20+ thực phẩm tăng cường sức đề kháng, nâng cao miễn dịch

28/11/2022

Đại dịch COVID-19 đã gây ra nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Mặc dù đại dịch đã qua nhưng chúng ta cùng cần chuẩn bị sức đề kháng thật tốt để ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm. Vậy chúng ta “Nên ăn và uống gì để tăng sức đề kháng?”. Bên cạnh biện pháp 5K được Bộ Y tế khuyến cáo, bản thân mỗi cá nhân đều cần tự bảo vệ sức khỏe và tìm tới các biện pháp tăng đề kháng của mình.

Uống gì để tăng sức đề kháng trong mùa dịch?

Nên ăn và uống gì để tăng sức đề kháng trong mùa dịch?

Sức đề kháng là gì?

Hiểu một cách đơn giản, sức đề kháng được xem như một hàng rào phòng thủ, giúp cơ thể chúng ta chống lại sự xâm nhập của các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài như: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng.

Hệ thống miễn dịch của con người gồm có 3 loại: miễn dịch tự nhiên, miễn dịch thích nghi và miễn dịch thụ động. Trong đó miễn dịch thụ động là việc ta đang cung cấp các kháng thể thụ động vào cơ thể theo cách thụ động thay vì cơ thể phải tự sản xuất.

Sức đề kháng như một hàng rào phòng thủ
Sức đề kháng giống như một hàng rào phòng thủ, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các yếu tố gây bệnh bên ngoài

Trẻ nhỏ rất dễ bị mắc các bệnh về hô hấp hay tiêu hóa. Đây là những biểu hiện của hệ thống miễn dịch, sức đề kháng vẫn còn yếu và chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp. Điều này có thể khiến cho trẻ trở nên ốm yếu, bị suy dinh dưỡng, dễ bị mắc các bệnh vặt, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

Do đó, bố, mẹ nên quan tâm đến việc nên cho trẻ ăn và uống gì để tăng sức đề kháng, giúp trẻ có thể phát triển một cách khỏe mạnh, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.

Nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng

Dưới đây là một số nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng thường thấy.

Ảnh hưởng từ ô nhiễm môi trường: Khi con người hít phải những khí bụi và hóa chất sẽ gây ảnh hưởng đến sự hoạt động của tế bào hệ miễn dịch là lympho T. Từ đó, dẫn đến việc dễ bị mắc các bệnh liên quan đến hô hấp và phổi.

Hít phải khói thuốc lá quá nhiều: Các chất độc có trong khói thuốc như carbon monoxide, nitơ oxit và các chất gây ung thư có thể phá vỡ các tế bào của cơ thể, khiến cho chức năng của hệ miễn dịch bị thay đổi và suy giảm.

Chế độ sinh hoạt không lành mạnh: Thời gian nghỉ ngơi không hợp lý, ngủ thiếu giấc, ít tập luyện thể thao, thường xuyên bị căng thẳng, làm việc trong môi trường độc hại,… trong lâu dài đều có thể gây suy giảm sức đề kháng.

Chế độ ăn uống không lành mạnh: Đồ ăn chế biến sẵn, đồ ngọt,… làm suy yếu tế bào lympho B và lympho T. Ngoài ra, chế độ ăn uống không cần bằng dinh dưỡng cũng gây ra suy giảm sức đề kháng. 

Ăn uống không điều độ là nguyên nhân khiến cho sức đề kháng bị suy giảm 

Ăn uống không điều độ, ít tập luyện thể thao là một trong những nguyên nhân khiến cho sức đề kháng bị suy giảm 

Uống không đủ nước: Nước đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là quá trình lưu thông máu. Do đó, người uống không đủ nước mỗi ngày có thể ảnh hưởng đến quá trình này và sự đào thải độc tố. 

Lạm dụng thuốc kháng sinh: Mặc dù thuốc kháng sinh giúp nhanh khỏi bệnh nhưng nếu lạm dụng sẽ làm giảm khả năng tự tiêu diệt vi khuẩn, virus của cơ thể, dễ bị mắc bệnh hơn, cũng như làm giảm lượng hormone Cytokine.

