CÁCH CHĂM SÓC TẠI NHÀ KHI TRẺ MẮC COVID

17/05/2023

Hiện nay, số trẻ mắc covid đang có xu hướng tăng trở lại nguyên nhân có thể do miễn dịch cộng đồng đang giảm xuống. Vậy ba mẹ đã biết cách chăm sóc bé tại nhà khi bé bị mắc covid chưa? Hãy cùng Burine tham khảo bài viết dưới đây nhé:

1. Khi nào nghi ngờ trẻ bị mắc covid

Khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính có các biểu hiện sốt kèm các triệu chứng về hô hấp: ho, khó thở, đau họng,.. sau khi tiếp xúc với các nguồn có nguy cơ nhiễm covid như:

  • Đi qua vùng dịch tễ có ghi nhận các ca nhiễm covid trong vòng 14 ngày
  • Tiếp xúc gần với những người có nguy cơ hoặc nhiễm covid trong vòng 14 ngày
  • Trẻ xét nghiệm có dương tính với covid
  • Khi gặp các trường hợp trên ba mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nên tự điều trị tại nhà hay nên đến các cơ sở y tế để chữa trị kịp thời cho bé.

2. Dấu hiệu trẻ mắc covid

Thông thường thời gian ủ bệnh khi nhiễm covid-19 là từ 2 – 14 ngày. Khi phát bệnh bé thường có các dấu hiệu mắc covid như: sốt, mệt mỏi, đau đầu, ho khan, nghẹt mũi, đau họng, nôn, tiêu chảy,…Tuy nhiên một số trẻ khi mắc covid-19 không có dấu hiệu gì.
Một số triệu chứng khác ít phổ biến: tổn thương da, rối loạn nhịp tim, tổn thương thận cấp, viêm thanh mạc, gan to, viêm gan, bệnh não,…

3. Trẻ mắc covid cần đưa đi viện không

Khi bé mắc covid, ba mẹ cần bình tĩnh xem xét mức độ bệnh. Nếu bé bị nhẹ và không có nguy cơ diễn tiến bệnh phức tạp thì ba mẹ có thể tự chăm sóc trẻ mắc covid tại nhà.
Nếu trẻ có những biểu hiện sau đây cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời:

  • Thở nhanh;
  • Khó thở, cánh mũi phập phồng;
  • Rút lõm lồng ngực;
  • Li bì, lờ đờ, bỏ bú/ăn uống;
  • Tím tái môi đầu chi;
  • SpO2 < 95%.

Ngoài ra, với 8 triệu chứng sau đây của trẻ, gia đình cần báo ngay cho nhân viên y tế:

  • Sốt > 38 độ C;
  • Đau rát họng, ho;
  • Tiêu chảy;
  • Trẻ mệt, không chịu chơi;
  • Tức ngực;
  • Cảm giác khó thở;
  • SpO2 < 96%;
  • Ăn/bú kém.

4. Cách chăm sóc trẻ mắc covid tại nhà

Ba mẹ cần ở bên cạnh và theo dõi liên tục để có biện pháp kịp thời khi con có dấu hiệu bất thường. Cố gắng tạo không khí vui vẻ và động viên con để con nhanh khỏe hơn.

Khi bé bị sốt: Khi bé bị sốt trên 38,5 độ mẹ cần báo ngay cho cơ quan y tế, sau đó cho trẻ dùng Paracetamol hạ sốt liều 10 – 15mg/kg/lần, khoảng cách giữa mỗi lần dùng thuốc hạ sốt là 4 – 6 giờ, không vượt quá tổng liều là 60mg/kg/ngày. Tuy nhiên ba mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để điều trị phù hợp với thể trạng của bé. Liên tục theo dõi thân nhiệt của bé đến khi nhiệt độ hạ về mức bình thường và bổ sung điện giải và các loại nước có tính mát giúp bé nhanh hạ nhiệt hơn.
Khi bé bị ho: Một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ mắc covid là bé thường bị ho. Khi bé bị ho, mẹ nên:

  • Đảm bảo vệ sinh mũi họng của bé bằng cách vệ sinh mũi họng cho bé 3 lần/ ngày
  • Giữ ấm cho bé, đặc biệt luôn giữ ấm vùng cổ và mặt bé, tránh đưa bé đến những nơi có gió to, lạnh,…
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng thuốc ho cho bé
  • Cho bé bổ sung các loại nước chứa nhiều vitamin C vừa tăng cường sức đề kháng vừa long đờm hiệu quả.

