Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc răng miệng cho bé – nền tảng cho hàm răng chắc khỏe

11/05/2022

Răng, miệng là bộ phận tiếp nhận thức ăn trong quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng vào cơ thể. Do đó, chăm sóc răng miệng cho trẻ là một vấn đề vô cùng quan trọng cho sự phát triển của con. Bên cạnh việc giúp con có một hàm răng chắc, khỏe, chăm sóc răng miệng đúng cách còn cho con một nụ cười thật xinh, giúp con tự tin khi giao tiếp.

Sự phát triển răng của trẻ khi tròn 2 tuổi

Tùy từng trẻ mà quá trình phát triển răng sẽ khác nhau, có vài bé sẽ mọc răng nhanh trong khi một số bé mọc chậm hơn. Nhìn chung, các giai đoạn mọc răng thông thường của bé như sau:

  • Vào khoảng 6 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu mọc răng cửa. Đầu tiên là 2 chiếc răng cửa dưới, 2 chiếc răng bé xinh này cùng phát triển với nhau. Sau đó, 2 chiếc răng cửa trên cũng sẽ mọc từ từ và hoàn tất chân răng lúc bé khoảng 1 tuổi rưỡi.
  • Từ năm 1 đến 2 tuổi, bé bắt đầu mọc thêm 4 chiếc răng cửa bên.
  • Tiếp sau đó, những chiếc răng nanh be bé sẽ mọc lên và hoàn tất chân răng vào lúc trẻ 3 tuổi.

Giai đoạn 30 tháng tuổi, trong miệng bé đã có đầy đủ 20 chiếc răng sữa. Khoảng 5 đến 6 tuổi, bé sẽ bắt đầu thay răng. Những chiếc răng sữa mỏng, nhỏ được thay bằng răng vĩnh viễn cứng cáp hơn. Mặc dù chỉ là răng tạm thời nhưng răng sữa rất quan trọng với bé: giúp bé nhai thức ăn, phát âm rõ ràng và giúp giữ vị trí cho răng vĩnh viễn mọc đúng chỗ.

Dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng cho trẻ là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình phát triển răng của bé. Từ khi còn trong bào thai, chế độ ăn uống của người mẹ đã ảnh hưởng rất nhiều đến cấu tạo của răng, xương cho con. Khi bé lớn hơn một chút, việc chăm sóc răng miệng cho trẻ cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình cấu tạo nướu và răng. Do đó, phụ huynh cần quan tâm việc vệ sinh răng miệng cho bé để tránh xảy ra tình trạng sâu răng và cung cấp sản phẩm giúp xương, răng của con chắc khỏe.

Hàm răng sữa của trẻ em

Hàm răng sữa của trẻ em

Nguyên nhân của tình trạng sâu răng ở trẻ 2 tuổi

Sâu răng là tình trạng các lỗ hổng xuất hiện trên bề mặt và bên trong răng. Tình trạng này gây đau buốt, khó chịu khi ăn và làm suy yếu răng. Nếu không điều trị kịp thời, các lỗ sâu này sẽ lan rộng sang những chiếc răng khác, nguy hiểm hơn là có thể làm mất răng, tiêu xương quanh răng.

Sâu răng là bệnh lý xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, giai đoạn 2 tuổi là khoảng thời gian bé dễ gặp các bệnh về răng nhất. Các nguyên nhân gây sâu răng cho bé 2 tuổi bao gồm:

  • Do di truyền từ ba mẹ.
  • Do trẻ bị thiếu Canxi.
  • Trẻ ăn nhiều các thực phẩm chứa đường (kẹo, nước ngọt, chocolate,…) và uống thuốc kháng sinh quá nhiều.
  • Việc chăm sóc răng miệng cho trẻ không được thực hiện kỹ càng. 

Thực tế, những chiếc răng sữa của bé nếu bị sâu ở mức độ nhẹ thì có thể không cần điều trị. Nếu bé bị sâu răng bề mặt thì ba mẹ nên quan tâm, giúp con đánh răng và dùng tăm bông nhẹ nhàng làm sạch các lỗ sâu. Nếu răng sâu đã bị tàn phá nặng nề, gây đau nhức thì nên đưa con đến nha sĩ để nhổ bỏ. 

