Cách xay bột gạo cho bé ăn dặm đúng, đảm bảo dinh dưỡng

06/06/2022

Chế biến thực đơn ăn dặm cho bé chưa bao giờ là điều dễ dàng với các mẹ. Khi con bước vào giai đoạn ăn dặm, nhiều bà mẹ vẫn còn băn khoăn không biết cách xay bột gạo cho bé ăn dặm như thế nào cho đạt chuẩn và đảm bảo dinh dưỡng. Cùng Burine tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Giá trị dinh dưỡng từ bột gạo nếp và bột gạo tẻ

Bột gạo từ xa xưa đã trở thành nguyên liệu nấu ăn thân thuộc trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Bột gạo được tạo nên từ việc xay mịn hạt gạo sau khi đã được ngâm với nước. Từ bột gạo người ta có thể tạo ra rất nhiều món ăn độc đáo, thơm ngon, đầy đủ dinh dưỡng. 

Bột gạo được làm từ hạt gạo nên thành phần chứa rất nhiều tinh bột, protein và lipit. Ngoài ra, bột còn chứa nhiều vitamin như: B1, B2, B6,… Do đó, bột gạo được nhiều mẹ lựa chọn để chế biến món ăn dặm cho bé, từ đó chủ đề “cách xay bột gạo cho bé ăn dặm” cũng được các mẹ tìm hiểu nhiều hơn. 

Giá trị dinh dưỡng có trong bột gạo

Giá trị dinh dưỡng có trong bột gạo

Mẹ hiểu về giá trị dinh dưỡng từng loại bột gạo để có cách xay bột gạo cho bé ăn dặm đúng chuẩn. Có hai loại bột được dùng phổ biến nhất hiện nay là bột gạo nếp và bột gạo tẻ. 

Giá trị dinh dưỡng từ bột gạo nếp

Bột gạo nếp được làm hoàn toàn từ gạo nếp nên các giá trị dinh dưỡng từ gạo sẽ được giữ nguyên khi chuyển sang dạng bột. Bột nếp chứa rất nhiều chất xơ hòa tan giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Không những thế, đây là nhân tố quan trọng giúp giảm khả năng tích tụ chất béo và điều hòa đường huyết. 

Bột gạo nếp chứa nhiều khoáng chất và vitamin như: A, C, D, E,… các vitamin này có tác dụng ngăn ngừa các tế bào gây ung thư. Đặc biệt ba chất riboflavin, niacin và vitamin E có khả năng cải thiện sắc tố da, giúp mắt sáng hơn.

Các khoáng chất khác như sắt, kẽm, photpho, canxi,.. giúp cơ thể trẻ phát triển khỏe mạnh, ngăn ngừa một số bệnh lý. 

Giá trị dinh dưỡng từ bột gạo tẻ

Giá trị dinh dưỡng từ gạo tẻ sẽ được giữ nguyên khi chuyển sang dạng bột. Thành phần dinh dưỡng trong gạo tẻ bao gồm: Protein,  tinh bột, chất béo, vitamin B1, vitamin PP và một số khoáng chất như: phốt pho, natri, kali, sắt,… Nhờ giá trị dinh dưỡng lớn mà bột gạo tẻ được nhiều mẹ lựa chọn để chế biến món ăn dặm cho con. 

Lợi ích từ việc áp dụng các cách xay bột gạo cho bé ăn dặm tại nhà

Bên cạnh các thực phẩm ăn dặm có sẵn như: cháo sữa tiện lợi, ngũ cốc, yến mạch,… Mẹ cũng có thể học cách xay bột gạo cho bé ăn dặm để đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh cho bé. Dưới đây là những lợi ích khi mẹ tự xay bột gạo cho bé tại nhà: 

  • Mẹ chủ động trong việc lựa chọn loại gạo an toàn và đảm bảo dinh dưỡng cho bé. 
  • Bột gạo tự làm sẽ được giữ nguyên giá trị dinh dưỡng từ hạt gạo và không bị pha với các thành phần hoặc chất gây hại khác. 
  • Cân đối lượng bột gạo cần xay ở mức vừa phải để nguyên liệu nấu ăn của trẻ luôn tươi ngon. 
  • Áp dụng cách xay bột gạo cho bé ăn dặm tại nhà giúp mẹ tự điều chỉnh tỷ lệ trộn gạo phù hợp với từng độ tuổi ăn dặm của con. 

