Nên cho trẻ ăn dặm vào lúc mấy giờ là tốt nhất?

19/08/2022

Nên cho trẻ ăn dặm vào lúc mấy giờ là vấn đề được rất nhiều bà mẹ quan tâm khi bé bắt đầu giai đoạn ăn dặm. Vì hệ tiêu hóa của trẻ ở thời điểm này chưa được hoàn thiện nên chế độ ăn cũng được tính toán và cân đối kỹ lưỡng. Đặc biệt, thời gian biểu cho bé ăn cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tiêu hóa và tiêu thụ dưỡng chất. Vì thế, mẹ cần biết cho trẻ ăn dặm vào thời gian nào trong ngày là hợp lý để bé phát triển toàn diện. Hãy cùng Burine tìm đáp án cho vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Nên cho trẻ ăn dặm vào lúc mấy giờ, giờ nào trong ngày? 

Cho trẻ ăn dặm vào thời gian nào trong ngày để bé hấp thu tốt các dưỡng chất và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt? Câu trả lời từ các chuyên gia dinh dưỡng là vào giữa buổi sáng và buổi trưa. 

cho-be-an-dam-vao-giua-buoi-sang-va-gio-bua-trua

Cho bé ăn dặm vào giữa buổi sáng và giờ bữa trưa

Khi cho bé ăn mẹ nên lưu ý rằng, bé sẽ không có tâm trạng ăn uống khi đang buồn ngủ. Vì thế, mẹ phải lựa thời điểm mà bé đã tỉnh táo và tinh thần thoải mái. Trước giờ ăn dặm khoảng 1 – 2 tiếng, mẹ nên cho bé uống sữa để bé không bị quá đói. Vì nếu bé bị đói sẽ quấy khóc, khó chịu, rất khó để cho bé ăn dặm bất cứ loại thực phẩm nào.

Đối với bé dưới 1 tuổi thì mẹ nên cho bé ăn dặm 2 – 3 bữa/ngày, các bữa nên cách nhau 3 – 4 tiếng và không cho bé ăn sau 19 giờ tối. Đối với trẻ trên 1 tuổi thì mẹ có thể tăng lên 3 – 4 bữa/ngày.

Khung giờ lý tưởng cho bé ăn dặm từ 6 đến 12 tháng tuổi

Dưới đây là một số lịch được Burine tổng hợp giúp mẹ biết nên cho trẻ ăn dặm vào lúc mấy giờ.

LỊCH ĂN DẶM CHO BÉ 6 THÁNG TUỔI

Giai đoạn này, mẹ nên cho bé ăn dặm bột hoặc cháo loãng 1 lần/ngày. Sau khi làm quen thì tăng lên 2 – 3 lần/ngày

Thời gian Lịch sinh hoạt và ăn dặm
Sáng 6h30: Thức giấc và uống sữa

7h30: Ăn dặm

8h30: Ngủ ngắn

10h: Uống sữa

11h30: Ngủ trưa

Chiều 13h: Uống sữa

14h: Ngủ ngắn

15h30: Uống sữa

16h30: Ăn dặm

Tối 18h: Bắt đầu thói quen trước khi đi ngủ

19h: Uống sữa

20h: Bé ngủ đêm

LỊCH ĂN DẶM CHO BÉ 7 THÁNG TUỔI

Giai đoạn này, mẹ có thể thêm các loại thực phẩm như thịt, hải sản và các loại hạt để làm phong phú thực đơn cho bé.

Thời gian Lịch sinh hoạt và ăn dặm
Sáng 6h30: Sữa mẹ hoặc sữa công thức

7h30: Ăn dặm với bột, cháo loãng, cháo sữa Burine

8h30: Ngủ ngắn

10h: Uống sữa

11h30: Ngủ trưa

Chiều 13h: Ăn nhẹ trái cây, rau củ nghiền nát

14h: Ngủ ngắn

15h30: Bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức

16h30: Ăn dặm cháo sữa, pudding

Tối 18h: Bắt đầu thói quen trước khi đi ngủ

19h: Ăn dặm (bột, cháo xay)

20h: Bé ngủ đêm

LỊCH ĂN DẶM CHO BÉ 9-12 THÁNG TUỔI

Quá trình ăn dặm của trẻ ở thời điểm này đã dễ dàng hơn, hệ tiêu hóa dần ổn định, có thể bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cho bé. 

Thời gian Lịch sinh hoạt và ăn dặm
Sáng 6h30: Sữa mẹ hoặc sữa công thức

7h30: Cháo sữa Burine hoặc Pudding Burine

8h30: Vui chơi

10h: Ăn dặm cháo thịt bằm xay nhuyễn

11h30: Ngủ trưa

Chiều 13h: Dùng trà cốm hoa quả Burine với một số trái cây chín

15h30: Dùng cháo sữa Burine

16h30: Cháo loãng thịt xay nhuyễn

Tối 18h: Bắt đầu thói quen trước khi đi ngủ

19h: Cháo sữa Burine

20h: Bé ngủ đêm

Làm thế nào để chọn được thời điểm tốt cho bé ăn dặm?

