Khoảng thời gian con bắt đầu tập ăn dặm là khoảng thời gian vừa vất vả nhưng cũng mang lại rất nhiều niềm vui cho cả bé và mẹ. Nếu mẹ đang băn khoăn không biết nên cho con ăn dặm vào khung giờ nào thì hãy xem bài viết dưới đây để có thêm kinh nghiệm chăm con mẹ nhé!
Các chuyên gia khuyên rằng nên cho bé ăn dặm vào khung giờ ăn dặm giữa buổi sáng và sát giờ ăn trưa vì đây là khung giờ ăn dặm lí tưởng, thời điểm này bé dễ đói và thèm ăn trong ngày. Trước khi ăn dặm mẹ nên cho bé uống sữa khoảng 1 – 2 giờ để bé không bị rơi vào tình trạng quá đói. Mẹ nên để ý và tăng dần số lượng bữa ăn dặm trong ngày của con từ 3 – 4 bữa, ngoài các bữa chính nên bổ sung thêm các bữa phụ vào buổi sáng hoặc tối. bên cạnh đó, tùy vào lượng thức ăn con nạp vào cơ thể mà mẹ điều chỉnh thời gian nghỉ giữa các bữa ăn. Thông thường các bữa ăn sẽ cách nhau từ 1 – 2 giờ đồng hồ và thời gian này có thể hơn nếu bé ăn nhiều để đảm bảo con tiêu hóa hết thức ăn. Thời gian ăn dặm nên bắt đầu từ 7 giờ sáng và kết thúc vào trước 19 giờ tối để bé không chướng bụng và dễ ngủ.
Ở giai đoạn ăn dặm, bé chưa ăn được quá nhiều thức ăn, vì vậy mẹ nên chú ý bổ sung đầy đủ các nhóm dinh dưỡng ăn dặm sau:
Có 4 nhóm dinh dưỡng ăn dặm quan trọng mẹ cần lưu ý để đảm bảo bổ sung đầy đủ cho con trong giai đoạn ăn dặm là: tinh bột ( gạo, ngô..), chất đạm ( thịt, cá, trứng, sữa..), chất béo(lạc vừng, mỡ động vật…), nhóm chất xơ và vitamin(các loại rau, củ, hoa quả tươi,..) Mẹ nên lưu ý để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng ăn dặm để con phát triển một cách toàn diện.
Mỗi bé có một thói quen ăn uống khác nhau vì thế mẹ nên để ý và linh hoạt thời gian ăn dặm của con trong ngày. Dưới đây là gợi ý thời gian ăn dặm của bé trong ngày mẹ có thể tham khảo để chuẩn bị thật tốt cho con.
Giờ ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi – Bé mới bắt đầu ăn dặm:
Giờ ăn dặm cho bé 7 – 8 tháng tuổi:
Thời gian ăn dặm chi tiết cho bé 9 – 10 tháng tuổi:
16/11/2023
Bé biếng ăn chậm tăng cân là mối lo ngại không ít phụ huynh đang phải đối mặt. Việc giữ cho bé ăn uống đủ chất và đúng cách là quan trọng để đảm bảo sự phát triển toàn diện. Bài viết này Burine sẽ chia sẻ những bí quyết và gợi ý hữu ích giúp các bậc phụ huynh đối mặt hiệu quả với vấn đề này. Dấu hiệu...
Xem thêm...18/10/2023
Sức đề kháng đóng vai trò như một bức tường bảo vệ cơ thể trẻ em, ngăn chặn sự tấn công từ các tác nhân gây bệnh như virus và vi khuẩn. Đối với trẻ em dưới 1 tuổi, cơ thể của bé vẫn còn yếu và hệ thống miễn dịch chưa đầy đủ, điều này làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như viêm đường hô...
Xem thêm...17/10/2023
Giai đoạn bé khủng hoảng tuổi lên 2 tuổi thường là thách thức lớn đối với phụ huynh. Trẻ thường phát triển sự độc lập, thử nghiệm giới hạn và thể hiện ý muốn riêng của mình. Bài viết dưới đây, Burine sẽ chia sẻ những phương pháp giáo dục khoa học cho bé trong độ tuổi lên 1, gợi ý về dinh dưỡng cũng như cách tạo ra một...
Xem thêm...