Bột gạo xay cho trẻ ăn dặm tại nhà để đảm bảo an toàn vệ sinh

Bột gạo xay cho trẻ ăn dặm tại nhà để đảm bảo an toàn vệ sinh

Những thành phần cần có khi xay bột gạo cho bé ăn dặm

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, khi bé bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn dặm bột gạo tẻ. Trong bột gạo tẻ có chứa hàm lượng dưỡng chất đầy đủ hỗ trợ tốt cho quá trình tiêu hóa và phát triển của trẻ. Nguyên tắc quan trọng khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm: 

  • Ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc để bé thích nghi dần dần.
  • Qua mỗi tuần, mẹ có thể bổ sung thêm một số nguyên liệu khác để làm phong phú thực đơn và hình thành khẩu vị đa dạng cho bé. 
  • Không nên dùng gia vị để nêm nếm món ăn cho đến khi được 1 tuổi để bé cảm nhận được hương vị tự nhiên của các món ăn. 

Cách xay bột gạo cho bé ăn dặm chuẩn xác theo ý kiến chuyên gia

Cách xay bột gạo cho bé ăn dặm chuẩn xác theo ý kiến chuyên gia 

Nhiều bà mẹ cho rằng việc cho các loại đậu vào xay cùng với hạt gạo sẽ giúp cung cấp nhiều dưỡng chất cho bé. Tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng có trong các loại đậu ít hơn trong bột gạo, hơn nữa nếu kết hợp tùy ý cũng dễ dẫn đến những phản ứng ngược khiến bé chậm tiêu, đầy bụng. Do đó khi tìm cách xay bột gạo cho bé ăn dặm, mẹ chỉ cần chuẩn bị loại gạo nguyên chất đảm bảo an toàn và tươi mới. 

Cách xay bột gạo cho bé ăn dặm tại nhà đầy đủ dinh dưỡng

 Để tạo nên món ăn dặm từ bột gạo đảm bảo dinh dưỡng, mẹ cần chuẩn bị nguyên liệu đầy đủ, cân đối tỷ lệ phù hợp trước khi xay bột. Mẹ có thể theo dõi hai cách xay bột gạo cho bé ăn dặm phổ biến dưới đây.  

Cách xay bột gạo cho bé ăn dặm dạng khô

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • 1 chén gạo tẻ loại thơm ngon, đã được loại bỏ tạp chất. 
  • Máy xay dung tích vừa đủ để xay bột.
  • Một ly nước ấm

Xay bột cho bé gạo dạng khô

Xay bột cho bé gạo dạng khô

Các bước thực hiện: 

  • Vo sạch gạo và ngâm gạo trong nước ấm khoảng 20 – 30 phút để gạo mềm. 
  • Vớt gạo ra, để ráo nước và cho lên chảo rang đến khi thấy gạo hơi ngả màu là có thể tắt bếp. Lưu ý, đảo đều tay để tránh gạo bị cháy hoặc chín không đều. 
  • Cho gạo đã rang vào máy xay, xay mịn khoảng 2 – 4 phút. 
  • Dùng rây để loại bỏ các hạt chưa mịn, chỉ lấy bột đã được mịn và bảo quản trong lọ kín. 

