩm có nhiều chất xơ khi bị táo bón, bởi vì chất xơ có tác dụng hút nhiều nước, làm mềm phân, ngăn không cho ruột già hút quá nhiều nước từ phân. Bên cạnh đó, chất xơ còn làm tăng khối lượng phân, khiến phân sệt hơn và giúp việc đi vệ sinh ở trẻ nhỏ dễ dàng hơn. Trà cốm Burine với thành phần giàu chất xơ và vitamin, được chiết xuất từ các loại hoa quả tươi như: táo tây, lê, dâu tây… hỗ trợ bé tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón hiệu quả cho bé trong giai đoạn ăn dặm.

Bài Viết Liên Quan

12/04/2024

Mùa hè nóng bức, bé bị nóng trong người gây nổi mẩn đỏ và cảm giác ngứa ngáy là nỗi lo lớn của ba mẹ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích và những biện pháp giúp mẹ cải thiện tình trạng này trong mùa nắng nóng. Nguyên nhân khiến trẻ bị nóng trong người – Ăn ít chất xơ hoặc uống quá...

Xem thêm...

11/04/2024

Tháp dinh dưỡng không chỉ đơn giản là một bảng danh mục thực phẩm mà bé nên ăn, mà còn là một hệ thống tổ chức cẩn thận, nhằm đảm bảo bé nhận được đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển và sức khỏe toàn diện. Hãy cùng Burine tìm hiểu về tháp dinh dưỡng cho bé ăn dặm ngay tại bài viết dưới đây nhé! 1....

Xem thêm...

27/03/2024

Mẹ có biết từ 6 tháng đến 3 tuổi là giai đoạn bé dễ ốm vặt, ho sốt hay gặp các bệnh về tiêu hóa không? Bởi đây là thời điểm hệ miễn dịch của bé chưa được hoàn thiện, vi khuẩn rất dễ xâm nhập khiến bé bị ốm. Cùng Burine tìm hiểu bé hay ốm vặt nên bổ sung gì qua bài viết dưới đây nhé! 1. Nguyên...

Xem thêm...