Tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh như thế nào khoa học, đúng cách luôn là nỗi băn khoăn của nhiều bà mẹ khi có con trong giai đoạn này. Bởi bé yêu trong giai đoạn sơ sinh luôn rất dễ bị tác động bởi các yếu tố từ môi trường bên ngoài như khí hậu, thời tiết, chế độ dinh dưỡng,… Hãy cùng Burine tìm hiểu một số cách tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi trong bài viết sau!
Trẻ sơ sinh có sức đề kháng và hệ miễn dịch chưa thực sự hoàn thiện nên rất dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn, virus, từ đó khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn. Sau đây là một số bệnh thường gặp ở trẻ mà ba mẹ cần phải biết khi giao mùa để có cách phòng tránh phù hợp.
Đây là một trong những bệnh về đường hô hấp phổ biến mà trẻ sơ sinh nào cũng có thể gặp phải trong giai đoạn đầu đời. Bệnh viêm phế quản thường xuất hiện ở trẻ em khi thời tiết có sự thay đổi đột về nhiệt độ, nhất là ở các thời điểm giao từ mùa nóng sang mùa lạnh hoặc mùa nắng sang mùa mưa.
Ba mẹ cần biết được các bệnh thường gặp để có phương pháp tăng đề kháng cho trẻ dưới 1 tuổi phù hợp
Biểu hiện của viêm phế quản ở trẻ em thường là ho, rát họng, khó thở, trẻ thở khò khè và đi kèm với đờm, nước mũi. Mặc dù bệnh này khá phổ biến nhưng cũng rất nguy hiểm, nếu ba mẹ không quan tâm và đưa trẻ đến trung tâm y tế hoặc các sĩ chuyên khoa nhi để được thăm khám và điều trị kịp thời thì hậu quả sẽ rất khó lường.
Hãy đưa trẻ đến trung tâm y tế hoặc bác sĩ chuyên khoa khi thấy có dấu hiệu ho kéo dài kèm với đờm trắng hoặc vàng để được uống thuốc giảm triệu chứng và ngăn ngừa bệnh trở nặng.
Khi bước vào giai đoạn giao mùa, tình trạng tiêu chảy vẫn có thể xảy ra nếu sức đề kháng của trẻ không đủ tốt. Biểu hiện điển hình nhất của bệnh tiêu chảy thường là nôn trớ trước khi tiêu chảy vài ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể đi kèm với sốt, ho nên ba mẹ thường bị nhầm lẫn với bệnh viêm mũi họng hay bệnh về đường hô hấp.
Bệnh tiêu chảy thường kéo dài từ 5 đến 7 ngày và khiến trẻ bị mất nhiều nước, đồng thời gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu ba mẹ không biết cách xử lý kịp thời.
Cách tốt nhất để giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của bệnh tiêu chảy thì ba mẹ nên bù nước cho con và đưa đến trung tâm y tế, bệnh viện để được thăm khám và xử trí kịp thời.
Bệnh tiêu chảy thường khiến trẻ bị mất nước và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời
Bên cạnh viêm phế quản thì bệnh viêm đường hô hấp cũng rất dễ xảy ra với trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Bởi bệnh này thường bị lây qua nhiễm qua đường nước bọt, đường miệng, đồ ăn hằng ngày.
Biểu hiện thường gặp nhất của trẻ khi mắc bệnh viêm đường hô hấp có thể kể đến như đau họng, đau đầu, sốt cao, mệt mỏi, chán ăn.
Lúc này, ba mẹ cần tìm cách tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh và khắc phục kịp thời để hạn chế những nguy cơ khó lường.
Cảm cúm cũng là một trong các bệnh về đường hô hấp rất dễ gặp ở trẻ sơ sinh. Do sức đề kháng của trẻ trong giai đoạn này khá kém nên không đủ sức để kháng lại sự tấn công của virus lây nhiễm qua đường hô hấp.
Dấu hiệu dễ thấy nhất ở trẻ bị bệnh cảm cúm đó là đau họng, ho đi kèm sổ mũi, sốt cao, ăn kém,…
Dấu hiệu này rất dễ bị nhầm lẫn với những loại bệnh về đường hô hấp khác, vì vậy, ba mẹ cần đưa trẻ đến trung tâm y tế, bệnh viện hoặc bác sĩ chuyên khoa nhi để được thăm khám và kê toa kịp thời.