Cách tăng sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng

Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch. Cung cấp đầy đủ năng lượng và chất dinh dưỡng sẽ giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh, cũng như rút ngắn thời gian điều trị, nhanh hồi phục nếu bị bệnh. 

Ăn uống gì để tăng sức đề kháng

Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng là điều cần thiết để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh

Để cung cấp chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, chống lại sự tấn công của virus là điều vô cùng cần thiết. Bố, mẹ cần xây dựng thực đơn cho cả gia đình với đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể (chất đạm, chất bột đường, chất béo, chất xơ, vitamin, khoáng chất), cũng như uống đủ lượng nước mỗi ngày.

Vậy, nên ăn và uống gì để tăng sức đề kháng? Cùng Burine tìm hiểu thông qua những nội dung dưới đây nhé!

Thực hiện nguyên tắc dinh dưỡng 4-5-1 của Bộ Y tế

Cân bằng dinh dưỡng là việc làm cực kỳ quan trọng, có tác động lớn đến sức đề kháng của mỗi người. Theo chủ trương của Bộ Y tế, mỗi người nên thực hiện nguyên tắc dinh dưỡng 4-5-1 để tăng cường sức đề kháng, kết hợp với tập luyện thể dục, thể thao và giữ gìn vệ sinh môi trường để cơ thể luôn khỏe mạnh.

Nội dung cụ thể của nguyên tắc dinh dưỡng 4-5-1 của Bộ Y tế:

Chế độ ăn cân đối 4 yếu tố: Muốn cơ thể luôn khỏe mạnh thì cần xây dựng một chế độ ăn cân đối, đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, đảm bảo cung cấp năng lượng cho cơ thể, cân đối giữa lượng protein, lipid và các loại vitamin, khoáng chất.

Có ít nhất 5 trong 8 nhóm thực phẩm: Cần đảm bảo mỗi bữa ăn sẽ có ít nhất 5 nhóm trong 8 nhóm thực phẩm, gồm nhóm lương thực (gạo, bột mì), nhóm sữa và các chế phẩm từ sữa, nhóm dầu ăn và mỡ các loại, nhóm thịt, cá và hải sản, nhóm hạt các loại, nhóm trứng và các sản phẩm từ trứng, nhóm rau củ màu vàng, da cam, rau xanh thẫm, nhóm rau, củ, quả khác.

Hàm lượng dinh dưỡng trong một ngày cần phải cân đối: Mỗi bữa ăn hay thực đơn trong một ngày cần phải đảm bảo sự hài hòa, cân đối giữa các nhóm chất, kết hợp cả thực phẩm tươi sống và thực phẩm công nghiệp. 

Chú ý khi chọn thực phẩm tươi sống: Chỉ chọn những thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có công bố chất lượng đầy đủ, tìm hiểu kỹ thông tin về giá trị dinh dưỡng, thành phần, hạn sử dụng của thực phẩm được in trên bao bì, quy trình sản xuất minh bạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không nên tích trữ quá nhiều thực phẩm để luôn sử dụng được sản phẩm tươi mới.

Nguyên tắc dinh dưỡng 4-5-1 của Bộ Y tế

Nguyên tắc dinh dưỡng 4-5-1 của Bộ Y tế

Bổ sung các loại vitamin, khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng

Để hỗ trợ sức đề kháng, bổ sung vitamin và khoáng chất là điều rất cần thiết.

Vitamin A

Vitamin A có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tính toàn vẹn của các tế bào biểu mô, nhất là các tế bảo biểu mô của đường hô hấp và tiêu hóa, ảnh hưởng đến hoạt động của các tuyến ngoại tiết – hàng rào phòng ngự đầu tiên của cơ thể.

