Trẻ trong giai đoạn 6 tháng đầu đời khi ăn dặm thường có các biểu hiện như nôn, trớ, trào ngược. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ thường bị nôn trớ sau khi ăn? Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ trả lời các câu hỏi trên nhé.
Dấu hiệu trẻ bị nôn trớ
Nôn là hiện tượng thức ăn bị áp lực đẩy lên thực quản rồi qua đường miệng tràn ra ngoài. Trớ là từ thường được dùng để nói đến các hiện tượng trẻ nhỏ bị trào ngược dạ dày thực quản, sữa và các thức ăn trào ra miệng của bé. Hiện tượng nôn trớ trào ngược rất phổ biến ở trẻ do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, dạ dày bé nằm ngang rất dễ gây ra hiện tượng nôn trớ khi bú sữa hoặc ăn.
Do hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện
Ở trẻ nhỏ, dạ dày bé còn chưa hoàn thiện và thường nằm ngang chưa có độ cong như người trưởng thành. Cơ thắt tâm vị hoạt động kém khiến cho thức ăn trong dạ dày dễ bị trào ngược ra ngoài, gây ra hiện tượng nôn trớ. Nôn trớ là hiện tượng sinh lí phổ biến ở trẻ nhỏ và hoàn toàn bình thường khi bé vẫn vui vẻ, hoạt động bình thường và thường hết khi bé trên 6 tháng.
Cho bé bú hoặc ăn quá nhiều.
Dạ dày của trẻ rất bé, thông thường dạ dày trẻ mới sinh chứa được 7-13ml/1 lần ăn, dạ dày trẻ từ 1 tháng tuổi chứa được 80-150ml/1 lần ăn, dạ dày trẻ từ 6-12 tháng chứa được 200-250ml/1 lần ăn. Khi mẹ cho con ăn vượt mức thông thường của bé sẽ gây ra hiện tượng nôn trớ. Mẹ có thể chia nhỏ thức ăn thành nhiều bữa để đảm bảo sự tiêu hóa tốt nhất cho dạ dày trẻ nhỏ.
Bệnh liên quan đến đường ruột
Trẻ nhỏ thường mắc một số bệnh về đường ruột như: viêm ruột, lồng ruột, viêm dạ dày… khi mắc các bệnh này, bé thường có các biểu hiện như: sốt, phát ban, đau quặn bụng, quấy khóc…
Đây là những bệnh phổ biến ở trẻ đặc biệt trong giai đoạn dưới 6 tháng, tuy nhiên bố mẹ không nên chủ quan mà cần để ý điều trị cho con và đưa con thăm khám để được chẩn đoán phương pháp điều trị tốt nhất.
Đầy bụng, khó tiêu
Đầy bụng, khó tiêu cũng là một trong số những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nôn trớ ở trẻ. Khi bị đầy bụng, khó tiêu, bé thường có các biểu hiện như:chướng bụng, sờ bụng thấy cứng, đi vệ sinh ít, quấy khóc, lười bú, bú ít,…Thông thường trẻ bị nôn không sốt chính là một trong những dấu hiệu trẻ bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
Ngộ độc thức ăn
Khi trẻ bị nôn trớ liên tục, nôn trớ trong nhiều giờ và trong nhiều ngày thì có thể trẻ đã bị ngộ độc thức ăn. Lúc này, trẻ thường nôn trớ kèm các triệu chứng như: phát ban, sốt, tiêu chảy, co giật. Lúc này bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Bé không dung nạp/ dị ứng đạm sữa bò
Một số trẻ dị ứng với protein sữa bò khiến trẻ khó tiêu hòa. Lúc này, trẻ thường nôn trớ kèm các biểu hiện như đi phân lỏng, đau bụng, dị ứng, tăng cân chậm.. Lúc này mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế để được tư vấn phương pháp điều trị đúng cách.
Vệ sinh chất nôn đúng cách
Khi xảy ra hiện tượng nôn trớ trào ngược, mẹ cần lập tức nghiêng đầu trẻ sang 1 bên để tránh bị sặc khi nôn, sau đó mẹ lau sạch chất nôn trong miệng, họng và mũi trẻ bằng khăn gạc. Tuyệt đối tránh bế xốc trẻ lên khi đang nôn vì sẽ tăng nguy cơ trào chất nôn vào phổi, nguy hiểm đến tính mạng trẻ nhỏ.