Cách xay bột gạo cho bé ăn dặm dạng ướt

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • 1 chén gạo tẻ loại thơm ngon
  • Muối tinh
  • Máy xay
  • Rây lọc và bao vải lọc

Xay bột gạo cho bé dạng ướt

Xay bột gạo cho bé dạng ướt

Các bước thực hiện: ‘

  • Vo sạch gạo, đảm bảo gạo không còn lẫn tạp chất, ngâm gạo qua đêm với dung dịch nước muối pha loãng. 
  • Sáng hôm sau, vớt gạo, rửa sạch lại với nước và tiếp tục đổ nước ngập bề mặt gạo. 
  • Đổ từ từ gạo vào máy xay, xay nhuyễn. Mẹ có thể xay 2 lần để đảm bảo bột gạo được mịn. 
  • Dùng bao vải lọc, lọc gạo đã xay để đảm bảo bột được nhuyễn và mịn. 
  • Cho bột gạo ra đĩa để phơi khô, tùy vào thời tiết mẹ có thể phơi 2 – 3 nắng để bột khô, không bị ẩm ướt. 
  • Bảo quản bột gạo bằng hũ thủy tinh có nắp đậy kín. 

Mách mẹ mẹo nấu bột gạo thêm thơm ngon

Nấu bột gạo cho bé ăn dặm là cả một quá trình mẹ nghiên cứu và tiến hành chế biến. Cách xay bột gạo cho bé ăn dặm đòi hỏi rất nhiều thời gian và sự khéo léo, tỉ mỉ của mẹ. Chế biến món ăn dặm từ bột gạo sẽ thật đơn giản và nhanh chóng khi mẹ biết các mẹo dưới đây: 

  • Kết hợp với bột gạo với các thực phẩm phù hợp chẳng hạn như cá, thịt, rau, củ,… để kích thích vị giác của trẻ, giúp trẻ làm quen với nhiều nguyên liệu khác nhau. 
  • Hòa bột gạo với nước và một lượng vừa đủ thịt/cá xay nhuyễn. Đây là cách xay bột gạo cho bé ăn dặm được rất nhiều mẹ lựa chọn. 
  • Khi đun hỗn hợp cần để lửa to, khuấy đều tay để bột gạo chín đều. 
  • Một số sự kết hợp hoàn hảo giữa bột gạo và thực phẩm khác mà mẹ có thể tham khảo như: bột gạo với bí đỏ, bột gạo với ức gà, bột gạo với khoai mỡ, bột gạo với thịt cua,… 

Bột gạo kết hợp với các nguyên liệu rau củ, thịt cá

Bột gạo kết hợp với các nguyên liệu rau củ, thịt cá

Cách xay bột gạo cho bé ăn dặm đảm bảo dinh dưỡng tại nhà cho bé là phương pháp chăm con được nhiều mẹ lựa chọn. Mong rằng những chia sẻ trên đây của Burine sẽ hữu ích với các mẹ. Nếu những mẹ bận rộn không có nhiều thời gian để tự xay bột ăn dặm cho con thì hãy liên hệ đến Burine để được nhân viên tư vấn các sản phẩm ăn dặm dinh dưỡng cho bé và tiện lợi cho mẹ. 

Bài Viết Liên Quan

23/05/2024

Bé biếng ăn là một trong những vấn đề dinh dưỡng mà ba mẹ thường gặp phải và lo lắng. Để khắc phục tình trạng này, các bậc phụ huynh cần nắm rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp. Burine sẽ chia sẻ thực đơn cho bé 10 tháng biếng ăn trong bài viết dưới đây. Tổng quan về nhu cầu dinh dưỡng của bé 10 tháng tuổi...

Xem thêm...

23/05/2024

Ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng là một trong những phương pháp chăm sóc bé được các bậc phụ huynh quan tâm và ưa chuộng. Hãy cùng Burine khám phá cách xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6-7 tháng tuổi trong bài viết dưới đây. Trong giai đoạn 6 tháng tuổi, việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé...

Xem thêm...

12/04/2024

Mùa hè nóng bức, bé bị nóng trong người gây nổi mẩn đỏ và cảm giác ngứa ngáy là nỗi lo lớn của ba mẹ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích và những biện pháp giúp mẹ cải thiện tình trạng này trong mùa nắng nóng. Nguyên nhân khiến trẻ bị nóng trong người – Ăn ít chất xơ hoặc uống quá...

Xem thêm...