Khi thiếu vitamin A, các tế bào biểu mô sẽ dễ bị virus, vi khuẩn xâm nhập và gây tổn thương, giảm khả năng bài tiết của các tuyến ngoại tiết, da và niêm mạc khô bị khô khiến virus, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, cần bổ sung đầy đủ vitamin A. Bố, mẹ có thể tìm thấy loại vitamin này trong các thực phẩm như rau dền, gấc, rau ngót, khoai lang, cà rốt, ớt chuông,… 

Thực phẩm chứa nhiều vitamin A

Thực phẩm chứa nhiều vitamin A

Vitamin C

Đây là một trong những loại vitamin cực kỳ quan trọng đối với hệ miễn dịch. Vitamin C có chức năng giúp cơ thể chống lại các yếu tố gây oxy hóa có hại và tác nhân gây dị ứng, làm tăng chức năng miễn dịch. Bên cạnh đó còn đảm bảo cho sự phát triển của xương, răng,… cũng như giúp tăng khả năng hấp thu chất sắt và canxi.

Thiếu vitamin C sẽ gây ra các bệnh như chảy máu chân răng, viêm lợi, loãng xương, thiếu máu do không hấp thu đủ sắt, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn,… Bổ sung vitamin C là điều rất cần thiết, giúp nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng phòng bệnh. Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin C là đu đủ, ổi, cam, khoai tây, bông cải xanh, súp lơ trắng,…

Thực phẩm giàu vitamin C nhất

Thực phẩm giàu vitamin C nhất

Vitamin D

Vitamin D có ảnh hưởng lớn đến các chức năng của hệ miễn dịch Thiếu vitamin D sẽ làm giảm khả năng hoạt động của các tế bào miễn dịch , khiến cho cơ thể không được bảo vệ một cách toàn diện, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm bị virus. vi khuẩn tấn công. Bố, mẹ cần xây dựng thực đơn cho gia đình có các thực phẩm chứa vitamin D, ví dụ như cá hồi, tôm, lòng đỏ trứng, nấm, chế phẩm từ đậu nành, các loại sữa có tăng cường vitamin D,…

Thực phẩm giàu vitamin D

Thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin E

Vitamin E có tác dụng làm tăng khả năng đề kháng của cơ thể bằng cách chống lại các chất gây oxy hóa có hại, bảo vệ tế bào khỏi virus, vi khuẩn, làm chậm sự phát triển của bệnh Alzheimer, tham gia vào quá trình chuyển hóa tế bào. Vitamin E có nhiều trong các thực phẩm như đậu tương, giá đỗ, bơ, cải bó xôi, bí đỏ, dầu ô-liu,…

Thực phẩm giàu vitamin E

Thực phẩm giàu vitamin E

Vitamin B

Các loại vitamin B, đặc biệt là B6 và B9 có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch. Nếu cơ thể thiếu nhóm vitamin này có thể khiến cho sự tổng hợp các tế bào miễn dịch sẽ bị suy giảm. Vì vậy, nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày của gia đình các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B như gạo, ngũ cốc, thịt bò, trứng, sữa tươi,…

Vitamin là điều vô cùng cần thiết đối với hệ miễn dịch của cơ thể

Vitamin là điều vô cùng cần thiết đối với hệ miễn dịch của cơ thể

Sắt

Sắt là khoáng chất cần thiết đối với quá trình hình thành hồng cầu, tổng hợp ADN, tăng khả năng tập trung của trí não.

Thiếu sắt sẽ gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm liên quan đến tim mạch, hô hấp, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Nên ăn các loại thực phẩm như thịt bò, ngũ cốc, mộc nhĩ, rau dền đỏ, lòng đỏ trứng vịt, cua đồng,… để bổ sung sắt cho cơ thể.

Thực phẩm giàu sắt

Thực phẩm giàu sắt

Kẽm

Kẽm là khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, duy trì khứu giác và vị giác, giúp các vết thương nhanh lành hơn.