Dù răng sữa sẽ rụng khi trẻ khoảng 6 tuổi nhưng việc bị sâu cũng không hề tốt cho bé yêu xíu nào. Do đó, việc ba mẹ cần làm trong giai đoạn này vẫn là chăm sóc răng miệng cho trẻ thật chu đáo.

Ăn kẹo khiến bé dễ bị sâu răng

Ăn kẹo khiến bé dễ bị sâu răng

Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ

Ba mẹ nên bắt đầu thói quen chăm sóc răng miệng cho trẻ ngay từ khi con mới mọc chiếc răng sữa đầu tiên. Mỗi ngày, bé cần được làm sạch răng 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Đặc biệt, vào buổi tối, việc chăm sóc răng miệng cho trẻ cần phải được thực hiện thật kỹ lưỡng nếu không vi khuẩn sẽ dễ dàng làm hại răng bé trong lúc ngủ. 

Cách vệ sinh, chăm sóc răng miệng cho trẻ như sau:

  • Khi bé chỉ mới mọc chiếc răng sữa đầu tiên, nên dùng gạc mềm thấm nước ấm hoặc nước muối pha loãng để cọ nhẹ nhàng răng và lưỡi cho bé.
  • Giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi, bé mọc nhiều răng hơn và tập ăn được nhiều loại thực phẩm. Lúc này, nên chọn loại bàn chải, kem đánh răng phù hợp để đánh răng cho bé.
  • Khi bé được 3 đến 6 tuổi, có thể tập cách tự chăm sóc răng miệng cho trẻ. ba mẹ nên quan sát lúc bé đánh răng và kiểm tra xem răng con đã sạch hay chưa.
  • Khi con đã lớn và quen với việc tự đánh răng thì thỉnh thoảng ba mẹ vẫn nên quan sát, kiểm tra tình trạng răng của con.

Thực tế, có rất nhiều bé không thích đánh răng. Nếu không có sự giám sát của bậc phụ huynh, các bé thường quên thực hiện hoặc thực hiện một cách qua loa. Do đó, cần tạo thói quen chăm sóc răng miệng cho trẻ qua những mẹo sau đây:

  • Lập thời gian biểu đánh răng, tạo cho bé thói quen phải đánh răng trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy..
  • Vừa đánh răng, mẹ nên vừa chú ý quan sát xem con có thoải mái hay không. Nếu con chống đối, quấy khóc không chịu đánh răng thì phải dỗ dành con nhẹ nhàng, không nên nổi nóng, gây ra nỗi sợ hãi trong việc chăm sóc răng miệng cho trẻ. 
  • Ba mẹ không nên đánh răng cho con quá lâu, nếu không có thể bé sẽ mất kiên nhẫn và không hợp tác đánh răng nữa.
  • Để con hứng thú và chủ động trong việc đánh răng, nên tạo không khí thật vui vẻ khi đánh răng. Mẹ có thể kể chuyện cho bé nghe, thủ thỉ cho bé những tác hại về sâu răng, cho bé xem các video, chơi trò chơi giả làm nha sĩ,…

Cứ mỗi 3 đến 6 tháng, phụ huynh nên đưa con đi khám răng định kỳ. Đặc biệt, nếu con có dấu hiệu bất thường khi ăn, thường xuyên ôm mặt hoặc than đau răng thì phải đưa con đến nha sĩ ngay.

Bên cạnh đó, các bé cũng cần được bổ sung các khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, Crom, vitamin C, Selen,… Việc bổ sung các chất này không chỉ giúp răng bé chắc khỏe mà còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, cải thiện tình trạng biếng ăn ở con.

Mẹ tập đánh răng cho bé

Mẹ tập đánh răng cho bé

Trà cốm hoa tầm xuân việt quất Burine – hỗ trợ xương răng chắc khỏe cho bé

Trà cốm hoa tầm xuân việt quất Burine là một trong những dòng sản phẩm trà cốm được nhiều bé ưa thích. Đây là một dạng thức uống hòa tan, thanh mát và có hương thơm nhẹ nhàng, không hề chứa các chất hóa học gây hại cho bé. Ngoài ra, trà cốm hoa quả Burine không chỉ là món khoái khẩu của các bé mà còn khiến nhiều ba mẹ phải “mê li” loại thức uống ngon lành này.