Bình tĩnh với trẻ
Khi trẻ nôn trớ rất dễ bị sặc, đặc biệt nếu bố mẹ quát mắng hoặc kích động sẽ dễ khiến con khóc và nôn trớ nhiều hơn. Mẹ nên từ từ nói chuyện để con quên đi, đồng thời kết hợp vuốt ngực và lưng cho trẻ từ trên xuống. Mẹ nên cho bé ngủ để giúp bé dễ chịu hơn vì lúc này dạ dày đang trống rất khó chịu.
Cho bé bú đúng cách
Sau khi nôn trớ, lượng sữa trong dạ dày con còn ít, mẹ nên cho con bú bên trái trước, sau đó chuyển sang bú bên phải. Với cách bú này, sữa sẽ dễ dàng xuống và lưu thông trong dạ dày bé mà không trào ngược ra ngoài.
Mặc quần áo rộng rãi
Khi bé mặc quần áo hay bỉm quá chật khiến thành bụng và dạ dày bị chèn ép gây ra hiện tượng nôn trớ. Mẹ nên lưu ý chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát cho con để con thoải mái vận động.
Giữ tư thế đúng sau khi bé ăn
Khi bú hay ăn xong, Mẹ nên bế cao đầu trong 15-20 phút và vỗ lưng cho ợ hơi rồi mới nằm nghiêng bên trái cho gối hơi cao. Mẹ cần lưu ý vỗ lưng cho tới khi con ợ hơi để đẩy không khí trong dạ dày ra ngoài. Điều này khiến dạ dày con dễ chịu, tránh hiện tượng nôn trớ.
Chú ý đến chế độ dinh dưỡng
Mẹ cần để ý đến dinh dưỡng của con nếu xảy ra hiện tượng nôn trớ. Một trong những nguyên nhân gây ra nôn trớ là do chế độ dinh dưỡng sai cách. Mẹ cần lưu ý xem con có bị dị ứng với món gì không, và các nhóm dinh dưỡng phù hợp trong độ tuổi của con nhé.
Trà cốm Burine vị lê bạc hà chứa nhiều dưỡng chất quan trọng cho trẻ nhỏ, chiết xuất từ lê và bạc hà nhiều vitamin C giúp bé sạch họng, thơm miệng, chống tưa lưỡi. Trà cốm Burine vị lê, bạc hà giúp bé giảm các tình trạng như ho, đau họng, đầy bụng,… Mẹ có thể sử dụng trà cốm Burine hằng ngày cho con để con hạn chế bị nôn trớ.
Nôn trớ là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ nhỏ nhất là trẻ trong giai đoạn dưới 6 tháng.Tuy nhiên, nôn trớ cũng có thể là dấu hiệu trẻ mắc các bệnh lý khác, nếu bé có những dấu hiệu dưới đây bố mẹ nên đưa bé đi khám để được tư vấn cách điều trị phù hợp:
21/10/2024
Việc bé bú ti mẹ song song với bú bình là một lựa chọn phổ biến mà nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng để linh hoạt hơn trong quá trình chăm sóc con. Đây là cách giúp bé vẫn nhận được dinh dưỡng từ sữa mẹ nhưng mẹ cũng có thêm thời gian cho công việc và những hoạt động cá nhân. Tuy nhiên, việc áp dụng thành công phương...
Xem thêm...23/05/2024
Bé biếng ăn là một trong những vấn đề dinh dưỡng mà ba mẹ thường gặp phải và lo lắng. Để khắc phục tình trạng này, các bậc phụ huynh cần nắm rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp. Burine sẽ chia sẻ thực đơn cho bé 10 tháng biếng ăn trong bài viết dưới đây. Tổng quan về nhu cầu dinh dưỡng của bé 10 tháng tuổi...
Xem thêm...23/05/2024
Ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng là một trong những phương pháp chăm sóc bé được các bậc phụ huynh quan tâm và ưa chuộng. Hãy cùng Burine khám phá cách xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6-7 tháng tuổi trong bài viết dưới đây. Trong giai đoạn 6 tháng tuổi, việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé...
Xem thêm...