Thiếu kẽm sẽ khiến cho các tế bào miễn dịch (tế bào T, B và đại thực bào) bị giảm hoạt động và phát triển, cơ thể dễ mắc các bệnh về hô hấp, tiêu hóa. Các thực phẩm giàu kẽm mà bố, mẹ có thể bổ sung vào thực đơn của gia đình gồm có thịt, cá, tôm, trứng, ngũ cốc nguyên hạt, mầm lúa mì,…

Thực phẩm chứa nhiều kẽm

Thực phẩm chứa nhiều kẽm

Selen

Loại khoáng chất này giúp tăng khả năng miễn dịch, phục hồi cấu trúc di truyền, tham gia vào quá trình kích hoạt một số enzyme, cũng như giúp cơ thể đào thải một số kim loại nặng độc hại. Selen có nhiều trong nấm, lòng đỏ trứng, thịt gà, cá ngừ, các loại ngũ cốc nguyên hạt, hạt hướng dương,…

Thực phẩm chứa nhiều Selen

Thực phẩm chứa nhiều Selen

Những loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng

Sức đề kháng của cơ thể được sinh ra nhờ vào nhiều yếu tố: bẩm sinh, chế độ dinh dưỡng cân đối và lối sống lành mạnh. Trong đó, cách đơn giản nhất để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng đó là bổ sung nhiều loại thực phẩm có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức đề kháng và hệ miễn dịch.

Trái cây thuộc họ cam, quýt

Hầu hết các loại trái cây có múi đều giàu vitamin C, ví dụ như bưởi, cam, quýt, chanh,… Ngoài ra, những trái cây này có hàm lượng nước cao, phù hợp để làm nhiều món uống hoặc ăn thú vị. 

Ớt chuông đỏ

Trong ớt chuông đỏ có chứa nhiều vitamin C nhiều gấp 3 lần so với họ cam, quýt. Không những vậy, ớt chuông đỏ còn có chứa vitamin A, B, E6 và nhiều chất dinh dưỡng khác, đem tới nhiều lợi ích như sáng mắt, đẹp da, chống oxy hóa, giảm viêm nhiễm hiệu quả.

Thực phẩm tăng sức đề kháng

Chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C

Bông cải xanh 

Đây là nhóm siêu thực phẩm với hàm lượng vitamin A, C và E dồi dào. Ngoài ra, thành phần sulforaphane có trong bông cải xanh còn giúp chống oxy hóa hiệu quả, giảm căng thẳng,… Để có thể giữ được nhiều dinh dưỡng có trong thực phẩm này, các mẹ nên hấp đến khi vừa chín. 

Sữa chua 

Sữa chua là một trong những chế phẩm từ sữa sở hữu nhiều lợi khuẩn tốt cho cơ thể, mang tới nguồn cung cấp vitamin D, tăng khả năng phòng thủ tự nhiên, chống lại virus xâm nhập. Bên cạnh đó còn giúp cơ thể được cân đối và nước da mịn màng hơn. Nên ăn các loại sữa chua ít đường, bổ sung sữa chua ăn cùng với các loại trái cây tự nhiên. Pudding Burine với thành phần hơn 90% từ sữa, giàu đạm đường chất béo sẽ là một lựa chọn tốt cho bữa ăn đủ chất của bé.

Pudding Burine

Pudding Burine là sản phẩm giàu dinh dưỡng được sản xuất từ sữa, chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho bé

Tỏi

Tỏi là một loại gia vị đã rất phổ biến trong ẩm thực, được ví như “thần dược” giúp phòng chống nhiều bệnh cảm cúm, viêm hô hấp, tăng huyết áp, mỡ máu nhờ trong tỏi có chứa nhiều Iod, chất tinh dầu có tác dụng diệt vi khuẩn.

Gừng

Gừng giúp giảm đau, giảm viêm hiệu quả, là liều thuốc quan trọng cho hệ miễn dịch khỏe mạnh. Gừng giúp làm giảm nhiều triệu chứng đau, chậm quá trình tạo ra cholesterol. Bố, mẹ có thể chế biến gừng theo nhiều cách: dùng nấu chín gia vị trong bữa ăn, làm trà gừng uống, làm món tráng miệng,…

Đu đủ

Đu đủ sở hữu lượng vitamin C có hàm lượng cao. Thực tế, loại trái cây này sở hữu tới 224% lượng vitamin C khuyến nghị mỗi ngày. Nó cung cấp kali, vitamin B và folate.

