HƯỚNG DẪN MẸ CÁCH ĂN DẶM KHOA HỌC CHO CON

19/04/2023

 

Nhiều mẹ cảm thấy hoang mang và lo lắng khi con mình bước vào giai đoạn ăn dặm. Mẹ không biết nên chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho con như thế nào? Khi nào nên cho con tập ăn dặm? Dinh dưỡng ăn dặm như thế nào là chuẩn?… Hãy tham khảo bài viết dưới đây để chuẩn bị cho con những bữa ăn thật hoàn hảo nhé các mẹ!

1. Khi nào nên cho con tập ăn dặm

Các mẹ thường băn khoăn không biết mấy tháng nên cho bé tập ăn dặm. Nên bắt đầu ăn dặm cho trẻ từ 4 tháng tuổi hay nên bắt đầu ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi? Thông thường thời điểm vàng để mẹ cho bé tập ăn dặm là vào lúc bé 6 tháng tuổi. Tuy nhiên thời điểm này có thể sớm hơn hoặc muộn hơn tùy thuộc vào mỗi bé. Mẹ nên lưu ý không nên cho bé ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn. Khi trẻ ăn dặm quá sớm có thể khiến trẻ bị đau dạ dày và ảnh hưởng đến vị giác của bé. Ngược lại nếu trẻ ăn dặm quá muộn cũng khiến trẻ rối loạn cấu trúc thức ăn, cơ hàm kém phát triển. Bên cạnh đó khi trẻ ăn dặm muộn khiến trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng do không đủ năng lượng trong ngày. Từ 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không thể cung cấp đủ năng lượng cho bé mà bé cần kết hợp dinh dưỡng ăn dặm.

2. Dấu hiệu cho thấy bé sẵn sàng ăn dặm

Tùy vào thể trạng từng bé mà bố mẹ có thể cho con tập ăn dặm sớm hay muộn hơn 6 tháng. Bố mẹ nên để ý quan sát các dấu hiệu của con để chắc chắn rằng con đã sẵn sàng cho hành trình ăn dặm của mình. Dưới đây là các dấu hiệu cho thấy con đã sẵn sàng cho giai đoạn tập ăn dặm: 

  • Cân nặng tăng gấp đôi so với khi sinh. Đây là dấu hiệu cho thấy bé cần ăn thêm dinh dưỡng ngoài sữa mẹ để đảm bảo trẻ có sự phát triển bình thường.
  • Bé giữ được tư thế ngồi cân bằng, có thể giữ đầu ổn định. Dấu hiệu cho thấy xương bé đang dần phát triển cứng cáp hơn. Vì vậy mẹ cần bổ sung đa dạng dinh dưỡng từ các món ăn dặm để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho con.
  • Bé biết cách tự lấy thức ăn và đưa vào miệng.
  • Trẻ có phản xạ đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa. Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ hứng thú với hương vị của các món ăn, vì vậy bố mẹ có thể cho con tập làm quen với thức ăn bằng ăn dặm.

 

3. Dinh dưỡng cho bé tập ăn dặm

Trong giai đoạn tập ăn dặm cho bé, mẹ có thể bắt đầu với các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như bột gạo, khoai tây, cà rốt, bí đỏ.Bên cạnh đó, Việc chia nhỏ thức ăn ra làm nhiều bữa khác nhau sẽ giúp bé làm quen dễ hơn. Mẹ cũng nên đảm bảo rằng thức ăn đã được nghiền nhuyễn hoặc xay nhỏ để tránh bé bị ngạt. Khi bé đã quen với các loại thực phẩm này, mẹ có thể bổ sung dần các loại thực phẩm khác như thịt, cá, trứng, sữa chua, trái cây. Mẹ nên tăng dần số lượng và tần suất cho bé ăn thực phẩm rắn.

Có 4 nhóm dinh dưỡng quan trọng mẹ cần lưu ý để đảm bảo bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho con trong giai đoạn ăn dặm là: tinh bột ( gạo, ngô..), chất đạm ( thịt, cá, trứng, sữa..), chất béo(lạc vừng, mỡ động vật…), nhóm chất xơ và vitamin(các loại rau, củ, hoa quả tươi,..) Mẹ nên lưu ý để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để con phát triển một cách toàn diện.

4. Cách tập ăn dặm khoa học cho con

Thông thường, cách ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi sẽ không khác nhiều với cách ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi. Vì vậy, dưới đây là tổng hợp các nguyên tắc cho bé trong giai đoạn tập ăn dặm:

Cho bé ăn dặm từ ít đến nhiều dần

Khi mới tập ăn dặm, trẻ sẽ lạ lẫm và cần thời gian để tập thích nghi những loại thức ăn mới khác sữa mẹ. Vì vậy mẹ nên tập cho con ăn lượng ít trong khoảng 3 bữa đầu tiên rồi tăng dần. Lượng thức ăn trong những bữa ăn đầu tiên mẹ nên cho con ăn từ 5 – 10ml thức ăn và tăng dần lượng thức ăn để dạ dày và hệ tiêu hóa của bé tập thích nghi và làm quen loại thức ăn mới khác với sữa mẹ. Mẹ lưu ý tăng dần lượng thức ăn và cả số bữa ăn trong ngày cho bé.