Thời điểm ăn dặm tốt nhất cho bé được chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo là khoảng 6 tháng tuổi. Lúc này mẹ đã có thể cho bé làm quen với các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ và sữa bột. Để có thể lựa chọn được thời điểm tốt nhất để bắt đầu cho bé ăn dặm, mẹ có thể dựa vào các biểu hiện của bé đã sẵn sàng ăn dặm như: 

  • Bé có thể kiểm soát được đầu và cổ, tự ngồi hoặc có sự trợ giúp nhỏ từ mẹ. 
  • Bé bị thu hút bởi đồ ăn. Ví dụ như nhìn chăm chú vào đĩa đồ ăn của người lớn. 
  • Xuất hiện các hành động đòi ăn như mở miệng khi thức ăn được đưa đến, đưa tay lấy thức ăn bỏ vào miệng, nuốt thức ăn thay vì nhè ra. 
  • Bé dùng tay cầm nắm các đồ vật nhỏ và có xu hướng đưa vào miệng. 

be-bat-dau-biet-cam-nam-thuc-an

Bé bắt đầu biết cầm nắm thức ăn

Các nguyên tắc cho bé ăn dặm đúng cách

Bên cạnh việc biết nên cho bé ăn dặm lúc mấy giờ, mẹ cùng cần nắm rõ nằm lòng những nguyên tắc dưới đây để cho bé ăn dặm đúng cách: 

  • Nguyên tắc ngọt – mặn: Vị ngọt sẽ gần giống như sữa mẹ và dần dần thay thế bằng bột mặn với nhiều thành phần dinh dưỡng hơn. 
  • Nguyên tắc ít – nhiều: Thời gian đầu, mẹ nên cho bé ăn lượng ít khoảng 1 -3 muỗng để làm quen. Sau đó, tăng dần lên ⅓ hoặc nửa chén. Quá trình cho bé ăn dặm cần nhẫn nại và từ từ để không tác động lớn đến dạ dày và hệ tiêu hóa của trẻ. Điều này sẽ giúp cơ thể phát triển ổn định và nạp thêm nhiều dinh dưỡng. 
  • Nguyên tắc loãng – đặc: Vì hệ tiêu hóa trẻ chưa thể nhanh chóng thích nghi với dạng thức ăn lỏng (sữa mẹ) sang thức ăn dạng đặc ngay mà phải được thay đổi dần dần. Ban đầu mẹ nên cho bé ăn dạng loãng sau đó sẽ tăng độ đặc lên để hệ tiêu hóa không bị phản ứng quá mức khi tiếp xúc với thức ăn lạ. 

cho-be-an-thuc-an-loang-truoc-va-thay-doi-dan-dan

Cho bé ăn thức ăn loãng trước và thay đổi dần dần

  • Nguyên tắc không ép ăn: Giai đoạn đầu tập ăn dặm, có lẽ mẹ sẽ tốn nhiều thời gian vì bé vẫn chưa thích nghi với mùi và vị thức ăn khiến trẻ ăn ít, không muốn ăn hoặc phản đối gay gắt với việc ăn dặm. Nếu trẻ có các biểu hiện này, chứng tỏ bé vẫn chưa sẵn sàng để ăn dặm, mẹ có thể tạm nhưng vài ngày là làm đa dạng thực đơn để kích thích vị giác của trẻ. 

Thực phẩm ăn dặm tốt cho bé

Việc lựa chọn thực phẩm ăn dặm giàu dưỡng chất, tốt cho sự phát triển của bé không phải là điều dễ dàng. Mẹ cần lựa chọn nguyên liệu tươi, sạch và kết hợp khoa học để làm phong phú thực đơn giúp kích thích vị giác của trẻ. Dưới đây là những thực phẩm tốt cho bé ăn dặm, mẹ hãy lưu ngay nhé!

  • Trái cây: Cung cấp rất nhiều các loại vitamin, chất xơ và carbohydrate lành mạnh giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ tiêu hóa. Các loại trái cây tốt cho sự phát triển của trẻ như: chuối, xoài chín, dâu tây, bơ, đu đủ,… 
  • Trà cốm hoa quả Burine: Đây là thức uống giàu dưỡng chất có khả năng tăng cường sức đề kháng, tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Đây là dạng trà cốm hòa tan với 7 hương vị khác nhau giúp kích thích vị giác của trẻ, đồng thời hình thành thói quen uống nước cho trẻ.