Nên uống gì để tăng sức đề kháng?

Cơ thể chúng ta chiếm 70% là nước. Vì vậy, bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày là việc làm hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, các mẹ cũng có thể bổ sung nước thông qua một số loại đồ uống có hàm lượng dinh dưỡng cao như: sữa, nước ngũ cốc,… để cung cấp nhiều dưỡng chất nhất cho bé. 

Nên cho trẻ uống gì để tăng sức đề kháng trong mùa dịch?

Nên cho trẻ uống gì để tăng sức đề kháng trong mùa dịch?

Uống đủ nước mỗi ngày

Duy trì thói quen là điều cực kỳ cần thiết để hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất của cơ thể, giúp máu được bơm đến tim một cách hiệu quả, cũng như giúp quá trình vận chuyển oxy trong máu, chất dinh dưỡng thiết yếu để phục vụ cho các hoạt động của tế bào được diễn ra suôn sẻ hơn.

Nên uống đủ nước kèm theo chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất. Đặc biệt là các loại thực phẩm giàu kẽm như tôm, cua, thịt bò và thực phẩm giàu vitamin E, C có trong rau củ, trái cây, giúp tăng cường sức đề kháng.

Sữa

Nên uống các loại sữa tốt cho hệ miễn dịch. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa là thức uống giúp tăng sức đề kháng nhờ cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất giúp hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể. Đối với trẻ dưới 2 tuổi, hãy cho trẻ bú thật nhiều sữa mẹ! Đây là loại thức uống chứa nguồn dinh dưỡng vô cùng dồi dào, cũng như chứa rất nhiều kháng thể giúp bé có một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, ngăn ngừa nhiều loại virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Trà xanh

Trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa tuyệt vời, giàu epigallocatechin gallate, EGCG, giàu axit amin L-theanine. Do đó, có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả hơn. Lưu ý, một số loại trà có thể không phù hợp với trẻ nhỏ, bố mẹ cần cân nhắc trước khi cho bé sử dụng.

Trẻ em nên uống trà xanh lượng vừa phải

Chỉ cho các bé lớn tuổi uống trà xanh với mức mức độ vừa phải

Ngoài ra, uống nhiều nước cũng là một biện pháp giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả và đơn giản đến không ngờ. Cả gia đình có thể ăn trái cây và uống trà trái cây để tăng cường hệ miễn dịch.

Uống bột đậu, ngũ cốc

Uống gì để tăng sức đề kháng? Các loại nước có thành phần ngủ cốc, đậu chứa nhiều khoáng chất, tốt cho hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng như kẽm, sắt. Các loại ngũ cốc chứa nhiều omega-3 giúp hỗ trợ hoạt động của tế bào bạch cầu, rất có lợi cho hệ thống miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại hạt nấu cháo cho bé. Đây cũng là một cách hay để cung cấp dưỡng chất cần thiết, nhưng không khiến bé bị ngán. 

Trà cốm Burine

Ngoài những loại thức uống được nêu trong mục “Nên uống gì để tăng sức đề kháng trong mùa dịch?” ở trên, bố, mẹ cũng có thể sử dụng trà dinh dưỡng Burine cho bé, thay thế nước uống hằng ngày. Tuy nhiên, trà dinh dưỡng Burine còn khá mới và nhiều bố, mẹ chưa biết đến loại trà hoa quả này.

Trà cốm Burine là một thức uống giải khát vô cùng dễ uống và tiện lợi. Với thành phần giàu vitamin C, an toàn cho sức khỏe và giúp tăng cường sức đề kháng, trà hoa quả Burine có thể sử dụng cho cả gia đình. Bên cạnh đó, trà cốm hoa quả Burine có dạng cốm hòa tan, thanh mát và dịu ngọt. Không chỉ được các bé ưa thích mà cả bố, mẹ cũng “mê” vì tính tiện lợi và công dụng đối với sức khỏe.