Bệnh cảm cúm rất dễ gặp ở trẻ sơ sinh do nhiễm virus và thường bị nhầm lẫn triệu chứng với các bệnh về đường hô hấp khác
Làn da của trẻ sơ sinh khá nhạy cảm nên rất dễ gặp phải tình trạng dị ứng khi thời tiết thay đổi. Biểu hiện của trẻ bị dị ứng thường thấy nhất đó là da nổi mẩn, ăn kém và thường xuyên quấy khóc vì cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu.
Ba mẹ cần đưa con đến các bác sĩ chuyên khoa da liễu để được kiểm tra, xác định chính xác nguyên nhân và khắc phục kịp thời.
Như đã đề cập, trong giai đoạn sơ sinh, trẻ thường có sức đề kháng khá kém, dễ bị tác động bởi các yếu tố từ môi trường bên ngoài, đặc biệt là sự thay đổi khí hậu đột ngột và thất thường.
Chính vì vậy, ba mẹ cần có những biện pháp tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh đúng cách, phù hợp để trẻ có đầy đủ sức khỏe và phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí não.
Sau đây là một số cách tăng để kháng cho trẻ sơ sinh bằng chế độ dinh dưỡng hằng ngày mà ba mẹ có thể tham khảo.
Tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh bằng dinh dưỡng là cách tốt nhất
Cho trẻ uống nước đầy đủ là điều vô cùng quan trọng mà ba mẹ cần phải quan tâm khi có con đang trong giai đoạn sơ sinh. Bởi nước sẽ giúp tăng cường trao đổi chất, làm chất xúc tác giúp cơ thể trẻ loại bỏ những chất dư thừa hay độc tố có hại
Tuy nhiên, trẻ ở độ tuổi từ 0 đến 6 tháng tuổi thì chưa cần phải cho uống nước mà chỉ nên cho bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Khi bước sang tháng thứ 6 trở đi, cơ thể của trẻ cần nạp nhiều năng lượng hơn, trong khi đó, sữa mẹ lúc này cũng không còn đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Vì vậy, bên cạnh việc cho con bú thì mẹ hãy bổ sung thêm thực đơn ăn dặm và một lượng nước khoảng 200 – 300ml mỗi ngày.
Các bé từ 1 tuổi trở đi thì ba mẹ có thể cho con uống nước tùy theo nhu cầu và hướng dẫn tự cầm cốc uống để tạo sự thích thú, đồng thời rèn luyện khả năng tự lập ngay từ khi còn nhỏ.
Cho trẻ uống nước đầy đủ là cách tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh trên 6 tháng tốt nhất
Như đã đề cập, khi bước sang tháng thứ 6, cơ thể của trẻ sẽ cần bổ sung nhiều năng lượng, dinh dưỡng hơn, trong khi sữa mẹ thì không thể đáp ứng đầy đủ. Vì vậy, việc bắt đầu cho trẻ ăn dặm chính là cách tốt nhất để bổ sung dinh dưỡng.
Tuy nhiên, tùy vào từng độ tuổi và giai đoạn phát triển khác nhau mà ba mẹ có thể xây dựng chế độ ăn dặm sao cho phù hợp.
Một điều lưu ý quan trọng trong giai đoạn ăn dặm mà ba mẹ không thể bỏ qua đó là chỉ nên cho trẻ làm quen với thức ăn một cách từ từ, không thúc ép và không dùng các hình thức dỗ ăn bằng phim ảnh, đi rong,… Điều này sẽ giúp trẻ làm quen dần với hương vị đầu đời từ món ăn với sự thích thú mà không gặp quá nhiều áp lực, sợ hãi.
Nên tập cho trẻ ăn dặm theo từng giai đoạn để hệ tiêu hóa có thể làm quen dần
Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa là một cách tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh hữu hiệu mà bà mẹ nào cũng phải quan tâm.
Gợi ý tuyệt vời để tăng hiệu suất hoạt động của hệ tiêu hóa đó là cho trẻ ăn sữa chua, bổ sung cốm tiêu hóa hoặc thức uống chứa lợi khuẩn. Đường lactose trong sữa chua sẽ được chuyển hóa thành axit lactic, nhằm tạo môi trường tiêu hóa lý tưởng trong đường ruột.
