DẤU HIỆU, NGUYÊN NHÂN CHẬM NÓI VÀ CÁCH BỐ MẸ CẢI THIỆN CHỨNG CHẬM NÓI CHO CON

17/04/2023

Thông thường từ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi là giai đoạn tập nói của trẻ. Tuy nhiên ở một số trẻ mắc chứng chậm nói thì giai đoạn này sẽ phát triển muộn và bất thường hơn so với các bé cùng trang lứa. Vậy đâu là nguyên nhân khiến trẻ chậm nói và bố mẹ cần làm gì để cải thiện chứng chậm nói của con? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé:

1. Định nghĩa về chậm nói

 

Ngày nay tình trạng chậm nói đang diễn ra phổ biến ở trẻ nhỏ. Phần lớn do trẻ tiếp xúc sớm với điện thoại máy tính gây ra tình trạng chậm nói ở trẻ nhỏ. Nhiều bậc cha mẹ phát hiện muộn khiến con bỏ lỡ mất giai đoạn vàng can thiệp ngôn ngữ cho con. Chậm nói là tình trạng con phát âm không rõ từ hoặc không ghép được nhiều từ lại với nhau theo như giai đoạn phát triển của trẻ bình thường.

2. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ chậm nói

 

Chậm nói do mắc một số bệnh lý: Một số trẻ khi sinh ra gặp các vấn đề như tai, mũi, họng hoặc não, bộ phận chỉ huy ngôn ngữ xuất hiện các vấn đề như dị tật, bại não, viêm màng não hay di chứng để lại như xuất huyết não.. điều này là một trong những nguyên nhân khiến trẻ mắc chứng chậm nói

Chậm nói do ảnh hưởng tâm lý: Ngày nay, các ông bố bà mẹ hiện đại thường bận rộn hơn, không có nhiều thời gian cho con dẫn đến ảnh hưởng tâm lý trẻ nhỏ, điều này cũng dẫn đến hình thành triệu chứng chậm nói ở trẻ nhỏ. Ngược lại, khi ông bà, bố mẹ quá cưng chiều trẻ cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Có một số trẻ do bị ảnh hưởng tâm lý từ những biến cố trong cuộc sống cũng dẫn đến tình trạng trẻ chậm nói.

Chậm nói do mắc bệnh tự kỷ:Tự kỷ là một nhóm những rối loạn phức tạp của phát triển não bộ. Một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh tự kỷ là chậm nói. Tuy nhiên không phải lúc nào con chậm nói cũng là do mắc bệnh tự kỷ

3. Triệu chứng thường gặp khi trẻ chậm nói

 

Thích sử dụng hành động hơn là lời nói:

Thông thường, trong giai đoạn tập nói, trẻ thường nói rất nhiều kết hợp các hoạt động tay chân để thể hiện mong muốn của mình. Tuy nhiên, với một số trẻ chậm nói, trẻ sẽ thích dùng hành động của mình để thể hiện mong muốn.Đây là một triệu chứng thường gặp ở trẻ chậm nói. Do trẻ không thể hiện mong muốn bằng lời nói nên khiến các bố mẹ khó hiểu được mong muốn của con mình.

Hạn chế về vốn từ: Mỗi trẻ sẽ có sự phát triển ngôn ngữ khác nhau tuy nhiên thông thường trẻ từ 18 tháng trở lên đã có thể nói được một số từ đơn giản. Trẻ có thể phát âm chưa rõ ràng nhưng đến 2 tuổi thường có khoảng 200 – 500 từ trong kho từ vựng của mình. Nếu con mình phát triển chậm hơn bố mẹ có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ.

Không bắt chước được âm thanh: Triệu chứng chậm nói cũng có thể xuất phát từ những vấn đề về thính giác. Bé không nghe rõ âm thanh có thể khiến bé gặp khó khăn trong việc nói, bắt chước, hiểu và sử dụng ngôn ngữ. Vì vậy bố mẹ cần quan tâm con để phát hiện kịp thời để đi khám tại các cơ sở chuyên khoa tai mũi họng.

Không hiểu được các yêu cầu đơn giản: Thông thường đến 3 tuổi bé đã có thể nói và hiểu được các câu đơn giản như: “ Con đói chưa” “ Lấy cho mẹ cái thìa” “ Bật quạt cho mẹ”… Nếu bé phản ứng chậm với những câu như thế thì có thể con đã mắc chứng chậm nói.

Không thể nói câu hoàn chỉnh: Trong giai đoạn phát triển ngôn ngữ, con thường rất tò mò và hiếu động. Tuy nhiên một số bé không thể nói câu dài mà chỉ nói được câu ngắn 2 – 3 từ hoặc con gặp vấn đề khi ghép các từ lại với nhau thì có thể con đang mắc triệu chứng chậm nói.

4. Bố mẹ nên làm gì khi con mắc chứng chậm nói?

 

Bố mẹ thường lo lắng và không biết nên làm gì khi con chậm nói. Một nguyên nhân lớn khiến bé dễ mắc chứng chậm nói là do bố mẹ cho con tiếp xúc điện thoại máy tính sớm và lạm dụng chúng. Vì vậy bố mẹ hạn chế cho con sử dụng điện thoại máy tính sẽ giúp con phát triển ngôn ngữ nhanh hơn.

Bên cạnh đó, bố mẹ nên dành nhiều thời gian quan tâm và chơi đùa với con hơn. Cho bé tham gia các hoạt động vui chơi nhiều hơn. Đặc biệt đọc truyện là một cách rất hiệu quả để cải thiện chứng chậm nói của con.

 

Bài Viết Liên Quan

21/10/2024

Việc bé bú ti mẹ song song với bú bình là một lựa chọn phổ biến mà nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng để linh hoạt hơn trong quá trình chăm sóc con. Đây là cách giúp bé vẫn nhận được dinh dưỡng từ sữa mẹ nhưng mẹ cũng có thêm thời gian cho công việc và những hoạt động cá nhân. Tuy nhiên, việc áp dụng thành công phương...

Xem thêm...

23/05/2024

Bé biếng ăn là một trong những vấn đề dinh dưỡng mà ba mẹ thường gặp phải và lo lắng. Để khắc phục tình trạng này, các bậc phụ huynh cần nắm rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp. Burine sẽ chia sẻ thực đơn cho bé 10 tháng biếng ăn trong bài viết dưới đây. Tổng quan về nhu cầu dinh dưỡng của bé 10 tháng tuổi...

Xem thêm...

23/05/2024

Ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng là một trong những phương pháp chăm sóc bé được các bậc phụ huynh quan tâm và ưa chuộng. Hãy cùng Burine khám phá cách xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6-7 tháng tuổi trong bài viết dưới đây. Trong giai đoạn 6 tháng tuổi, việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé...

Xem thêm...