Thức uống tăng sức đề kháng cho bé

Trà cốm cho bé Burine – thức uống tăng sức đề kháng cho bé và cả nhà

Sản phẩm trà cốm cho bé không chứa GMO, không chứa gluten, phẩm màu nhân tạo hay chất bảo quản, đạt tiêu chuẩn IFS nên rất an toàn cho sức khỏe. Hiện tại, trà hoa quả Burine có tất cả là 6 hương vị trái cây, đem lại nhiều sự lựa chọn cho bé và gia đình sử dụng. 

Xem thêm thông tin về “Trà hoa quả cho bé có tốt không?”

Những biện pháp khác giúp tăng cường sức đề kháng

Ngoài việc quan tâm nên ăn gì và uống gì để tăng sức đề kháng, bố, mẹ cũng nên áp dụng những biện pháp sau đây để các thành viên trong gia đình luôn khỏe mạnh.

– Tạo ra một lối sống lành mạnh cũng là biện pháp tốt giúp tăng cường sức đề kháng. Nên có thói quen đi ngủ đúng giờ, đủ giấc để cơ thể được khỏe mạnh, cải thiện sức đề kháng, tinh thần tỉnh táo, hạn chế sự suy giảm tế bào miễn dịch tự nhiên do thiếu ngủ. Người lớn cần ngủ khoảng 7 giờ trở lên, thanh thiếu niên cần ngủ từ 8 – 10 giờ và trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh cần ngủ đủ 14 giờ mỗi ngày.

– Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao bằng những hoạt động như bơi lội, đạp xe, chơi cầu lông, đá bóng,… 

– Đặc biệt trong tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, bố, mẹ cần phải giữ nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng, luôn đeo khẩu trang cho bản thân và trẻ nhỏ khi đi ra ngoài, hạn chế đến những nơi đông người và rửa tay thường xuyên,…

Thông tin liên quan đến suy giảm sức đề kháng

Để hiểu hơn về suy giảm sức đề kháng, bố và mẹ có thể tham khảo thêm các thông tin dưới đây. Từ đó, có biện pháp phòng ngừa và cải thiện tốt nhất bằng can thiệp dinh dưỡng. 

Biểu hiện của suy giảm sức đề kháng

Một số biểu hiện của suy giảm sức đề kháng thường thấy là:

Hệ hô hấp: Cảm thấy bị đau ngực, khó thở, xuất hiện triệu chứng ho có đờm kéo dài, khò khè,…

Hệ tim mạch: Nhịp tim nhanh hơn bình thường, cảm thấy bị hồi hộp, khó thở mỗi khi làm việc hay hoạt động quá sức,…

Hệ tiêu hóa: Bị đau bụng, tiêu chảy, xuất hiện máu hoặc phân sống, cảm thấy buồn nôn,…

Hệ thần kinh: Cơ thể trở nên chậm chạp, tay, chân yếu, xuất hiện hiện tượng hôn mê, co giật,…

Da: Trên da xuất hiện các hiện tượng viêm loét, chảy mủ, bóng nước…

Những biểu hiện cho thấy sức đề kháng bị suy giảm

Những biểu hiện cho thấy sức đề kháng bị suy giảm

Hậu quả khi sức đề kháng bị suy giảm

Suy giảm sức đề kháng gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe của con người, có thể kể đến như:

Bị viêm mũi dị ứng: Bệnh này rất hay gặp ở trẻ em. Biểu hiện thường thấy khi bị viêm mũi dị ứng là ngứa mũi, ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi hay sốt cao. Mặc dù viêm mũi dị ứng không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị đúng cách sẽ khiến bệnh kéo dài và ảnh hưởng đến hệ hô hấp.