Việc sử dụng sữa chua hằng ngày sau các bữa ăn chính có thể giúp hạn chế tối đa tình trạng rối loạn tiêu hóa và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột như tiêu chảy, táo bón, chướng bụng, đầy hơi,…
Tuy nhiên, trẻ sơ sinh ở độ tuổi từ 0 đến 6 tháng chỉ cần bú sữa mẹ hoặc sử dụng sữa công thức là đủ mà không cần bổ sung thêm sữa chua trong thực đơn hằng ngày. Khi đã bước sang tháng thứ 6 trở đi, hệ tiêu hóa của trẻ phải tiếp nhận nhiều loại thức ăn hơn, vì vậy, ba mẹ nên cho con sử dụng thêm các thực phẩm có lợi.
Nên bổ sung các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như sữa chua, men tiêu hóa khi trẻ đã bước sang tháng thứ 6
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiếtyếu và cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sữa mẹ không chỉ cung cấp dinh dưỡng, năng lượng cho trẻ hoạt động mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ trong 6 tháng đầu đời.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, ở những trẻ bú mẹ đủ ít nhất 6 tháng trở lên thường có hệ miễn dịch tốt hơn.
Tuy nhiên, để chất lượng sữa mẹ được tốt nhất thì mẹ nên bổ sung vào thực đơn các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, không nên uống rượu bia, hút thuốc lá hoặc ăn đồ cay, nóng hoặc có mùi nồng.
Trên thực tế, có nhiều bà mẹ nghĩ rằng phải ăn thật nhiều chất bổ để con được phát triển tốt nhất khi bú sữa mẹ, điều này không hoàn toàn chính xác. Bởi việc nạp vào cơ thể quá nhiều chất dinh dưỡng với hàm lượng calo cao sẽ khiến mẹ bị dư thừa năng lượng dẫn đến tăng cân. Hãy xây dựng chế độ ăn hợp lý, đủ dinh dưỡng, năng lượng để vừa có sức khỏe tốt, vừa góp phần tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh nhé!
Nên duy trì thói quen cho trẻ bú mẹ ngay cả khi đã bước sang độ tuổi ăn dặm để tăng cường hệ miễn dịch
Rau củ, trái cây là nguồn dinh dưỡng từ thiên nhiên quan trọng mà bé cần phải bổ sung ngay từ khi mới tập ăn dặm. Hàm lượng chất xơ cao cùng các vitamin, khoáng chất dồi dào trong các loại rau xanh, củ quả giúp tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh trong giai đoạn từ 6 tháng trở lên.
Bên cạnh đó, các loại rau củ, hoa quả có màu đỏ, cam còn giúp tăng cường trí nhớ, thị lực. Rau xanh cung cấp lượng lớn vitamin C cùng khoáng chất vi lượng sắt, giúp bổ máu và tăng cường sức đề kháng.
Ngoài ra, các loại rau có màu trắng và nâu trong hành, tỏi cũng rất có lợi cho mắt, giúp điều hòa trạng thái tâm lý, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
Trong khi đó, rau củ, hoa quả có màu tím như nho đen, mâm xôi, mận, anh đào có thể hỗ trợ tăng cường hiệu suất hoạt động của hệ tiêu hóa, đồng thời còn có tác dụng đặc biệt cho trí não.
Rau củ, trái cây là nguồn dinh dưỡng thiết yếu giúp tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh
Vì vậy, khi con bước sang giai đoạn ăn dặm, ba mẹ hãy đa dạng hóa các món cháo dinh dưỡng cho bé với nhiều loại rau củ, hoa quả khác nhau. Điều này vừa tăng cảm giác thích thú, tò mò với những hương vị đầu đời của trẻ, vừa tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, ba mẹ cũng đừng quên bổ sung thêm đạm từ thịt, cá, trứng, sữa và vẫn duy trì cho con bú trong giai đoạn này nhé!
Kẽm, Selen, vitamin A, C là những khoáng chất vô cùng cần thiết cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là trong việc tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh. Ba mẹ có thể bổ sung khoáng chất kẽm, selen, vitamin A, C cho con trong các loại thực phẩm như hải sản, thịt bò, thịt lợn nạc, nấm, rau chân vịt, cao cao, ngũ cốc,…
Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh nhờ khả năng chống lại quá trình oxy hóa, thúc đẩy sản sinh tế bào mới, hỗ trợ tối đa cho quá trình phát triển của trẻ.