Các thành phần dinh dưỡng có trong trà cốm hoa tầm xuân việt quất Burine bao gồm: Glucose, Maltodextrin, chiết xuất tầm xuân 1,7%, hương việt quất tự nhiên, chiết xuất việt quất 0,4%, vitamin C. Đặc biệt, trong loại thức uống này không chứa GMO, Gluten, chất bảo quản hay chất tạo màu nhân tạo, vô cùng an toàn cho trẻ.

Trà cốm hoa tầm xuân việt quất Burine có các công dụng như sau:

  • Giải quyết vấn đề lười uống nước ở bé. Vị thơm, ngọt dịu trong trà cốm hòa tan sẽ khiến bé chăm chỉ uống nước hơn, hỗ trợ tốt hơn trong việc làm sạch răng, miệng.
  • Giàu vitamin C, tăng sức đề kháng cho cơ thể cho bé. Ngoài ra, chất chống oxy hóa trong vitamin C còn giúp làm mát và thanh lọc cơ thể, giúp điều trị vết thương, làm chắc chân răng vô cùng tốt.
  • Giảm ho, điều trị viêm họng.
  • Giúp cho răng và xương của bé chắc khỏe, góp phần chăm sóc răng miệng cho trẻ tốt hơn.

Dòng sản phẩm này vô cùng tiện lợi khi pha chế, chỉ cần hòa tan trong nước nóng (khoảng 40℃) và khuấy đều là có thể dùng được. Ba mẹ có thể yên tâm về chất lượng của trà cốm hoa tầm xuân việt quất Burine bởi sản phẩm được xác nhận đạt tiêu chuẩn EU. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng bé dưới 4 tháng tuổi không được dùng sản phẩm này. Sau khi cho bé uống trà cốm Burine, ba mẹ vẫn nên cho bé uống tráng thêm nước để giúp bảo vệ men răng của bé nhé!

Hiện tại, trà cốm hoa quả Burine còn có thêm các hương vị khác như Lê bạc hà, Dâu tây, Mâm xôi, Táo tây, Cam Nam Mỹ. Khách hàng tham khảo tại: https://burine.vn/san-pham/ 

Trà cốm hoa quả Burine với nhiều hương vị

Trà cốm hoa quả Burine với nhiều hương vị

>>> Lưu ý: Sau khi uống trà Burine, ba mẹ vẫn cần tráng miệng cho bé bằng nước để giúp bé hạn chế các vấn đề răng miệng.

Qua bài viết trên, hy vọng rằng ba mẹ đã có thêm những kiến thức bổ ích về chăm sóc răng miệng cho trẻ. Hãy nhớ kiên nhẫn, tạo thói quen đánh răng cho con và đừng quên cho trà cốm hoa quả Burine trở thành một món khoái khẩu trong thực đơn của con mẹ nhé!

Bài Viết Liên Quan

21/10/2024

Việc bé bú ti mẹ song song với bú bình là một lựa chọn phổ biến mà nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng để linh hoạt hơn trong quá trình chăm sóc con. Đây là cách giúp bé vẫn nhận được dinh dưỡng từ sữa mẹ nhưng mẹ cũng có thêm thời gian cho công việc và những hoạt động cá nhân. Tuy nhiên, việc áp dụng thành công phương...

Xem thêm...

23/05/2024

Bé biếng ăn là một trong những vấn đề dinh dưỡng mà ba mẹ thường gặp phải và lo lắng. Để khắc phục tình trạng này, các bậc phụ huynh cần nắm rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp. Burine sẽ chia sẻ thực đơn cho bé 10 tháng biếng ăn trong bài viết dưới đây. Tổng quan về nhu cầu dinh dưỡng của bé 10 tháng tuổi...

Xem thêm...

23/05/2024

Ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng là một trong những phương pháp chăm sóc bé được các bậc phụ huynh quan tâm và ưa chuộng. Hãy cùng Burine khám phá cách xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6-7 tháng tuổi trong bài viết dưới đây. Trong giai đoạn 6 tháng tuổi, việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé...

Xem thêm...