Cách chữa nhiệt miệng cho bé tại nhà hiệu quả, mẹ đã biết chưa?

09/06/2022

Nhiệt miệng có tên gọi khoa học là Aphthous Ulcer – một loại bệnh lý gây ra các vết viêm, loét ở môi, bên trong má hoặc nướu. Nhiệt miệng gây ra nhiều bất tiện trong ăn uống và khiến bé quấy khóc, khó chịu. Do đó, tìm hiểu cách chữa nhiệt miệng cho bé là điều vô cùng quan trọng đối với những ba mẹ có con đang gặp tình trạng này.

Các triệu chứng giúp mẹ nhận biết bé bị nhiệt miệng

Để kịp thời phát hiện và chữa nhiệt miệng cho bé, ba mẹ cần lưu ý những triệu chứng sau:

  • Trong miệng, trên nướu răng hoặc lưỡi của bé xuất hiện những vết loét. Các vết loét này sưng mủ trắng, có viền đỏ xung quanh và gây đau đớn khi chạm phải.
  • Bé bị sốt đột ngột, đi kèm với những mụn trắng nhỏ trong miệng.
  • Nướu răng bị sưng, mưng mủ.
  • Miệng đi đau nhức, không thể ăn uống khiến bé uể oải, thiếu sức sống.
  • Có những vết bỏng rộp ở má trong.

nhiệt miệng ở bé

Triệu chứng nhiệt miệng ở bé: Xuất hiện đốm loét trên nướu, má trong, lưỡi

Các phương pháp chữa nhiệt miệng cho bé tại nhà hiệu quả

Mặc dù vấn đề nhiệt miệng không quá nghiêm trọng nhưng vẫn cần phải xử lý nhanh chóng. Nếu bị nhiệt miệng lâu ngày, trẻ sẽ không thể ăn, uống, khiến sức khỏe cơ thể trở nên yếu ớt, dễ bị tác động bởi các virus gây bệnh.

Do đó, Burine xin “mách nhỏ” ba mẹ cách chữa nhiệt miệng vô cùng hiệu quả tại nhà, với những nguyên liệu đơn giản, dễ tìm.

Chữa nhiệt miệng cho bé an toàn bằng dầu dừa

Trong dầu dừa có chứa Axit Lauric với công dụng giảm đau, giảm sưng,… giúp bé không còn bị khó chịu. Cách dùng như sau:

  • Cho bé ngậm hoặc thoa dầu dừa vào vết loét. Tuy nhiên, nếu bé còn quá nhỏ, không biết ngậm thì ba mẹ nên dùng phương pháp thứ 2.
  • Thoa mỗi ngày khoảng 2 đến 3 lần vào buổi sáng, xế chiều và trước khi đi ngủ. Mỗi lần thoa đều phải dùng đầu bông gòn massage nhẹ trong 30 giây. 
  • Nên thực hiện sau khi bé đã ăn và vệ sinh răng miệng xong.
  • Thoa đều đặn cho đến khi vết thương lành hẳn.

Dầu dừa là một nguyên liệu thiên nhiên 100%, do đó, ba mẹ không cần lo lắng con yêu sẽ gặp nguy hiểm khi nuốt phải.

Tuy nhiên, việc chữa nhiệt miệng cho bé bằng dầu dừa chỉ có hiệu quả rõ rệt đối với những vết loét nhẹ, nhỏ. Nếu tình trạng của con đã quá nghiêm trọng thì ba mẹ nên đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị.

Dầu dừa - Nguyên liệu thiên nhiên có thể chữa nhiệt miệng cho bé

Dầu dừa – Nguyên liệu thiên nhiên có thể chữa nhiệt miệng cho bé

Dùng baking soda để chữa nhiệt miệng cho bé

Baking Soda còn được gọi là “thuốc muối” hay “muối nở”, với thành phần chính là muối NaHCO3. Baking Soda có màu trắng, vị mặn, hút nước tốt, có thể sử dụng với nhiều mục đích từ nấu ăn, làm đẹp đến chữa nhiệt miệng cho bé.

Loại muối này có tác dụng chống lại tình trạng phá hủy mô gây viêm nha chu bởi một số chủng loại vi khuẩn. Cách làm như sau:

  • Hòa tan 1 thìa cà phê Baking Soda với 100ml nước lọc.
  • Dùng tăm bông thấm nước chấm lên các vết nhiệt miệng của bé. Nếu con đã biết cách ngậm nước thì có thể áp dụng hình thức này.

Khi vừa cho Baking Soda chạm vào vết loét, có thể bé sẽ khó chịu và cảm thấy đau rát. Tuy nhiên, đây là cách diệt khuẩn hữu hiệu và chữa nhiệt miệng cho bé nhanh chóng nhất. Chỉ cần thực hiện khoảng 4 – 6 lần 1 ngày thì chỉ trong vòng 2 ngày là nhiệt miệng sẽ biến mất.