Uống trà cốm Burine từ tháng thứ 4 trở đi giúp trẻ bổ sung hàm lượng vitamin C và khoáng chất
Vitamin C thường có mặt trong các loại rau củ nhủ súp lơ, cam, chanh, ổi, dứa,… Tuy nhiên, hàm lượng sẽ không thực sự đủ nhiều khi kết hợp với các loại thực phẩm khác trong giai đoạn ăn dặm. Trong khi trẻ chỉ có thể uống một lượng nhỏ nước ép trái cây giàu vitamin C trong ngày.
Việc chuẩn bị các bữa ăn dặm và làm nước ép cho con trong các bữa ăn dặm đôi khi thật khó khăn đối với các bà mẹ bận rộn. Vì vậy, Burine đã cho ra đời sản phẩm trà cốm tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh Burine với nhiều hương vị khác nhau được pha theo công thức tiêu chuẩn, hoàn toàn phù hợp với hệ tiêu hóa và sự phát triển của trẻ em Việt Nam.
Trà cốm tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh Burine có nhiều hương vị như hoa tầm xuân – việt quất, lê – bạc hà, dâu tây, mâm xôi, táo tây, cam Nam Mỹ vô cùng thơm ngon sẽ khiến bé thích mê ngay từ lần thử đầu tiên.
Bên cạnh đó, Burine còn có trà cốm vị thì là dành cho trẻ sơ sinh có chiết xuất từ lá thì là tự nhiên, bổ sung thêm hàm lượng glucose, maltodextrin, vitamin C giúp cung cấp nhiều dưỡng chất cho trẻ trong các bữa phụ trong ngày. Trà cốm vị thì là có khả năng làm sạch cặn sữa, hôi miệng cho trẻ sơ sinh, đặc biệt dành cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa, thường xuyên bị khó tiêu, đầy hơi hay táo bón. Cho trẻ sử dụng trà cốm thì là hằng ngày cũng có thể cung cấp một lượng vitamin C nhất định, từ đó giúp tăng sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh vặt như cảm, chân tay miệng khi thời tiết thay đổi,…
>> Tham khảo thêm sản phẩm trà cốm Burine vị thì là dành cho trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên.
Trà giải nhiệt Burine hương vị táo tây được bày bán tại hệ thống siêu thị, cửa hàng mẹ và bé
Trà cốm tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh Burine không chỉ cung cấp hàm lượng vitamin C dồi dào mà còn giúp làm mát, thanh lọc cơ thể, hỗ trợ xương và răng chắc khỏe, hỗ trợ giảm táo bón,…
Đặc biệt, cả gia đình cũng có thể sử dụng trà cốm hoa quả Burine để tăng cường sức đề kháng.
Tuy nhiên, sản phẩm chỉ phù hợp cho trẻ sơ sinh từ 4 tháng trở lên, ba mẹ không nên cho trẻ dùng quá sớm nhé!
Sản phẩm hiện đang được bán tại hệ thống các cửa hàng mẹ và bé, siêu thị như Bibomart, Concung.com, Kids Plaza,… và các kênh thương mại điện tử như Shopee, Lazada.
Ngoài dinh dưỡng thì chế độ sinh hoạt hằng ngày cũng góp phần tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh. Sau đây là một số lưu ý quan trọng mà ba mẹ cần quan tâm nếu muốn bảo vệ sức khỏe cho bé yêu của mình một cách tốt nhất!
Chế độ sinh hoạt hợp lý, đúng khoa học là “chìa khóa” giúp tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh
Tiêm phòng là phương pháp tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh tốt nhất ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Một số bệnh như viêm gan siêu vi, viêm não, bạch hầu, uốn ván, ho gà, thủy đậu, sởi,… hiện nay đều có vắc xin phòng bệnh. Vì vậy, hãy theo dõi và đưa trẻ đi tiêm định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Một điều quan trọng cần lưu ý đó là chỉ nên cho trẻ tiêm khi đã đủ ngày, đủ tháng tuổi tương ứng với mũi vắc xin đó, không nên cho tiêm quá sớm hoặc để quá lâu sẽ ảnh hưởng đến khả năng hình thành hệ miễn dịch của cơ thể.
Ngoài ra, ba mẹ cũng không được tự ý cho con uống thuốc kháng sinh khi chưa có sự chỉ định và hướng dẫn từ các bác sĩ chuyên khoa. Bởi việc dùng kháng sinh không đúng liều có thể dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh, gây suy giảm hệ miễn dịch đáng kể.
Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ sơ sinh là cách tốt nhất để ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm trong suốt cuộc đời
Môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, có nhiều ánh sáng tự nhiên sẽ là điều kiện tốt nhất để trẻ phát triển một cách toàn diện.