Dễ mắc các bệnh vặt, cảm cúm: Nếu sức đề kháng yếu thì rất dễ mắc các bệnh cảm cúm, cảm lạnh do dính mưa, không giữ ấm khi trời lạnh, đặc biệt là thời điểm giao mùa. Biểu hiện của các bệnh này là đau đầu, sốt, ho và cảm thấy mệt mỏi. Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi sau một thời gian, nhưng nếu để bị sốt quá lâu thì có thể gây ra nhiều biến chứng.

Bị viêm họng cấp: Viêm họng cấp là bệnh thường gặp vào thời điểm giao mùa, gây ra các triệu chứng như đau, rát họng, sốt cao, ho khan, khàn giọng, chảy nước mũi, mệt mỏi,…

Tình trạng suy giảm hệ miễn dịch và sức đề kháng diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, sút cân, ốm yếu. Nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm, tệ nhất là tử vong.

Những đối tượng dễ bị suy giảm sức đề kháng

Dưới đây là những đối tượng dễ bị suy giảm sức đề kháng nhất:

Người cao tuổi và người có mắc bệnh nền: Sức đề kháng của những đối tượng này thấp hơn nhiều so với các đối tượng khác vì hệ miễn dịch bị suy giảm theo thời gian và do các bệnh lý gây ra. Điều này khiến các tế bào miễn dịch trở nên yếu ớt, khó khăn hơn trong việc chống lại virus xâm nhập vào cơ thể.

Trẻ em: Trẻ em cũng là một trong những đối tượng dễ bị suy giảm sức đề kháng, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi từ 6 tháng đến 3 tuổi. Bởi vì, hệ miễn dịch ở trẻ chưa được phát triển một cách toàn diện, rất dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp.

Phụ nữ mang thai: Trong quá trình mang thai, sức đề kháng của phụ nữ bị suy giảm và dễ bị virus, vi khuẩn tấn công. Nếu mắc bệnh thì nguy cơ cao bị nhiễm trùng rất cao, bệnh dễ trở nặng và khó điều trị hơn so với người bình thường.

Trẻ em là những đối tượng dễ suy giảm sức đề kháng

Trẻ em, người cao tuổi, người có mắc bệnh nền và phụ nữ mang thai là những đối tượng dễ bị suy giảm sức đề kháng nhất

Xem thêm: Cách tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh

Trên đây là toàn bộ thông tin về “Nên ăn và uống gì để tăng sức đề kháng?” mà Burine muốn chia sẻ. Hy vọng có thể giúp cho bố, mẹ có được những kiến thức đúng về sức đề kháng, biết cách làm gì để tăng sức đề kháng, cũng như xây dựng thực đơn dinh dưỡng cân đối và đủ chất cho cả gia đình. Nếu cần tư vấn hoặc đặt mua trà hoa quả hoặc các loại cháo ăn dặm cho bé, bố, mẹ hãy liên hệ ngay với Burine nhé!

Bài Viết Liên Quan

21/10/2024

Việc bé bú ti mẹ song song với bú bình là một lựa chọn phổ biến mà nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng để linh hoạt hơn trong quá trình chăm sóc con. Đây là cách giúp bé vẫn nhận được dinh dưỡng từ sữa mẹ nhưng mẹ cũng có thêm thời gian cho công việc và những hoạt động cá nhân. Tuy nhiên, việc áp dụng thành công phương...

Xem thêm...

23/05/2024

Bé biếng ăn là một trong những vấn đề dinh dưỡng mà ba mẹ thường gặp phải và lo lắng. Để khắc phục tình trạng này, các bậc phụ huynh cần nắm rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp. Burine sẽ chia sẻ thực đơn cho bé 10 tháng biếng ăn trong bài viết dưới đây. Tổng quan về nhu cầu dinh dưỡng của bé 10 tháng tuổi...

Xem thêm...

23/05/2024

Ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng là một trong những phương pháp chăm sóc bé được các bậc phụ huynh quan tâm và ưa chuộng. Hãy cùng Burine khám phá cách xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6-7 tháng tuổi trong bài viết dưới đây. Trong giai đoạn 6 tháng tuổi, việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé...

Xem thêm...