Baking Soda có thể chữa nhiệt miệng cho bé trong 2 ngày

Baking Soda có thể chữa nhiệt miệng cho bé trong 2 ngày

Chữa nhiệt miệng cho bé bằng bột sắn dây

Bột sắn dây được chiết xuất bằng cách tinh lọc từ củ sắn dây. Đây là một loại thực phẩm thơm, ngon, rất được ưa chuộng để làm chè, nước uống giải nhiệt. Theo Đông Y, loại bột này có tính bình, dễ dàng đi vào tỳ, vị, bàng quang, phổi để thực hiện chức năng giải độc, khắc phục tình trạng cảm, sốt, nhức đầu và chữa nhiệt miệng cho bé.

Ngoài ra, bột sắn dây còn là nguyên liệu giúp chữa nhiệt miệng cho bé một cách an toàn. Cách thực hiện như sau:

  • Pha loãng 10 – 15g bột sắn dây với nước nóng, sau đó để nguội.
  • Uống nước sắn dây 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và chiều tối.
  • Sử dụng liên tục cho đến khi nhiệt miệng khỏi hẳn.

>> Lưu ý: Ba mẹ tuyệt đối không nên cho thêm đường vào nước bột sắn dây vì có thể làm con bị sâu răng, khiến tình trạng viêm của bé nặng hơn.

Phương pháp chữa nhiệt miệng cho bé bằng bột săn dây tương đối lâu vì không tác động trực tiếp đến vết loét, mà tập trung vào giải nhiệt cơ thể, giúp chữa trị bệnh lý từ bên trong.

Uống canh bột sắn dây pha loãng giúp giải nhiệt, điều trị tình trạng nóng trong người gây nhiệt miệng ở bé

Uống canh bột sắn dây pha loãng giúp giải nhiệt, điều trị tình trạng nóng trong người gây nhiệt miệng ở bé

Dùng mật ong để chữa nhiệt miệng cho bé

Không chỉ thơm, ngọt, hấp dẫn mà bên trong mật ong còn có chứa Hydroperoxide – một chất hợp chất hóa học có khả năng kháng khuẩn, khử trùng. Thực tế, Hydroperoxide là hợp chất của nước oxy già. Tuy nhiên, ba mẹ không cần lo lắng vì lượng Hydroperoxide trong mật ong tương đối ít, chỉ đủ để sát khuẩn nhẹ nhàng chứ không gây nguy hiểm cho bé.

Ngoài ra, mật ong còn có khả năng kháng khuẩn và tái tạo lại mô. Cùng với nguồn dưỡng chất đồi dào như kẽm, sắt, Kali,… mật ong chắc chắn là nguyên liệu an toàn và dễ sử dụng để chữa nhiệt miệng cho bé. Cách làm như sau:

  • Bôi trực tiếp mật ong lên vết loét bằng tăm bông, sau đó massage nhiều lần để thấm sâu vào vết thương.
  • Giữ nguyên mật ong trong vòng 5 phút và không được nuốt.
  • Thực liên tục trong vòng 10 ngày, mỗi ngày từ 2 – 3 lần.

Mật ong - Nguyên liệu chữa nhiệt miệng an toàn, dễ làm

Mật ong – Nguyên liệu chữa nhiệt miệng an toàn, dễ làm

Sử dụng bột nghệ

Bột nghệ là một chế phẩm đặc biệt với hoạt chất chính là Curcumin. Bột nghệ có tính bình, vị cay đắng với tác dụng hoạt huyết, làm giảm đau, trị nhọt, sưng viêm. Thông thường, bột nghệ được sử dụng cùng với mật ong để chữa nhiệt miệng cho bé.

  • Trộn đều mật ong với tinh bột nghệ với tỷ lệ gấp 4 lần.
  • Dùng tăm bông chấm hỗn hợp vừa thu được, sau đó thoa vào vùng bị loét.
  • Massage nhẹ nhàng trong vòng 1 phút, sau đó rửa lại với nước sạch.
  • Bôi tương tự từ 2 – 3 lần mỗi ngày cho đến khi con yêu khỏi hẳn.

Ba mẹ có thể pha sẵn hỗn hợp bột nghệ trộn mật ong và cất trữ trong tủ lạnh để dùng lâu dài.

Bột nghệ trộn mật ong

Bột nghệ trộn mật ong – Cách chữa nhiệt miệng cho bé an toàn, hiệu quả

Cho bé uống nhiều nước

Ngoài tìm kiếm các nguyên liệu tự nhiên, ba mẹ cũng đừng quen một thói quen quan trọng để chữa nhiệt miệng cho bé: Uống nhiều nước.

Nhiệt miệng là một dấu hiệu cảnh báo bé đang bị nóng trong người, do đó, việc uống nước để cân bằng nhiệt, thanh lọc cơ thể là điều vô cùng hợp lý. Theo Đông Y, mỗi ngày bé nên uống từ 8 đến 10 cốc nước. Thói quen này phải được thực hiện thường xuyên chứ không nên chỉ uống nhiều nước khi bị nhiệt miệng.