Hãy thường xuyên dọn dẹp, giặt giũ ga giường, rèm, ghế sofa, thảm trải sàn nơi bé thường xuyên vui chơi, sinh hoạt để ngăn ngừa tối đa các bệnh về đường hô hấp hay suy giảm hệ miễn dịch.
Bên cạnh đó, hãy thường xuyên làm sạch, khử khuẩn đồ chơi của bé, vì ở giai đoạn đầu đời, bé thường rất thích khám phá, tò mò và đưa đồ chơi, đồ vật lên miệng ngậm.
Thời gian ngủ thích hợp của trẻ trong từng giai đoạn phát triển sẽ hoàn toàn không giống nhau. Nếu như người lớn cần 6 đến 8 tiếng để ngủ mỗi ngày thì trẻ sơ sinh cần nhiều hơn thế, cụ thể như sau:
– Trẻ từ 1 đến 4 tuần có thời gian ngủ từ 15 đến 18 tiếng mỗi ngày, mỗi giấc ngủ kéo dài từ 2 đến 4 giờ. Lúc này, trẻ chưa hình thành “đồng hồ sinh học” nên các giấc ngủ thường không theo chu kỳ ngày, đêm.
Trẻ cần ngủ đủ giấc để thúc đẩy sự phát triển về thể chất lẫn trí não
– Trẻ từ 1 đến 4 tháng cần khoảng 14 đến 15 tiếng mỗi ngày để ngủ. Chu kỳ ngủ có thể sẽ ít lại nhưng mỗi lần sẽ kéo dài từ 4 đến 6 giờ. Đồng thời có xu hướng ngủ nhiều hơn vào buổi tối.
– Trẻ từ 4 tháng đến 1 tuổi trẻ cần được ngủ khoảng 15 tiếng mỗi ngày, một số trẻ khi bước sang tháng 11 chỉ ngủ được 12 giờ. Đây cũng là lúc trẻ bắt đầu hình thành đồng hồ sinh học và thói quen ngủ, ba mẹ hãy lưu ý và giúp con rèn luyện nhé!
Trẻ cần có những hoạt động chân, tay phù hợp ở môi trường bên ngoài để tăng khả năng thích nghi, tăng cường sức đề kháng, phòng tránh được các bệnh về đường hô hấp phổ biến.
Đặc biệt, trẻ dưới 5 tuổi cần được tắm nắng mỗi sáng để hấp thu vitamin D, từ đó phòng chống bệnh còi xương.
Cho trẻ vận động nhẹ nhàng, hợp lý mỗi ngày để tăng cường trao đổi chất, đồng thời tạo khả năng thích nghi với môi trường
Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm vô cùng hữu ích mà ba mẹ cần quan tâm khi tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh. Bởi trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch rất non nớt, dễ bị tấn công bởi các yếu tố từ môi trường bên ngoài, vì vậy, có các biện pháp tăng đề kháng phù hợp sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, đồng thời hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. Ngoài ra, ba mẹ có thể liên hệ ngay cho Burine qua hotline hoặc truy cập website để được tư vấn về các sản phẩm trà cốm tăng đề kháng sớm nhất!
21/10/2024
Việc bé bú ti mẹ song song với bú bình là một lựa chọn phổ biến mà nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng để linh hoạt hơn trong quá trình chăm sóc con. Đây là cách giúp bé vẫn nhận được dinh dưỡng từ sữa mẹ nhưng mẹ cũng có thêm thời gian cho công việc và những hoạt động cá nhân. Tuy nhiên, việc áp dụng thành công phương...
Xem thêm...23/05/2024
Bé biếng ăn là một trong những vấn đề dinh dưỡng mà ba mẹ thường gặp phải và lo lắng. Để khắc phục tình trạng này, các bậc phụ huynh cần nắm rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp. Burine sẽ chia sẻ thực đơn cho bé 10 tháng biếng ăn trong bài viết dưới đây. Tổng quan về nhu cầu dinh dưỡng của bé 10 tháng tuổi...
Xem thêm...23/05/2024
Ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng là một trong những phương pháp chăm sóc bé được các bậc phụ huynh quan tâm và ưa chuộng. Hãy cùng Burine khám phá cách xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6-7 tháng tuổi trong bài viết dưới đây. Trong giai đoạn 6 tháng tuổi, việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé...
Xem thêm...