4 SAI LẦM CỦA MẸ KHI TRẺ BỊ SỐT CAO

18/08/2021

Luống cuống khi trẻ ốm sốt cao là vấn đề thường gặp ở nhiều bà mẹ trẻ thiếu kinh nghiệm. Cùng Burine điểm danh 4 sai lầm mà các bà mẹ thường mắc phải khi chăm sóc con bị sốt nhé!

4 sai lầm mẹ mắc phải khi trẻ ốm sốt

Ủ ấm khi trẻ ốm sốt cao

Với suy nghĩ cho trẻ đổ mồ hôi nhanh để giảm sốt, nhiều bà mẹ cho con mặc nhiều quần áo, trùm chăn bông khi trẻ sốt. Điều này dẫn đến kết quả hoàn toàn trái ngược là nhiệt độ cơ thể bé tăng lên nhanh chóng và có nguy cơ co giật. Khi trẻ sốt cao mẹ nên nới rộng quần áo của trẻ, cho trẻ mặc đồ thoải mái, xoa tay và chân cho trẻ.

Không tắm khi trẻ ốm sốt

Khi con sốt, nhiều bà mẹ thường kiêng kị không cho bé tắm. Trên thực tế, tắm nước ấm là phương pháp hữu hiệu để giảm sốt cho trẻ. Mẹ nên dùng nước ấm vừa phải, tốt nhất là nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ của bé khoảng 2 độ C và duy trì nhiệt độ này trong suốt thời gian tắm. Mẹ tắm cho bé trong khoảng 5 phút sau đó lau khô và cho bé mặc đồ thông thoáng. Ngoài ra mẹ cũng có thể dùng nước ấm lau người cho bé ở các khu vực nách, cổ, bẹn, lưng.

Chú ý: Với các trường hợp trẻ vừa tiêm phòng xong hoặc cơ thể bị tổn thương, chốc lở, trẻ đang bị cảm lạnh, nôn nhiều, tiêu chảy, trẻ mới ăn no xong thì không nên cho trẻ tắm.

sai lầm của mẹ khi trẻ ốm sốt

Sử dụng thuốc giảm sốt không đúng

Trẻ sốt bao nhiêu độ thì cần uống thuốc giảm sốt? Nhiều bà mẹ cho con uống thuốc giảm sốt ngay khi thấy con bị sốt. Tuy nhiên trẻ sốt dưới 38 độ C thì rất ít khi dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng nên không cần uống thuốc giảm sốt vì không có lợi cho việc bình phục và ảnh hưởng không tốt cho gan, thận của trẻ. Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C, mẹ nên cho bé uống thuốc giảm sốt và cho bé khám bác sĩ. Trong trường hợp trẻ có tiền sử co giật thì nên cẩn thận giảm sốt cho trẻ, khi trẻ sốt đến 38 độ C cũng có thể cho uống thuốc giảm sốt luôn.

Sử dụng thuốc giảm sốt không hề đơn giản, đặc biệt là với trẻ dưới 3 tháng tuổi. Trẻ có cân nặng càng nhỏ thì lượng thuốc giảm sốt càng cần phải đặc biệt lưu ý để tránh mất nước và tổn thương cho dạ dày, đường ruột.

Tiêm, truyền thuốc

Trong trường hợp trẻ sốt cao trong thời gian dài, ăn uống khó khăn, khó uống thuốc thì mẹ có thể cho bé tiêm, truyền thuốc để bổ sung nước, dễ giảm sốt.

Tuy nhiên tránh lạm dụng tiêm, truyền thuốc khi không cần thiết vì chưa chắc tiêm đã làm giảm sốt nhanh mà còn khiến trẻ đau đớn, tốn thời gian và chi phí.

Chúc bé yêu nhà mẹ luôn khỏe mạnh!

Bài Viết Liên Quan

25/12/2023

Trẻ biếng ăn chậm tăng cân là một trong những vấn đề quan trọng mà ba mẹ luôn lo lắng. Hãy cùng Burine tìm hiểu những nguyên nhân và giải pháp giúp mẹ vượt qua vấn đề này, để con phát triển một cách toàn diện và khỏe mạnh. Nguyên nhân dẫn đến bé biếng ăn chậm tăng cân?   Tình trạng biếng ăn và tăng cân chậm ở trẻ có thể...

Xem thêm...

19/12/2023

Hệ tiêu hóa của trẻ là một phần quan trọng cho sự phát triển và sức khỏe của trẻ. Bài viết này sẽ chia sẻ những thông tin về hệ tiêu hóa của trẻ và bí quyết giúp mẹ cải thiện hệ tiêu hóa cho bé. Hãy cùng Burine khám phá! Đặc điểm hệ tiêu hóa của trẻ Hệ tiêu hóa là một phần không thể thiếu trong quá trình...

Xem thêm...

14/12/2023

Sức khỏe của đường hô hấp là yếu tố then chốt quyết định đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Trong môi trường ngày càng ô nhiễm, tác hại của bụi mịn đối với hệ hô hấp của bé là một thách thức ngày càng lớn. Để bảo vệ sức khỏe của bé, chúng ta cần áp dụng những giải pháp an toàn và hiệu quả. Hãy khám...

Xem thêm...