Bên cạnh nước lọc, ba mẹ cũng có thể cho bé uống các loại trà cốm hoa quả, nước giải khát thanh mát để chữa trị tình trạng này.

Bé nên uống 8 đến 10 cốc nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể

Bé nên uống 8 đến 10 cốc nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể

>> Xem thêm: Nếu bé không chịu uống nước phải làm sao?

Những điều mẹ cần lưu ý để phòng ngừa nhiệt miệng cho bé

Mặc dù nhiệt miệng có thể nhanh chóng được chữa khỏi nhờ những phương pháp tại nhà như trên, nhưng ba mẹ vẫn phải phòng ngừa từ trước, tránh để con mắc phải tình trạng này.

  • Nên thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho con.
  • Thường xuyên cho bé súc miệng bằng muối, nước ấm.
  • Sau khi uống xong các loại nước giải khát, nên cho bé tráng miệng bằng nước lọc để bào vệ răng miệng của con yêu.
  • Cần đánh răng nhẹ nhàng, tránh tạo nên những vết trầy xước bên trong miệng của bé. Đây chính là “điểm sơ hở”, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Nên mua bàn chải loại mềm, mịn cho bé.
  • Khi đánh răng, ba mẹ nên chú ý vệ sinh cả phần nướu và lưỡi trong khoang miệng của bé.
  • Không nên để con vừa ăn vừa nói chuyện, chạy giỡn vì bé có thể tự cắn vào má trong, gây nên tình trạng đọng máu, mưng mủ.
  • Có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ khoáng chất và các vitamin. Tránh cho con ăn nhiều dầu, mõ,…
  • Thời tiết nắng nóng mùa hè khiến bé dễ bị nhiệt miệng. Do đó, ba mẹ nên chuẩn bị sẵn các loại trái cây, trà cốm hoa quả, rau xanh,… trong thực đơn để giải nhiệt cho bé.

Tập cho bé thói quen vệ sinh răng miệng

Tập cho bé thói quen vệ sinh để tránh tình trạng nhiệt miệng

Có trà cốm Burine – bé không lo nhiệt miệng

Trà cốm Burine là một dòng sản phẩm nước giải giát thơm ngon, an toàn, giàu vitamin C và các khoáng chất tốt cho bé. Tùy theo từng loại trà mà bé có thể sử dụng trà cốm Burine khi đủ 4, 6 hoặc 8 tháng tuổi. Sản phẩm có vị ngọt tự nhiên, không hề chứa các chất hóa học, bảo quản, gluten, phẩm màu,… gây hại cho sức khỏe của con yêu – đạt được chứng nhận EU về chất lượng và an toàn.

Sản phẩm hiện có 7 loại với các hương vị từ hoa, quả tự nhiên, thơm, ngọt:

Các sản phẩm trà hoa quả Burine

Các sản phẩm trà cốm hoa quả với nhiều hương vị thơm, ngon tại Burine

>> Sau khi cho bé uống trà cốm Burine, ba mẹ vẫn nên cho bé uống tráng thêm nước để giúp bảo vệ men răng của bé nhé!

Việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bé yêu là vô cùng quan trọng, giúp con thoải mái sinh hoạt, ăn ngoan và phát triển khôn lớn. Ngoài những phương pháp chữa trị tại nhà, ba mẹ hãy nhớ mua ngay uống trà cốm hoa quả Burine để tăng sức đề kháng, phòng ngừa các vấn đề răng miệng cho con nhé! – Đặt hàng ngay tại Burine.vn!

Bài Viết Liên Quan

21/10/2024

Việc bé bú ti mẹ song song với bú bình là một lựa chọn phổ biến mà nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng để linh hoạt hơn trong quá trình chăm sóc con. Đây là cách giúp bé vẫn nhận được dinh dưỡng từ sữa mẹ nhưng mẹ cũng có thêm thời gian cho công việc và những hoạt động cá nhân. Tuy nhiên, việc áp dụng thành công phương...

Xem thêm...

23/05/2024

Bé biếng ăn là một trong những vấn đề dinh dưỡng mà ba mẹ thường gặp phải và lo lắng. Để khắc phục tình trạng này, các bậc phụ huynh cần nắm rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp. Burine sẽ chia sẻ thực đơn cho bé 10 tháng biếng ăn trong bài viết dưới đây. Tổng quan về nhu cầu dinh dưỡng của bé 10 tháng tuổi...

Xem thêm...

23/05/2024

Ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng là một trong những phương pháp chăm sóc bé được các bậc phụ huynh quan tâm và ưa chuộng. Hãy cùng Burine khám phá cách xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6-7 tháng tuổi trong bài viết dưới đây. Trong giai đoạn 6 tháng tuổi, việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé...

Xem thêm...