Cho bé ăn dặm từ lỏng đến đặc

Một lưu ý quan trọng khi cho bé tập ăn dặm là mẹ nên cho bé ăn từ dạng lỏng đến dạng đặc. Trong khoảng 2 – 3 bữa ăn dặm đầu mẹ nên cho bé ăn bột loãng để bé tập làm quen với thức ăn. Sau đó, mẹ tăng dần độ thô lên từ bột đến cháo rây, cháo nguyên hạt, cơm nát,… để trẻ từ từ quen dần với thức ăn.

Ăn từ ngọt đến mặn

Nhiều trẻ sợ ăn dặm vì không quen với vị mặn của các món ăn dặm từ cá, gà, bò… Bé đang quen với vị ngọt của sữa mẹ khi mẹ đột ngột cho bé ăn dặm các món có vị mặn sẽ khiến bé cảm thấy sợ hãi và không hợp tác khi ăn. Vì vậy, mẹ nên tập cho bé bắt đầu tập ăn từ thực đơn ăn dặm có  các thực phẩm có vị ngọt tự nhiên như khoai lang, táo, chuối… bé sẽ không cảm thấy bị thay đổi quá đột ngột khi tập ăn dặm. Sau đó, mẹ dần dần cho con tập làm quen và tập ăn các món chứa rau, cá, thịt,…

Các phương pháp tập ăn dặm phổ biến cho con:

Phương pháp ăn dặm truyền thống: Đây là phương pháp được áp dụng từ bao đời nay. Phương pháp này rất dễ thực hiện, mẹ chỉ cần cho bé ăn bột kết hợp với thịt, cá, và rau củ xay nhuyễn, dần dần mẹ chuyển dần sang cháo nguyên hạt và cơm. Ưu điểm  của ăn dặm truyền thống là cách thực hiện vô cùng đơn giản, bé dễ dàng tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên hạn chế của phương pháp này là vì thức ăn đều xay nhuyễn nên bé không phân biệt được các loại thức ăn, không thấy hứng thú khi ăn dặm. Phương pháp này phù hợp cho mọi bé đang trong độ tuổi ăn dặm và mẹ rất dễ dàng chuẩn bị cho con.

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật: Phương pháp này thường được áp dụng cho trẻ từ 5 – 6 tháng tuổi. Mẹ pha loãng cháo với tỉ lệ 1: 10 và tăng dần độ thô của cháo. Bên cạnh đó các loại thực phẩm rau xanh, thịt, cá cũng được mẹ tập cho con tăng dần độ thô. Ưu điểm của phương pháp này là bé phân biệt được các hương vị đồ ăn và các loại đồ ăn khác nhau, tạo hứng thú cho con khi ăn. Tuy nhiên, việc chuẩn bị các loại đồ ăn này khiến mẹ mất rất nhiều thời gian và bé cần nhiều thời gian để tập làm quen với việc ngồi ăn, cầm thìa…Phương pháp này phù hợp với mẹ có nhiều thời gian cho con vì tính tỉ mỉ trong khâu chuẩn bị. Mẹ cần lưu ý sắp xếp thời gian biểu hợp lý khi chuẩn bị cho con. 

Phương pháp ăn dặm cho bé tự chỉ huy: Đây là phương pháp bé được toàn quyền quyết định ăn gì và ăn như thế nào, ăn món gì trước, món gì sau mà không có sự can thiệp của người lớn. Ưu điểm của phương pháp này là là giúp con phát triển kỹ năng, phát triển các giác quan, tạo tính tự lập, giảm nguy cơ béo phì, giúp trẻ tăng cảm xúc trong ăn uống. Phù hợp với tất cả các bé trong giai đoạn ăn dặm.

Bên cạnh đó, mẹ có thể tham khảo thêm các sản phẩm ăn dặm trên thị trường để đa dạng các món ăn, kích thích hứng thú và tạo cảm giác thèm ăn cho con. Cháo ăn dặm Burine với thành phần hơn 90% từ sữa nguyên chất kết hợp với các hạt cháo nhuyễn, mịn phù hợp cho mọi giai đoạn ăn dặm đặc biệt là giai đoạn tập ăn dặm. Bên cạnh đó, cháo có 2 vị là vị vani và vị bích quy rất dễ ăn, phù hợp với vị giác của trẻ nhỏ. Mẹ có thể sử dụng cháo Burine thay cho bữa chính của con để con có những khởi đầu ăn dặm thật thú vị mẹ nhé.

 

 

Bài Viết Liên Quan

21/10/2024

Việc bé bú ti mẹ song song với bú bình là một lựa chọn phổ biến mà nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng để linh hoạt hơn trong quá trình chăm sóc con. Đây là cách giúp bé vẫn nhận được dinh dưỡng từ sữa mẹ nhưng mẹ cũng có thêm thời gian cho công việc và những hoạt động cá nhân. Tuy nhiên, việc áp dụng thành công phương...

Xem thêm...

23/05/2024

Bé biếng ăn là một trong những vấn đề dinh dưỡng mà ba mẹ thường gặp phải và lo lắng. Để khắc phục tình trạng này, các bậc phụ huynh cần nắm rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp. Burine sẽ chia sẻ thực đơn cho bé 10 tháng biếng ăn trong bài viết dưới đây. Tổng quan về nhu cầu dinh dưỡng của bé 10 tháng tuổi...

Xem thêm...

23/05/2024

Ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng là một trong những phương pháp chăm sóc bé được các bậc phụ huynh quan tâm và ưa chuộng. Hãy cùng Burine khám phá cách xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6-7 tháng tuổi trong bài viết dưới đây. Trong giai đoạn 6 tháng tuổi, việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé...

Xem thêm...