Khi bé bị tiêu chảy: Tiêu chảy là một trong những triệu chứng phổ biến ở trẻ nhỏ khi bé mắc covid. Tùy vào thể trạng từng bé mà mỗi bé có mức độ tiêu chảy khác nhau. Khi bé bị tiêu chảy, mẹ nên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và đặc biệt là bổ sung nước cho bé.
Tạo tâm lý vui vẻ cho trẻ: Khi trẻ nhiễm covid, ba mẹ cần bình tĩnh an ủi, tạo không khi vui vẻ, động viên con để con quên đi mệt mỏi. Tránh căng thẳng khiến bé sợ hãi. Mẹ có thể lập thời gian biểu cho con trong thời gian bị covid để bé có lối sinh hoạt khoa học hơn.
Bổ sung các loại nước giàu vitamin C: Trà cốm Burine với chiết xuất từ hoa quả tươi giàu vitamin C. Giúp bé thanh lọc cơ thể, hỗ trợ giảm các triệu chứng ho, sốt, tiêu chảy, sôi bụng ở trẻ nhỏ. Trà cốm Burine được nhập khẩu từ châu u an toàn cho trẻ nhỏ.với tiêu chuẩn 4 không: Không chứa chất tạo màu nhân tạo, không chất bảo quản, không chứa Gluten, không chứa thành phần biến đổi gen.

5. Những dấu hiệu mẹ cần đưa con đi cấp cứu ngay

Nhịp thở của trẻ nhanh hơn bình thường:
Khi trẻ không khóc nhưng nhịp thở của trẻ có các dấu hiệu sau thì mẹ cần đưa con đến ngay các cơ sở y tế:
+ Trẻ ở độ tuổi 1 – 5: ≥ 40 lần/phút.
+ Trẻ ở độ tuổi 6 – 12: ≥ 30 lần/phút.
+ Trẻ độ tuổi trên 12: ≥ 20 lần/phút.

  • Lồng ngực bị rút lõm.
  • Cánh mũi thở phập phồng.
  • Trẻ quấy khóc, bỏ ăn, sốt li bì, bỏ bú, lờ đờ.
  • Có hiện tượng tím tái ở đầu chân tay, môi.
  • Chỉ số SpO2 < 95%.

Thông thường trẻ sẽ khỏi bệnh trong 1 -2 tuần nếu được điều trị tại nhà đúng cách. Ba mẹ không nên lạm dụng các loại thuốc điều trị mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có liều lượng phù hợp cho trẻ. Khi trẻ gặp các dấu hiệu bất thường, mẹ tuyệt đối không tự ý điều trị mà cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để được khám và chữa bệnh kịp thời.

Khi ba mẹ chăm sóc cho con cần để ý và có các biện pháp bảo vệ để tránh lây lan nhiễm chéo, ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt những trẻ có bệnh lý nền như: tim mạch, sinh non, suy giảm hệ miễn dịch mẹ cần theo dõi sát sao và đưa bé đến cơ sở y tế ngay khi có biểu hiện lạ.

Thông thường trẻ mắc covid không nguy hiểm tới tính mạng. Chỉ có 1-2% trẻ bị tử vong do có các bệnh nền như: tim mạch, suy hô hấp, … Trẻ thường tự hồi phục sức khỏe sau 1-2 tuần điều trị nên ba mẹ đừng quá lo lắng nhé.

Bài Viết Liên Quan

23/05/2024

Bé biếng ăn là một trong những vấn đề dinh dưỡng mà ba mẹ thường gặp phải và lo lắng. Để khắc phục tình trạng này, các bậc phụ huynh cần nắm rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp. Burine sẽ chia sẻ thực đơn cho bé 10 tháng biếng ăn trong bài viết dưới đây. Tổng quan về nhu cầu dinh dưỡng của bé 10 tháng tuổi...

Xem thêm...

23/05/2024

Ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng là một trong những phương pháp chăm sóc bé được các bậc phụ huynh quan tâm và ưa chuộng. Hãy cùng Burine khám phá cách xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6-7 tháng tuổi trong bài viết dưới đây. Trong giai đoạn 6 tháng tuổi, việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé...

Xem thêm...

12/04/2024

Mùa hè nóng bức, bé bị nóng trong người gây nổi mẩn đỏ và cảm giác ngứa ngáy là nỗi lo lớn của ba mẹ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích và những biện pháp giúp mẹ cải thiện tình trạng này trong mùa nắng nóng. Nguyên nhân khiến trẻ bị nóng trong người – Ăn ít chất xơ hoặc uống quá...

Xem thêm...