cac-huong-vi-tra-com-hoa-qua-burine

Các hương vị trà cốm hoa quả Burine 

  • Cháo sữa, pudding Burine: Đây là thực phẩm ăn liền, giàu dưỡng chất, giúp bé phát triển tốt hơn mỗi ngày. Mẹ chỉ cần mở nắp và cho bé sử dụng ngay. Đặc điểm của sản phẩm là sánh mịn, dễ ăn, dễ tiêu hóa. Đối với cháo sữa, mẹ có thể chọn hướng vani thơm dịu nhẹ hoặc hương bích quy đậm vị. Còn với pudding thì mẹ có thể lựa chọn hương chuối thơm ngon và hương vani.

chao-sua-burine-bich-quy-thom-ngon-dam-vi

Cháo sữa Burine bích quy thơm ngon đậm vị 

  • Rau củ quả: Các loại rau củ quả giàu chất xơ sẽ giúp bé tiêu hóa tốt hơn. Đồng thời, lượng vitamin và chất khoáng trong rau củ quả cũng rất cao giúp bé phát triển khỏe mạnh. Một số loại rau mẹ nên bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé: rau mồng tơi, cải bó xôi, cà rốt, khoai tây, 
  • Các loại thịt: gà, cá, bò, heo: Chất dinh dưỡng không thể thiếu giúp bé phát triển toàn diện mỗi ngày chính là protein từ các loại thịt. 

Các thực phẩm cần tránh khi cho bé ăn dặm mẹ cần biết

  • Mật ong: Mật ong có thể chứa bào tử của vi khuẩn Clostridium botulinum, tác nhân gây ngộ độc ở trẻ, thậm chí có thể dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng. 
  • Sữa bò và sữa đậu nành: Trong hai loại sữa này có chứa một lượng khoáng chất có thể không tốt cho thận của trẻ
  • Bơ và đậu phộng: Mặc dù đây là món ăn giàu dinh dưỡng, nhiều protein nhưng nếu mẹ cho bé ăn sớm có thể khiến bé bị dị ứng nghiêm trọng. 
  • Hải sản: Tôm hùm, tôm,… có thể gây dị ứng cho trẻ ở giai đoạn mới bắt đầu ăn dặm. Vì thế, mẹ không nên thêm chúng vào thực đơn, đặc biệt là với trẻ 6 tháng tuổi.

khong-nen-cho-be-an-hai-san-qua-som-vi-de-gay-ra-kich-ung

Không nên cho bé ăn hải sản quá sớm vì dễ gây ra kích ứng

  • Lòng trắng trứng: Trong lòng trắng trứng chứa nhiều vitamin, protein và khoáng chất. Tuy nhiên, nếu bé ăn lòng trắng trứng khi còn nhỏ có thể khiến bị kích ứng, phát ban và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. 
  • Rau sống: Đây là một trong những tác nhân gây nghẹn, nghẹt thở ở trẻ. Do đó mẹ cần cẩn thận trong việc lựa chọn thực đơn cho bé. Ngoài ra, trong rau sống chứa hàm lượng nitrat cao. 

Thời gian biểu ăn dặm khoa học trên đây sẽ giúp mẹ chăm con tốt hơn, giúp con phát triển toàn diện. Vấn đề “nên cho trẻ ăn dặm vào lúc mấy giờ?” đã được Burine làm rõ qua bài viết phía trên, đồng thời chúng tôi cũng đưa ra một số lưu ý giúp mẹ chăm bé tốt hơn ở giai đoạn ăn dặm. Nếu mẹ cần giải đáp thắc mắc liên quan đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ hoặc muốn tìm mua sản phẩm dinh dưỡng nhà Burine thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua hotline để được tư vấn mua hàng một cách tốt nhất nhé!

Bài Viết Liên Quan

25/12/2023

Trẻ biếng ăn chậm tăng cân là một trong những vấn đề quan trọng mà ba mẹ luôn lo lắng. Hãy cùng Burine tìm hiểu những nguyên nhân và giải pháp giúp mẹ vượt qua vấn đề này, để con phát triển một cách toàn diện và khỏe mạnh. Nguyên nhân dẫn đến bé biếng ăn chậm tăng cân?   Tình trạng biếng ăn và tăng cân chậm ở trẻ có thể...

Xem thêm...

19/12/2023

Hệ tiêu hóa của trẻ là một phần quan trọng cho sự phát triển và sức khỏe của trẻ. Bài viết này sẽ chia sẻ những thông tin về hệ tiêu hóa của trẻ và bí quyết giúp mẹ cải thiện hệ tiêu hóa cho bé. Hãy cùng Burine khám phá! Đặc điểm hệ tiêu hóa của trẻ Hệ tiêu hóa là một phần không thể thiếu trong quá trình...

Xem thêm...

14/12/2023

Sức khỏe của đường hô hấp là yếu tố then chốt quyết định đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Trong môi trường ngày càng ô nhiễm, tác hại của bụi mịn đối với hệ hô hấp của bé là một thách thức ngày càng lớn. Để bảo vệ sức khỏe của bé, chúng ta cần áp dụng những giải pháp an toàn và hiệu quả. Hãy khám...

Xem thêm...